Theo đó, Chính phủ yêu cầucác bộ, cơ quan, địa phương kiên trì thực hiện các mục tiêu, giải phápđã đề ra, nhất quán các chính sách kinh tế vĩ mô, theo dõi sát tìnhhình, chủ động điều hành linh hoạt, phù hợp với thực tế để tiếp tục kiềmchế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và giữ mứctăng trưởng hợp lý.
Nghị quyết nêu rõ tình hìnhkinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2011 tiếp tục có những chuyểnbiến tích cực. Lạm phát được kiềm chế và tiếp tục giảm, chỉ số giá tiêudùng tháng 10 tăng 0,36%, thấp nhất kể từ đầu năm và là tháng thứ 3 liêntiếp có mức tăng dưới 1%.
Tuy nhiên, nềnkinh tế Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn: Lạm phát và lãi suất tuy đãgiảm dần nhưng còn cao; sản xuất kinh doanh của một bộ phận khá lớndoanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn; thiên tai, lũ lụt xảy ra bấtthường, dịch bệnh diễn biến phức tạp… Trong những tháng cuối năm, đặcbiệt là dịp Tết Nguyên đán, áp lực lạm phát sẽ gia tăng, sức ép tỷ giálớn, thiên tai, dịch bệnh tiềm ẩn nhiều bất ổn, khó lường.
Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế-xãhội chủ yếu của năm 2011, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phươngkiên trì thực hiện các mục tiêu, giải pháp đã được đề ra trong Kết luậnsố 02-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ vàNghị quyết các phiên họp thường kỳ của Chính phủ từ đầu năm đến nay;nhất quán các chính sách kinh tế vĩ mô, theo dõi sát tình hình, chủ độngđiều hành linh hoạt, phù hợp với thực tế để tiếp tục kiềm chế lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và giữ mức tăng trưởnghợp lý.
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả,theo sát tín hiệu thị trường; thực hiện các biện pháp kiểm soát, ổn địnhtỷ giá VND/USD và lãi suất liên ngân hàng. Đồng thời, có kế hoạch điềuchỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay phù hợp với diễn biến lạm phát;điều hành tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán hợp lý(khoảng 12-13% cho cả năm 2011).
Tập trung tín dụng cho các nhu cầuthiết yếu trong sản xuất, kinh doanh, ưu tiên cho chế biến nông sản,thủy sản để xuất khẩu và tiêu thụ, tập trung hỗ trợ vốn để khôi phục vàphát triển sản xuất tại các địa phương bị thiên tai tàn phá nặng nề.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩntrương xây dựng đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, báo cáoThủ tướng Chính phủ trong tháng 11/2011.
Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Ngânhàng Nhà nước Việt Nam có các biện pháp quyết liệt để kiểm soát thịtrường vàng và ngoại tệ.
Bộ Xây dựng được giaochủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương rà soáttình hình thị trường bất động sản, đề xuất giải pháp cụ thể, báo cáo Thủtướng Chính phủ trước 15/11/2011.
Chính phủgiao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tụcthực hiện chính sách tài khóa khóa thắt chặt, kết hợp với chính sáchtiền tệ chặt chẽ. Tập trung kiểm tra, chỉ đạo các địa phương phấn đấutăng thu ngân sách nhà nước năm 2011, kết hợp quản lý chi tiêu tiết kiệmvà hiệu quả để giảm bội chi; chỉ đạo, điều hành giá các mặt hàng thiếtyếu theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời,thực hiện các biện pháp quyết liệt để ổn định thị trường giá cả, nhất làtrong các tháng cuối năm; nghiên cứu, đề xuất việc giảm thuế thu nhậpdoanh nghiệp và kéo dài thời gian miễn, giảm, dãn thuế cho các doanhnghiệp.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn, tạođiều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp,nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bảo đảm bố trí vốn tập trung, cơcấu lại để nâng cao hiệu quả đầu tư, ưu tiên các dự án hoàn thành sớm,các công trình phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ lụt, đối ứng ODA, cácchương trình an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, an ninh quốc phòng.
Trước sự tàn phá của thiên tai, lũ lụt gây thiệt hạinặng nề tại nhiều địa phương trong cả nước, nhất là các tỉnh Đồng bằngsông Cửu Long và miền Trung, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địaphương tiếp tục làm tốt công tác phối hợp, khẩn trương khắc phục hậu quảthiên tai; hỗ trợ kịp thời cho những gia đình mất nhà cửa, tài sản; huyđộng các lực lượng, phương tiện để cứu trợ kịp thời cho người dân ở cácđịa bàn còn bị cô lập; triển khai các biện pháp khôi phục cơ sở hạtầng, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, bệnh, nhanh chóng ổn địnhsản xuất và đời sống nhân dân.
Giao Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địaphương chủ động phòng chống thiên tai, nhất là tại khu vực miền Trungđang thời kỳ lũ chính vụ; tu bổ đê bao, bờ bao vùng Đồng bằng sông CửuLong để bảo đảm kế hoạch sản xuất.
Chính phủyêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ cácchính sách an sinh xã hội, tập trung vào các vùng bị ảnh hưởng thiêntai, vùng nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, người nghèo, người có công,đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm giải quyết chính sách về việc làmtrong điều kiện các doanh nghiệp khó khăn, phá sản; kiểm tra, đôn đốcthực hiện việc điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với khu vực doanhnghiệp.
Bộ Giao thông vận tải được giao chủtrì, phối hợp với Bộ Công an và các địa phương tập trung chỉ đạo thựchiện quyết liệt các giải pháp nhằm kiềm chế, giảm tai nạn giao thông. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần chủ động chỉ đạo thực hiện các giảipháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại hai thành phố.
BộGiao thông Vận tải phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thốngnhất xây dựng phương án giảm ùn tắc giao thông tại hai thành phố.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếptục đẩy mạnh công tác y tế dự phòng và an toàn thực phẩm; chủ động cácbiện pháp phòng, chống, khống chế, xử lý kịp thời dịch bệnh, đặc biệt làbệnh tay chân miệng./.