18 giờ chiều 22/10 (theo giờ Việt Nam), tại một cuộc họp báo ở Thụy Sĩ, Liên đoàn Xe đạp quốc tế (UCI) sẽ công bố quyết định của họ về vụ Lance Amstrong.
Liệu một trong những huyền thoại của thể thao thế giới này có vãn hồi được danh dự hay sẽ chính thức trở thành "kẻ lừa đảo" xuất sắc nhất lịch sử, bị cấm thi đấu trọn đời cũng như bị tước bảy danh hiệu vô địch Tour de France lừng lẫy?
Câu chuyện về Amstrong và doping đang không chỉ là cuộc khủng hoảng của một cá nhân mà còn hơn thế, nó là nỗi đau của cả một môn thể thao tốc độ. Từ rất lâu, đua xe đạp luôn bị ám ảnh bởi bóng ma doping và rất có thể vụ Amstrong sẽ là cú đấm chót hạ gục hoàn toàn danh tiếng lẫn tương lai của môn này.
Đầu tháng 10, Cơ quan phòng chống doping của Mỹ (USADA) tung ra báo cáo gây sốc dày hơn 1.000 trang, đầy ắp chứng cứ và các lời khai mà đáng chú ý nhất trong đó có lời khai của 11 cựu đồng đội với Amstrong ở đội đua Bưu điện Mỹ.
Đây chính là căn cứ để USADA hồi tháng Tám ra cáo buộc Amstrong sử dụng chất kích thích, cấm cuarơ này thi đấu trọn đời cũng như cho rằng UCI cần tước bỏ tất cả các vinh quang mà Amstrong từng đạt được, trong đó có kỷ lục bảy lần vô địch Tour de France.
USADA kết luận Amstrong cùng đội Bưu điện Mỹ đã thực hiện "một chương trình doping chuyên nghiệp, tinh vi và thành công nhất trong lịch sử thể thao thế giới. Amstrong không đơn thuần là sử dụng doping. Anh ta còn cung cấp cho các đồng đội. Anh ta không chỉ là một phần trong văn hóa doping của đội mà còn mở rộng nó."
Trong khi danh tiếng và sự nghiệp đang chao đảo, ngày 21/10, Amstrong phát biểu trước 4.300 tay đua tham dự một cuộc đua từ thiện tổ chức tại quê nhà của huyền thoại này là Austin, Texas, Mỹ: "Rõ ràng đây là vài tuần lễ đầy khó khăn đối với tôi".
Nếu UCI đồng ý với những kết luận của USADA, một huyền thoại sẽ "qua đời" trong ô nhục. Nếu UCI bác bỏ báo cáo và những trừng phạt mà USADA đưa ra, câu chuyện cũng vẫn chưa kết thúc. USADA sẽ kháng cáo lên Tòa án trọng tài thể thao quốc tế (CAS).
Kể từ khi USADA gây chấn động bằng báo cáo dày cộm trên, các nhà tài trợ tháo chạy khỏi Amstrong. Bản thân Amstrong đã buộc phải từ chức Chủ tịch Quỹ từ thiện Livestrong mà anh thành lập năm 1997.
Livestrong là quỹ mang mục đích giúp đỡ, hỗ trợ các bệnh nhân ung thư, động viên họ tự tin, mạnh mẽ theo tấm gương Amstrong từng vượt qua căn bệnh tử thần này để chinh phục đỉnh cao đua xe đạp thế giới. Rõ ràng trong bối cảnh hình ảnh Amstrong đang u ám như hiện nay, động thái từ chức đó là cần thiết khi Livestrong vẫn đang có ý nghĩa cao đẹp, đã quyên góp được tới 500 triệu USD.
Không chỉ riêng Amstrong mà môn đua xe đạp quốc tế cũng phải hứng chịu những tác động nặng nề từ vụ bê bối này. Ngân hàng Hà Lan Rabobank, nhà tài trợ quen thuộc cho đua xe đạp chuyên nghiệp suốt 17 năm qua, đã quyết định rút lui.
