"Không xa đâu Trường Sa ơi/Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh..." Hai tiếng Trường Sa gợi cho chúng ta nghĩ tới một vùng biển đảo đầy nắng, gió, cùng sóng biển dữ dội và cả những người lính quả cảm đang ngày đêm bám biển, bám đảo. Nơi đây, tuy còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng với họ, việc sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc toàn vẹn chủ quyền biển, đảo quê hương là vinh dự và cũng là khát khao cháy bỏng từ trái tim của những người lính ở tuyến đầu Tổ quốc.
Vượt sóng dữ ra đảo xa
Ba hồi còi chào đất liền, con tàu mang tên Trường Sa HQ-571 của Vùng 4 Hải quân rời quân cảng Cam Ranh đưa chúng tôi thẳng tới các đảo tuyến phía Nam của quần đảo Trường Sa. Mọi người tập trung trên quân cảng chụp ảnh lưu niệm, chào những người trên bờ và gọi điện cho người thân trước khi tàu ra ngoài vùng phủ sóng.
Trước khi chuyến hành trình bắt đầu, một số thành viên trong Đoàn công tác Lữ đoàn 146 đã “cảnh báo” mùa này biển sẽ rất động và sóng cực kỳ dữ dội, nhưng với sự háo hức lần đầu được đi Trường Sa, lo lắng của mọi người nhanh chóng tan biến vào những cơn sóng trắng xóa.
Sau gần hai ngày lênh đênh trên biển, một hòn đảo nhỏ hiện rõ từ phía xa giữa biển Đông. Trên cabin chỉ huy, thuyền trưởng, thiếu tá Nguyễn Văn Sửu (42 tuổi, quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An) ra lệnh “Toàn tàu chuẩn bị thả neo.” Sau cuộc hành trình vượt hơn 200 hải lý, chúng tôi đã tới đích đầu tiên, đảo Đá Lát - một trong những hòn đảo chìm có vị trí quan trọng của quần đảo Trường Sa.
Những người lính trên đảo
Sau khi tàu thả neo, cánh nhà báo chúng tôi được bố trí đi chuyến xuồng chuyển tải đầu tiên vào đảo Đá Lát để chụp ảnh, quay phim. Chúng tôi phải loay hoay và phải căn đúng thời điểm nước dâng xuồng lên cao bằng sàn tàu mới được bước xuống xuồng chuyển tải trong những bàn tay săn chắc của lính Trường Sa giữ, đỡ, đồng thời hứng chịu nhiều đợt sóng dữ cao tới 2-3m “đổ” thẳng vào người trước khi vào được bờ.
Trên cầu cảng, những người “chủ nhà” Đá Lát khỏe khoắn, khuôn mặt đen sạm vì nắng gió biển Đông đã có mặt đón chúng tôi bằng những cái bắt tay thật chặt. Những chậu nước ngọt sạch đã được chuẩn bị sẵn cho các thành viên trong đoàn rửa qua mặt, tay, chân.
Đại úy Trương Hồng Phượng, Đảo trưởng đảo Đát Lát bộc bạch: "Nghe tin đoàn công tác Lữ đoàn 146 sắp ra đảo, các anh em mong chờ từ mấy hôm nay, chỉ sợ thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng tới thời gian hành trình của chuyến đi..."
Đại úy Nguyễn Văn Dũng, 36 tuổi, quê ở Hải Dương, Chính trị viên đảo Đá Lát cũng cho biết công tác tăng gia trên đảo được tiến hành theo điều kiện, môi trường của biển, trong đó, việc trồng rau xanh là một vấn đề không đơn giản, bởi vào mùa khô, đảo chìm hay thiếu nước ngọt, mùa Đông, gió bão lớn, nhiều sương muối. Song với quyết tâm cao, không ngại khó, bộ đội trên đảo đã tích cực trồng các loại rau xanh (muống, mồng tơi, cải, bầu đất…) theo từng khay và được tiến hành che chắn, chăm sóc rất cẩn thận, tỉ mỉ, đồng thời tận dụng triệt để nguồn nước ngọt đã qua sử dụng như vo gạo, rửa rau, tắm... để tưới rau. Nhờ vậy, mỗi bữa ăn của cán bộ, chiến sỹ trên đảo đều có rau hoặc canh rau xanh.
