Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững luôn là vấn đề nóng được đông đảo người dân hết sức quan tâm. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ông Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã “đăng đàn” đưa ra ý kiến về: Công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.
Là một người dành rất nhiều tâm huyết về vấn đề bảo vệ môi trường, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội bảo vệ Thiên nhiên-Môi trường Việt Nam đã trao đổi riêng với phóng viên Vietnam+ về vấn đề này.
- Thưa ông, bảo vệ môi trường luôn là một vấn đề lớn, được dư luận cũng như các cấp, ngành hết sức quan tâm. Tại Đại hội Đảng XI, ông thấy vấn đề này được đề cập như thế nào?
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh: Không phải Đại hội lần này Đảng ta mới nhắc tới bảo vệ môi trường, phát triển bền vững mà từ trước đến nay, đã có nhiều văn bản của Đảng về vấn đề này.
Có thể kể ra đây như Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị năm 1998, Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị năm 2004. Đây là những văn bản đề cập tương đối toàn diện và hệ thống về bảo vệ môi trường.
Và lần này, tại diễn đàn của Đại hội Đảng lần thứ XI, ông Phạm Khôi Nguyên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có bài phát biểu quan trọng về vấn đề: Công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.
- Ông có kỳ vọng gì về vấn đề bảo vệ môi trường sau khi Đại hội Đảng diễn ra?
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh: Nếu Ban chấp hành Trung ương Đảng nghiên cứu, ban hành Nghị quyết chuyên đề về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững theo kiến nghị của ông Phạm Khôi Nguyên thì đó sẽ là một bước tiến cơ bản. Thậm chí, nó còn là bước nhảy vọt về vấn đề bảo vệ môi trường.
Và thực tế, đã đến lúc cần thiết có bước nhảy vọt như thế, nhất là khi bối cảnh suy thoái tài nguyên môi trường, biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
- Với vai trò của mình, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường sẽ có những đóng góp, ý kiến gì với Đảng để vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được tốt hơn?
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh: Từ trước tới nay, các tổ chức của Hội và hội viên, bằng cách này hay các khác, ở các góc độ khác nhau đã và đang đóng góp công sức cho việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của đất nước.
Ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI này, chúng tôi cũng rất mong Ban chấp hành Trung ương nghiên cứu, ban hành Nghị quyết như đã nói ở trên. Với vai trò của mình, Hội chúng tôi sẽ tích cực đóng góp ý kiến xây dựng Nghị quyết đó.
- Xin ông nói rõ hơn?
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh: Vấn đề bảo vệ môi trường không còn xa lạ với cộng đồng của chúng ta. Các Nghị quyết của Bộ Chính trị trong thời gian qua cũng đã đề cập đầy đủ rồi. Vấn đề bây giờ là có gì mới, cần phải đề cập tới. Và theo tôi, có ba vấn đề đã trở nên rõ ràng hơn so với Nghị quyết 41 năm 2004.
Thứ nhất là vấn đề an ninh môi trường. Từ trước đến nay chúng ta chưa đánh giá vấn đề tài nguyên môi trường dưới góc độ an ninh cũng bởi đây là một vấn đề an ninh phi truyền thống. Bây giờ chúng ta hiểu về vấn đề này rõ hơn và cần phải đưa nó vào tầm chiến lược.
Thứ hai là vai trò của cộng đồng với công tác bảo vệ môi trường. Đường lối nhất quán của Đảng ta luôn là lấy dân làm gốc. Trong lĩnh vực môi trường, chúng ta có nhiều hành động hướng tới cộng đồng, khơi dậy nguồn lực mạnh mẽ từ cộng đồng nhưng các giải pháp còn chưa đồng bộ nên chưa thực sự huy động hết nguồn lực này.
Thứ ba, chúng ta phải luôn cảnh giác với chuyện do nhu cầu phát triển nóng của kinh tế, do lợi ích trước mắt mà làm ảnh hưởng môi trường.
Cụ thể, một số quốc gia phát triển, thậm chí là đang phát triển cũng rất chú trọng việc chuyển những công nghệ cũ, đưa rác đến những nước chưa có giải pháp đồng bộ để ngăn chặn xu thế ấy. Nó có thể dưới dạng máy móc, công nghệ cũ tiêu tốn năng lượng và cũng có thể là rác nấp dưới tên phế liệu phục vụ sản xuất…
Trong những thứ rác này có nhiều tạp chất dính vào. Thoạt nhìn có vẻ là nhỏ, nhưng khi chúng ta nhập hàng triệu tấn phế liệu ấy thì lượng chất đi kèm là vô cùng lớn, trở thành hiểm họa khôn lường.
Môi trường là mặt không thể tách rời với phát triển. Chúng ta càng phát triển càng phải quan tâm vấn đề môi trường. Đây là vấn đề sống còn mà nếu chúng ta quên điều này thì không thể phát triển, không thể đi xa được.
