Câu cá ngừ địa dương là nghề mới của ngư dân Quảng Ngãi, gần đây nhiều tàu cá chuyên làm nghề lưới chuồn ở xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa đã mạnh dạn chuyển sang nghề câu cá ngừ đại dương mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay Quảng Ngãi đã có 31 tàu cá chuyển đổi sang câu cá ngừ đại dương.
Đối với ngư dân chuyên đánh bắt xa bờ, việc chuyển đổi nghề để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn tuy là việc không khó, nhưng lại có ít chủ tàu mạnh dạn thực hiện. Vì ngư dân thường có suy nghĩ làm nghề nào thì nên gắn bó với nghề đó.
Bên cạnh đó, khi chuyển đổi nghề nghiệp, các ngư dân đi bạn với chủ tàu thường không chấp nhận, vì vậy, chủ tàu gặp khó khăn về nhân lực nên phải trở lại nghề cũ. Tuy nhiên, điều đáng mừng là từ đầu năm 2012 đến nay đã có 31 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi chuyển đổi thành công từ nghề lưới chuồn rê sang câu cá ngừ đại dương.
Tại xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa có khoảng 300 tàu hành nghề cá chuồn khơi, từ đầu năm 2012 đến nay, giá thu mua cá chuồn liên tục giảm và thu nhập từ nghề cá chuồn cũng không cao. Trước tình hình trên, các ngư dân ở thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An đã quyết định chuyển đổi sang nghề câu cá ngừ đại dương, đây là một nghề đánh bắt hoàn toàn mới mẻ đối với ngư dân Quảng Ngãi.
Để chuyển đổi sang nghề câu cá ngừ đại dương bằng đèn pha, các ngư dân phải sử dụng hệ thống đèn cao áp cùng với hệ thống điện kích hoạt gắn trên tàu. Trên tàu có hai máy gồm máy tàu và máy tạo nguồn điện.
Theo các ngư dân, chuyển đổi sang nghề câu cá ngừ đại dương rất đơn giản và số tiền đầu tư không quá lớn. Ngược lại, nếu nắm được ngư trường và tập tính di chuyển của cá ngừ đại dương, các ngư dân có thể trúng đậm và có thu nhập cao hơn nhiều so với nghề lưới chuồn trước đây.
Vừa học nghề vừa chuyển đổi, 31 tàu cá của ngư dân ở thôn Tân Mỹ và Tân Thạnh, xã Nghĩa An đã chuyển đổi sang nghề câu cá ngừ đại dương. Những phiên biển đầu tiên là khá thành công.
Ngư dân Huỳnh Văn Lắm, xã Nghĩa An, đã có thâm niên hơn 20 năm làm nghề biển, trong thời gian đi biển của mình, anh đã trải qua nhiều nghề như giã cào, lưới quét, chuồn rê và có mặt khắp các ngư trường của Việt Nam.
Hơn 3 năm trước, anh và một số bạn chài ở địa phương vào Phú Yên làm thuê cho một chủ tàu làm nghề câu cá ngừ đại dương. Thấy nghề này đầu tư ít, công việc lại nhẹ nhàng nhưng bù lại hiệu quả kinh tế rất cao, sau hơn 2 năm đi làm thuê, tháng 4/2012, anh và các bạn chài ở địa phương về quê hùn vốn đầu tư, cải hoán chiếc tàu 200 mã lực để hành nghề câu cá ngừ đại dương.
Anh Lắm cho biết: "Từ ngày hành nghề câu cá ngừ đại dương có chuyến biển thuyền chúng tôi lãi hơn 200 triệu đồng. Hiệu quả của các tàu câu cá ngừ đại dương là do ý chí và kỹ thuật của mỗi người khác nhau."
Ngư dân Huỳnh Văn Minh cho hay: “Tàu của tôi thường cập vào cửa biển Tam Quan bắc, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) để bán cá. Mỗi phiên biển chỉ kéo dài nửa tháng, nhưng có lúc đã mang về hơn 130 con cá ngừ đại dương. Cá ngừ được thương lái tỉnh Bình Định thu mua với giá 85.000 đồng/kg, sau khi trừ phí tổn, chúng tôi lãi ròng 300 triệu đồng. Sau phiên biển này, mỗi ngư dân đi bạn được chia 20 triệu đồng.”
Đối với ngư dân làng chài xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa đây quả là tin vui, bởi so với nghề cá chuồn khơi trước đây, nghề câu cá ngừ đã cho ngư dân thu nhập vượt trội, thành công của các ngư dân đã tạo sự phấn khởi cho các ngư dân.