[Các nhà tài trợ cắt hợp đồng với Lance Armstrong]
Thành viên ban quản trị Rabobank, Bert Bruggink nhận xét: "Chúng tôi không còn tin rằng đua xe đạp chuyên nghiệp thế giới sẽ có thể là một môn công bằng, trong sạch. Chúng tôi không nghĩ sẽ có những thay đổi tốt đẹp trong tương lai gần."
Đây có thể xem là một phê phán nặng nề nhằm vào Chủ tịch UCI Pat McQuaid, người đang phải nhận nhiều chỉ trích vì đã để vấn nạn doping lan tràn. Và nếu vậy thì người tiền nhiệm vị trí này, Hein Verbruggen, nghỉ năm 2006, có thể coi là là "bị bịt mắt".
Verbruggen điều hành UCI trong giai đoạn "kỷ nguyên vàng" của Amstrong, quãng thời gian mà theo USADA thì Amstrong cùng các đồng đội dễ dàng qua mặt những cuộc kiểm tra doping.
Thời đó, vinh quang liên tiếp của Amstrong ở Tour de France từ năm 1999 đến 2005 được coi là một câu chuyện đẹp như mơ của một vận động viên phi thường chinh phục được cả bệnh ung thư.
Đây chính là liều "doping tinh thần" giúp môn đua xe đạp vực dậy sau bê bối doping Festina năm 1998 với một loạt cuarơ tên tuổi bị phát hiện sử dụng chất bị cấm erythropoietin (EPO).
Nhưng dường như giờ đây thực tế đang được chứng minh là ngay sau Festina, làng đua xe đạp còn trải qua vụ bê bối khác còn nặng nề và nghiêm trọng hơn rất nhiều. Nếu UCI nhất trí với USADA tước bỏ bảy chức vô địch Tour de France của Amstrong thì giai đoạn 1999-2005 sẽ trở thành một "khoảng trống bê bối" trong lịch sử giải danh giá nhất môn thể thao này.
Thông thường, nếu một nhà vô địch bị tước bỏ vì doping, danh hiệu sẽ thuộc về người thứ nhì. Tuy nhiên, các bằng chứng của USADA cho thấy chỉ trừ một cái tên, tất cả những cuarơ trên bục vinh quang của bảy giải này đều dính dáng đến doping!./.
Liệu một trong những huyền thoại của thể thao thế giới này có vãn hồi được danh dự hay sẽ chính thức trở thành "kẻ lừa đảo" xuất sắc nhất lịch sử, bị cấm thi đấu trọn đời cũng như bị tước bảy danh hiệu vô địch Tour de France lừng lẫy?
Câu chuyện về Amstrong và doping đang không chỉ là cuộc khủng hoảng của một cá nhân mà còn hơn thế, nó là nỗi đau của cả một môn thể thao tốc độ. Từ rất lâu, đua xe đạp luôn bị ám ảnh bởi bóng ma doping và rất có thể vụ Amstrong sẽ là cú đấm chót hạ gục hoàn toàn danh tiếng lẫn tương lai của môn này.
Đầu tháng 10, Cơ quan phòng chống doping của Mỹ (USADA) tung ra báo cáo gây sốc dày hơn 1.000 trang, đầy ắp chứng cứ và các lời khai mà đáng chú ý nhất trong đó có lời khai của 11 cựu đồng đội với Amstrong ở đội đua Bưu điện Mỹ.
Đây chính là căn cứ để USADA hồi tháng Tám ra cáo buộc Amstrong sử dụng chất kích thích, cấm cuarơ này thi đấu trọn đời cũng như cho rằng UCI cần tước bỏ tất cả các vinh quang mà Amstrong từng đạt được, trong đó có kỷ lục bảy lần vô địch Tour de France.
USADA kết luận Amstrong cùng đội Bưu điện Mỹ đã thực hiện "một chương trình doping chuyên nghiệp, tinh vi và thành công nhất trong lịch sử thể thao thế giới. Amstrong không đơn thuần là sử dụng doping. Anh ta còn cung cấp cho các đồng đội. Anh ta không chỉ là một phần trong văn hóa doping của đội mà còn mở rộng nó."