Khó khăn, thiếu thốn là vậy, cán bộ, chiến sỹ ở đây luôn nêu cao tinh thần, ý chí sẵn sàng chiến đấu. Với họ, được góp sức vào bảo vệ vững chắc toàn vẹn chủ quyền biển, đảo quê hương là một niềm vinh dự và nóng bỏng từ trái tim của những người lính ở tuyến đầu Tổ quốc...
[Những lương y nơi đầu sóng ngọn gió Trường Sa]
Rời Đá Lát, đoàn chúng tôi tiếp tục chuyến hành trình đến các đảo, điểm đảo của quần đảo Trường Sa như Đá Tây, Trường Sa Đông, Trường Sa lớn, Đá Đông A, C... Đi đến đảo nào, đoàn chúng tôi cũng được đón bằng những tình cảm nồng ấm như những người thân lâu ngày trở về gia đình. Ai cũng rưng rưng xúc động trước tình của những người “chủ nhà.”
Tới đâu, chúng tôi cũng được những người “chủ nhà” tha thiết mời ăn cơm, nhường chỗ ngủ và tạo điều kiện thuận lợi để trò chuyện, giao lưu với anh em. Những người lính Trường Sa hàng ngày chỉ chuyên tâm với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu khi vào chuyện cũng thật rôm rả và dí dỏm với nhiều câu chuyện vui về đời sống lính đảo.
Xa nhà, những người lính đảo Trường Sa luôn coi nhau như anh em, giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn của cuộc sống. Có quà gia đình gửi các anh đều chia cho nhau, thịt con chó, mổ con lợn, con gà, vịt đều cùng ăn. Có ra đây, chúng tôi mới hiểu được thế nào là lính Trường Sa và điều gì đã giúp các anh vững tay súng ở nơi đầu sóng ngọn gió, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Những người lính tuổi đời còn rất trẻ nhưng khi được giao nhiệm vụ luôn hoàn thành xuất sắc.
Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Phó Lữ đoàn trưởng quân sự Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, trưởng đoàn công tác cho biết hiện nay, các đảo ở Trường Sa đều được xây dựng nhà ở kiên cố, có hệ thống năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời góp phần nâng cao đời sống, đưa bộ đội trên đảo gần với đất liền thân yêu.
Bên cạnh đó, đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội Trường Sa cũng đã được cải thiện đáng kể. Các đảo đều được trang bị máy thu hình, dàn Karaoke kỹ thuật số, mạng điện thoại di động Viettel, trạm thu phát tín hiệu vệ tinh đã giúp cho bộ đội trên đảo cập nhật kịp thời những thông tin thời sự trong và ngoài.
Ngoài ra, các đảo đều có tủ sách, báo, truyện, tủ sách pháp luật... qua đó nâng cao nhận thức, niềm tin, trách nhiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Cùng hát khúc quân hành
Sau một đêm giao lưu, trò chuyện với bộ đội trên đảo chìm Đá Lát, hôm sau chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình đến các đảo tuyến phía Nam của quần đảo Trường Sa. Tại các đảo, đoàn đã giao lưu văn nghệ với lính Trường Sa và những ca khúc về chủ đề người lính, biển, đảo, tình yêu... luôn là tâm điểm được mọi người lựa chọn thể hiện và nhận được sự cổ vũ nhiệt tình.
Các ca khúc như “Nơi đảo xa,” “Gần lắm Trường Sa ơi,” “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”, “Lời của gió”..., đặc biệt ca khúc “Hát mãi khúc quân hành” được đông đảo cán bộ, chiến sỹ Trường Sa và cánh phóng viên chúng tôi biểu diễn bằng một tình cảm nồng nhiệt. Người biểu diễn và những người ngồi nghe như hòa vào nhau tạo nên một không khí sôi nổi, vui tươi. Đặc biệt, ai cũng đã được nghe nhiều về những bài hát trên nhưng lần này, được hát giữa biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc cùng với những người lính Trường Sa, mọi người đều xúc động, nghẹn ngào./.