Dù mới chuyển sang nghề câu cá ngừ đại dương từ tháng đầu năm 2012, nhưng các ngư dân đã nhanh chóng quen thuộc với kỹ thuật đánh bắt và tìm được ngư trường cá ngừ đại dương thường xuyên di chuyển. Chỉ khoảng 5 chuyến biển liên tục, các ngư dân đã rút ra được những kinh nghiệm riêng để ra khơi không bị lỗ vốn. Từ khi đi câu cá ngừ đại dương, 31 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đã đánh bắt thành công và thu về hàng tỷ đồng.
Trong chuyến đi biển tháng 10/2012 vừa qua, tàu của ông Huỳnh Văn Minh đã câu được mẻ cá ngừ trị giá 600 triệu đồng, thu nhập trên đã khiến làng câu cá ngừ đại dương ở tỉnh bạn khâm phục, vì hiện nay một số tàu câu cá ngừ đại dương lâu năm ở tỉnh bạn vẫn duy trì câu cá ngừ đại dương bằng hệ thống câu bủa.
Bên cạnh đó, nhờ trải qua sóng gió, quen ngư trường xa từ những năm đi hành nghề cá chuồn, nên khi chuyển sang câu cá ngừ đại dương các ngư dân Quảng Ngãi đã lập tức có được những thành công hơn mong đợi. Câu cá ngừ đại dương các ngư dân đi bạn không phải góp lưới chài, chi phí ngư lưới cụ thấp, khi ra biển các ngư dân cũng không phải tốn công sức để hành nghề, mỗi tháng ngư dân chỉ bám biển 15 ngày.
Hiện nay, nhiều ngư dân thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An tiếp tục chuyển từ nghề lưới chuồn sang câu cá ngừ đại dương. Ông Lê Huy Phúc, cán bộ phụ trách ngành thủy sản xã Nghĩa An cho biết, nghề câu cá ngừ đại dương mỗi tàu chỉ cần khoảng 7 lao động, với vốn ban đầu để sắm dàn đèn và dàn câu là hơn 60 triệu đồng, nhưng mỗi chuyến biển thu về đạt hơn những nghề khác. Từ đó, địa phương cũng có định hướng cho ngư dân trong thời gian tới tiếp tục chuyển đổi qua nghề này.
Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu cá ngừ đại dương, cả nước hiện có khoảng 2.500 tàu làm nghề này, thị trường tiêu thụ cá ngừ đại dương khá ổn định, cộng với thành công bước đầu của 30 tàu cá ở xã Nghĩa An là cơ sở để các ngư dân Quảng Ngãi chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững./.
Hiện nay Quảng Ngãi đã có 31 tàu cá chuyển đổi sang câu cá ngừ đại dương.
Đối với ngư dân chuyên đánh bắt xa bờ, việc chuyển đổi nghề để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn tuy là việc không khó, nhưng lại có ít chủ tàu mạnh dạn thực hiện. Vì ngư dân thường có suy nghĩ làm nghề nào thì nên gắn bó với nghề đó.
Bên cạnh đó, khi chuyển đổi nghề nghiệp, các ngư dân đi bạn với chủ tàu thường không chấp nhận, vì vậy, chủ tàu gặp khó khăn về nhân lực nên phải trở lại nghề cũ. Tuy nhiên, điều đáng mừng là từ đầu năm 2012 đến nay đã có 31 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi chuyển đổi thành công từ nghề lưới chuồn rê sang câu cá ngừ đại dương.
Tại xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa có khoảng 300 tàu hành nghề cá chuồn khơi, từ đầu năm 2012 đến nay, giá thu mua cá chuồn liên tục giảm và thu nhập từ nghề cá chuồn cũng không cao. Trước tình hình trên, các ngư dân ở thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An đã quyết định chuyển đổi sang nghề câu cá ngừ đại dương, đây là một nghề đánh bắt hoàn toàn mới mẻ đối với ngư dân Quảng Ngãi.
Để chuyển đổi sang nghề câu cá ngừ đại dương bằng đèn pha, các ngư dân phải sử dụng hệ thống đèn cao áp cùng với hệ thống điện kích hoạt gắn trên tàu. Trên tàu có hai máy gồm máy tàu và máy tạo nguồn điện.
Theo các ngư dân, chuyển đổi sang nghề câu cá ngừ đại dương rất đơn giản và số tiền đầu tư không quá lớn. Ngược lại, nếu nắm được ngư trường và tập tính di chuyển của cá ngừ đại dương, các ngư dân có thể trúng đậm và có thu nhập cao hơn nhiều so với nghề lưới chuồn trước đây.
Vừa học nghề vừa chuyển đổi, 31 tàu cá của ngư dân ở thôn Tân Mỹ và Tân Thạnh, xã Nghĩa An đã chuyển đổi sang nghề câu cá ngừ đại dương. Những phiên biển đầu tiên là khá thành công.