Xin cảm ơn ông!
Là một người dành rất nhiều tâm huyết về vấn đề bảo vệ môi trường, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội bảo vệ Thiên nhiên-Môi trường Việt Nam đã trao đổi riêng với phóng viên Vietnam+ về vấn đề này.
- Thưa ông, bảo vệ môi trường luôn là một vấn đề lớn, được dư luận cũng như các cấp, ngành hết sức quan tâm. Tại Đại hội Đảng XI, ông thấy vấn đề này được đề cập như thế nào?
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh: Không phải Đại hội lần này Đảng ta mới nhắc tới bảo vệ môi trường, phát triển bền vững mà từ trước đến nay, đã có nhiều văn bản của Đảng về vấn đề này.
Có thể kể ra đây như Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị năm 1998, Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị năm 2004. Đây là những văn bản đề cập tương đối toàn diện và hệ thống về bảo vệ môi trường.
Và lần này, tại diễn đàn của Đại hội Đảng lần thứ XI, ông Phạm Khôi Nguyên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có bài phát biểu quan trọng về vấn đề: Công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.
- Ông có kỳ vọng gì về vấn đề bảo vệ môi trường sau khi Đại hội Đảng diễn ra?
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh: Nếu Ban chấp hành Trung ương Đảng nghiên cứu, ban hành Nghị quyết chuyên đề về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững theo kiến nghị của ông Phạm Khôi Nguyên thì đó sẽ là một bước tiến cơ bản. Thậm chí, nó còn là bước nhảy vọt về vấn đề bảo vệ môi trường.
Và thực tế, đã đến lúc cần thiết có bước nhảy vọt như thế, nhất là khi bối cảnh suy thoái tài nguyên môi trường, biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
- Với vai trò của mình, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường sẽ có những đóng góp, ý kiến gì với Đảng để vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được tốt hơn?
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh: Từ trước tới nay, các tổ chức của Hội và hội viên, bằng cách này hay các khác, ở các góc độ khác nhau đã và đang đóng góp công sức cho việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của đất nước.
Ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI này, chúng tôi cũng rất mong Ban chấp hành Trung ương nghiên cứu, ban hành Nghị quyết như đã nói ở trên. Với vai trò của mình, Hội chúng tôi sẽ tích cực đóng góp ý kiến xây dựng Nghị quyết đó.
- Xin ông nói rõ hơn?
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh: Vấn đề bảo vệ môi trường không còn xa lạ với cộng đồng của chúng ta. Các Nghị quyết của Bộ Chính trị trong thời gian qua cũng đã đề cập đầy đủ rồi. Vấn đề bây giờ là có gì mới, cần phải đề cập tới. Và theo tôi, có ba vấn đề đã trở nên rõ ràng hơn so với Nghị quyết 41 năm 2004.
Thứ nhất là vấn đề an ninh môi trường. Từ trước đến nay chúng ta chưa đánh giá vấn đề tài nguyên môi trường dưới góc độ an ninh cũng bởi đây là một vấn đề an ninh phi truyền thống. Bây giờ chúng ta hiểu về vấn đề này rõ hơn và cần phải đưa nó vào tầm chiến lược.
Thứ hai là vai trò của cộng đồng với công tác bảo vệ môi trường. Đường lối nhất quán của Đảng ta luôn là lấy dân làm gốc. Trong lĩnh vực môi trường, chúng ta có nhiều hành động hướng tới cộng đồng, khơi dậy nguồn lực mạnh mẽ từ cộng đồng nhưng các giải pháp còn chưa đồng bộ nên chưa thực sự huy động hết nguồn lực này.
Thứ ba, chúng ta phải luôn cảnh giác với chuyện do nhu cầu phát triển nóng của kinh tế, do lợi ích trước mắt mà làm ảnh hưởng môi trường.
Cụ thể, một số quốc gia phát triển, thậm chí là đang phát triển cũng rất chú trọng việc chuyển những công nghệ cũ, đưa rác đến những nước chưa có giải pháp đồng bộ để ngăn chặn xu thế ấy. Nó có thể dưới dạng máy móc, công nghệ cũ tiêu tốn năng lượng và cũng có thể là rác nấp dưới tên phế liệu phục vụ sản xuất…
Trong những thứ rác này có nhiều tạp chất dính vào. Thoạt nhìn có vẻ là nhỏ, nhưng khi chúng ta nhập hàng triệu tấn phế liệu ấy thì lượng chất đi kèm là vô cùng lớn, trở thành hiểm họa khôn lường.
Môi trường là mặt không thể tách rời với phát triển. Chúng ta càng phát triển càng phải quan tâm vấn đề môi trường. Đây là vấn đề sống còn mà nếu chúng ta quên điều này thì không thể phát triển, không thể đi xa được.
Xin cảm ơn ông!
Trung Hiền (Vietnam+)