Vượt sóng dữ ra đảo xa
Ba hồi còi chào đất liền, con tàu mang tên Trường Sa HQ-571 của Vùng 4 Hải quân rời quân cảng Cam Ranh đưa chúng tôi thẳng tới các đảo tuyến phía Nam của quần đảo Trường Sa. Mọi người tập trung trên quân cảng chụp ảnh lưu niệm, chào những người trên bờ và gọi điện cho người thân trước khi tàu ra ngoài vùng phủ sóng.
Trước khi chuyến hành trình bắt đầu, một số thành viên trong Đoàn công tác Lữ đoàn 146 đã “cảnh báo” mùa này biển sẽ rất động và sóng cực kỳ dữ dội, nhưng với sự háo hức lần đầu được đi Trường Sa, lo lắng của mọi người nhanh chóng tan biến vào những cơn sóng trắng xóa.
Sau gần hai ngày lênh đênh trên biển, một hòn đảo nhỏ hiện rõ từ phía xa giữa biển Đông. Trên cabin chỉ huy, thuyền trưởng, thiếu tá Nguyễn Văn Sửu (42 tuổi, quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An) ra lệnh “Toàn tàu chuẩn bị thả neo.” Sau cuộc hành trình vượt hơn 200 hải lý, chúng tôi đã tới đích đầu tiên, đảo Đá Lát - một trong những hòn đảo chìm có vị trí quan trọng của quần đảo Trường Sa.
Những người lính trên đảo
Sau khi tàu thả neo, cánh nhà báo chúng tôi được bố trí đi chuyến xuồng chuyển tải đầu tiên vào đảo Đá Lát để chụp ảnh, quay phim. Chúng tôi phải loay hoay và phải căn đúng thời điểm nước dâng xuồng lên cao bằng sàn tàu mới được bước xuống xuồng chuyển tải trong những bàn tay săn chắc của lính Trường Sa giữ, đỡ, đồng thời hứng chịu nhiều đợt sóng dữ cao tới 2-3m “đổ” thẳng vào người trước khi vào được bờ.
Trên cầu cảng, những người “chủ nhà” Đá Lát khỏe khoắn, khuôn mặt đen sạm vì nắng gió biển Đông đã có mặt đón chúng tôi bằng những cái bắt tay thật chặt. Những chậu nước ngọt sạch đã được chuẩn bị sẵn cho các thành viên trong đoàn rửa qua mặt, tay, chân.
Đại úy Trương Hồng Phượng, Đảo trưởng đảo Đát Lát bộc bạch: "Nghe tin đoàn công tác Lữ đoàn 146 sắp ra đảo, các anh em mong chờ từ mấy hôm nay, chỉ sợ thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng tới thời gian hành trình của chuyến đi..."
Đại úy Nguyễn Văn Dũng, 36 tuổi, quê ở Hải Dương, Chính trị viên đảo Đá Lát cũng cho biết công tác tăng gia trên đảo được tiến hành theo điều kiện, môi trường của biển, trong đó, việc trồng rau xanh là một vấn đề không đơn giản, bởi vào mùa khô, đảo chìm hay thiếu nước ngọt, mùa Đông, gió bão lớn, nhiều sương muối. Song với quyết tâm cao, không ngại khó, bộ đội trên đảo đã tích cực trồng các loại rau xanh (muống, mồng tơi, cải, bầu đất…) theo từng khay và được tiến hành che chắn, chăm sóc rất cẩn thận, tỉ mỉ, đồng thời tận dụng triệt để nguồn nước ngọt đã qua sử dụng như vo gạo, rửa rau, tắm... để tưới rau. Nhờ vậy, mỗi bữa ăn của cán bộ, chiến sỹ trên đảo đều có rau hoặc canh rau xanh.