Ngư dân Huỳnh Văn Lắm, xã Nghĩa An, đã có thâm niên hơn 20 năm làm nghề biển, trong thời gian đi biển của mình, anh đã trải qua nhiều nghề như giã cào, lưới quét, chuồn rê và có mặt khắp các ngư trường của Việt Nam.
Hơn 3 năm trước, anh và một số bạn chài ở địa phương vào Phú Yên làm thuê cho một chủ tàu làm nghề câu cá ngừ đại dương. Thấy nghề này đầu tư ít, công việc lại nhẹ nhàng nhưng bù lại hiệu quả kinh tế rất cao, sau hơn 2 năm đi làm thuê, tháng 4/2012, anh và các bạn chài ở địa phương về quê hùn vốn đầu tư, cải hoán chiếc tàu 200 mã lực để hành nghề câu cá ngừ đại dương.
Anh Lắm cho biết: "Từ ngày hành nghề câu cá ngừ đại dương có chuyến biển thuyền chúng tôi lãi hơn 200 triệu đồng. Hiệu quả của các tàu câu cá ngừ đại dương là do ý chí và kỹ thuật của mỗi người khác nhau."
Ngư dân Huỳnh Văn Minh cho hay: “Tàu của tôi thường cập vào cửa biển Tam Quan bắc, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) để bán cá. Mỗi phiên biển chỉ kéo dài nửa tháng, nhưng có lúc đã mang về hơn 130 con cá ngừ đại dương. Cá ngừ được thương lái tỉnh Bình Định thu mua với giá 85.000 đồng/kg, sau khi trừ phí tổn, chúng tôi lãi ròng 300 triệu đồng. Sau phiên biển này, mỗi ngư dân đi bạn được chia 20 triệu đồng.”
Đối với ngư dân làng chài xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa đây quả là tin vui, bởi so với nghề cá chuồn khơi trước đây, nghề câu cá ngừ đã cho ngư dân thu nhập vượt trội, thành công của các ngư dân đã tạo sự phấn khởi cho các ngư dân.
Dù mới chuyển sang nghề câu cá ngừ đại dương từ tháng đầu năm 2012, nhưng các ngư dân đã nhanh chóng quen thuộc với kỹ thuật đánh bắt và tìm được ngư trường cá ngừ đại dương thường xuyên di chuyển. Chỉ khoảng 5 chuyến biển liên tục, các ngư dân đã rút ra được những kinh nghiệm riêng để ra khơi không bị lỗ vốn. Từ khi đi câu cá ngừ đại dương, 31 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đã đánh bắt thành công và thu về hàng tỷ đồng.
Trong chuyến đi biển tháng 10/2012 vừa qua, tàu của ông Huỳnh Văn Minh đã câu được mẻ cá ngừ trị giá 600 triệu đồng, thu nhập trên đã khiến làng câu cá ngừ đại dương ở tỉnh bạn khâm phục, vì hiện nay một số tàu câu cá ngừ đại dương lâu năm ở tỉnh bạn vẫn duy trì câu cá ngừ đại dương bằng hệ thống câu bủa.
Bên cạnh đó, nhờ trải qua sóng gió, quen ngư trường xa từ những năm đi hành nghề cá chuồn, nên khi chuyển sang câu cá ngừ đại dương các ngư dân Quảng Ngãi đã lập tức có được những thành công hơn mong đợi. Câu cá ngừ đại dương các ngư dân đi bạn không phải góp lưới chài, chi phí ngư lưới cụ thấp, khi ra biển các ngư dân cũng không phải tốn công sức để hành nghề, mỗi tháng ngư dân chỉ bám biển 15 ngày.
Hiện nay, nhiều ngư dân thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An tiếp tục chuyển từ nghề lưới chuồn sang câu cá ngừ đại dương. Ông Lê Huy Phúc, cán bộ phụ trách ngành thủy sản xã Nghĩa An cho biết, nghề câu cá ngừ đại dương mỗi tàu chỉ cần khoảng 7 lao động, với vốn ban đầu để sắm dàn đèn và dàn câu là hơn 60 triệu đồng, nhưng mỗi chuyến biển thu về đạt hơn những nghề khác. Từ đó, địa phương cũng có định hướng cho ngư dân trong thời gian tới tiếp tục chuyển đổi qua nghề này.
Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu cá ngừ đại dương, cả nước hiện có khoảng 2.500 tàu làm nghề này, thị trường tiêu thụ cá ngừ đại dương khá ổn định, cộng với thành công bước đầu của 30 tàu cá ở xã Nghĩa An là cơ sở để các ngư dân Quảng Ngãi chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững./.
Đinh Thị Hương (TTXVN)