Trong khi danh tiếng và sự nghiệp đang chao đảo, ngày 21/10, Amstrong phát biểu trước 4.300 tay đua tham dự một cuộc đua từ thiện tổ chức tại quê nhà của huyền thoại này là Austin, Texas, Mỹ: "Rõ ràng đây là vài tuần lễ đầy khó khăn đối với tôi".
Nếu UCI đồng ý với những kết luận của USADA, một huyền thoại sẽ "qua đời" trong ô nhục. Nếu UCI bác bỏ báo cáo và những trừng phạt mà USADA đưa ra, câu chuyện cũng vẫn chưa kết thúc. USADA sẽ kháng cáo lên Tòa án trọng tài thể thao quốc tế (CAS).
Kể từ khi USADA gây chấn động bằng báo cáo dày cộm trên, các nhà tài trợ tháo chạy khỏi Amstrong. Bản thân Amstrong đã buộc phải từ chức Chủ tịch Quỹ từ thiện Livestrong mà anh thành lập năm 1997.
Livestrong là quỹ mang mục đích giúp đỡ, hỗ trợ các bệnh nhân ung thư, động viên họ tự tin, mạnh mẽ theo tấm gương Amstrong từng vượt qua căn bệnh tử thần này để chinh phục đỉnh cao đua xe đạp thế giới. Rõ ràng trong bối cảnh hình ảnh Amstrong đang u ám như hiện nay, động thái từ chức đó là cần thiết khi Livestrong vẫn đang có ý nghĩa cao đẹp, đã quyên góp được tới 500 triệu USD.
Không chỉ riêng Amstrong mà môn đua xe đạp quốc tế cũng phải hứng chịu những tác động nặng nề từ vụ bê bối này. Ngân hàng Hà Lan Rabobank, nhà tài trợ quen thuộc cho đua xe đạp chuyên nghiệp suốt 17 năm qua, đã quyết định rút lui.
[Các nhà tài trợ cắt hợp đồng với Lance Armstrong]
Thành viên ban quản trị Rabobank, Bert Bruggink nhận xét: "Chúng tôi không còn tin rằng đua xe đạp chuyên nghiệp thế giới sẽ có thể là một môn công bằng, trong sạch. Chúng tôi không nghĩ sẽ có những thay đổi tốt đẹp trong tương lai gần."
Đây có thể xem là một phê phán nặng nề nhằm vào Chủ tịch UCI Pat McQuaid, người đang phải nhận nhiều chỉ trích vì đã để vấn nạn doping lan tràn. Và nếu vậy thì người tiền nhiệm vị trí này, Hein Verbruggen, nghỉ năm 2006, có thể coi là là "bị bịt mắt".
Verbruggen điều hành UCI trong giai đoạn "kỷ nguyên vàng" của Amstrong, quãng thời gian mà theo USADA thì Amstrong cùng các đồng đội dễ dàng qua mặt những cuộc kiểm tra doping.
Thời đó, vinh quang liên tiếp của Amstrong ở Tour de France từ năm 1999 đến 2005 được coi là một câu chuyện đẹp như mơ của một vận động viên phi thường chinh phục được cả bệnh ung thư.
Đây chính là liều "doping tinh thần" giúp môn đua xe đạp vực dậy sau bê bối doping Festina năm 1998 với một loạt cuarơ tên tuổi bị phát hiện sử dụng chất bị cấm erythropoietin (EPO).
Nhưng dường như giờ đây thực tế đang được chứng minh là ngay sau Festina, làng đua xe đạp còn trải qua vụ bê bối khác còn nặng nề và nghiêm trọng hơn rất nhiều. Nếu UCI nhất trí với USADA tước bỏ bảy chức vô địch Tour de France của Amstrong thì giai đoạn 1999-2005 sẽ trở thành một "khoảng trống bê bối" trong lịch sử giải danh giá nhất môn thể thao này.
Thông thường, nếu một nhà vô địch bị tước bỏ vì doping, danh hiệu sẽ thuộc về người thứ nhì. Tuy nhiên, các bằng chứng của USADA cho thấy chỉ trừ một cái tên, tất cả những cuarơ trên bục vinh quang của bảy giải này đều dính dáng đến doping!./.
(TTXVN)