Khó khăn, thiếu thốn là vậy, cán bộ, chiến sỹ ở đây luôn nêu cao tinh thần, ý chí sẵn sàng chiến đấu. Với họ, được góp sức vào bảo vệ vững chắc toàn vẹn chủ quyền biển, đảo quê hương là một niềm vinh dự và nóng bỏng từ trái tim của những người lính ở tuyến đầu Tổ quốc...
[Những lương y nơi đầu sóng ngọn gió Trường Sa]
Rời Đá Lát, đoàn chúng tôi tiếp tục chuyến hành trình đến các đảo, điểm đảo của quần đảo Trường Sa như Đá Tây, Trường Sa Đông, Trường Sa lớn, Đá Đông A, C... Đi đến đảo nào, đoàn chúng tôi cũng được đón bằng những tình cảm nồng ấm như những người thân lâu ngày trở về gia đình. Ai cũng rưng rưng xúc động trước tình của những người “chủ nhà.”
Tới đâu, chúng tôi cũng được những người “chủ nhà” tha thiết mời ăn cơm, nhường chỗ ngủ và tạo điều kiện thuận lợi để trò chuyện, giao lưu với anh em. Những người lính Trường Sa hàng ngày chỉ chuyên tâm với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu khi vào chuyện cũng thật rôm rả và dí dỏm với nhiều câu chuyện vui về đời sống lính đảo.
Xa nhà, những người lính đảo Trường Sa luôn coi nhau như anh em, giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn của cuộc sống. Có quà gia đình gửi các anh đều chia cho nhau, thịt con chó, mổ con lợn, con gà, vịt đều cùng ăn. Có ra đây, chúng tôi mới hiểu được thế nào là lính Trường Sa và điều gì đã giúp các anh vững tay súng ở nơi đầu sóng ngọn gió, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Những người lính tuổi đời còn rất trẻ nhưng khi được giao nhiệm vụ luôn hoàn thành xuất sắc.
Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Phó Lữ đoàn trưởng quân sự Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, trưởng đoàn công tác cho biết hiện nay, các đảo ở Trường Sa đều được xây dựng nhà ở kiên cố, có hệ thống năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời góp phần nâng cao đời sống, đưa bộ đội trên đảo gần với đất liền thân yêu.
Bên cạnh đó, đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội Trường Sa cũng đã được cải thiện đáng kể. Các đảo đều được trang bị máy thu hình, dàn Karaoke kỹ thuật số, mạng điện thoại di động Viettel, trạm thu phát tín hiệu vệ tinh đã giúp cho bộ đội trên đảo cập nhật kịp thời những thông tin thời sự trong và ngoài.
Ngoài ra, các đảo đều có tủ sách, báo, truyện, tủ sách pháp luật... qua đó nâng cao nhận thức, niềm tin, trách nhiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Cùng hát khúc quân hành
Sau một đêm giao lưu, trò chuyện với bộ đội trên đảo chìm Đá Lát, hôm sau chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình đến các đảo tuyến phía Nam của quần đảo Trường Sa. Tại các đảo, đoàn đã giao lưu văn nghệ với lính Trường Sa và những ca khúc về chủ đề người lính, biển, đảo, tình yêu... luôn là tâm điểm được mọi người lựa chọn thể hiện và nhận được sự cổ vũ nhiệt tình.
Các ca khúc như “Nơi đảo xa,” “Gần lắm Trường Sa ơi,” “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”, “Lời của gió”..., đặc biệt ca khúc “Hát mãi khúc quân hành” được đông đảo cán bộ, chiến sỹ Trường Sa và cánh phóng viên chúng tôi biểu diễn bằng một tình cảm nồng nhiệt. Người biểu diễn và những người ngồi nghe như hòa vào nhau tạo nên một không khí sôi nổi, vui tươi. Đặc biệt, ai cũng đã được nghe nhiều về những bài hát trên nhưng lần này, được hát giữa biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc cùng với những người lính Trường Sa, mọi người đều xúc động, nghẹn ngào./.
Khánh Ly