Tờ Global Post ngày 25/12 đã đưa ra một góc nhìn khá thú vị về giáo dục ở khu vực nông thôn Hàn Quốc.
Mặc dù số lượng học sinh ở nông thôn ít hơn so với thành phố, nhưng điều này lại trở thành lợi thế, giúp các trường học ở đây nâng cao chất lượng giáo dục.
Đã 35 năm trôi qua kể từ ngày đầu tiên thầy giáo Han Jong Geun đứng trên bục giảng. Trong tâm trí của thầy vẫn còn đọng lại hình ảnh của thế hệ học trò khi ấy, một lớp học với 68 học sinh.
Giờ đây, khi đã ở cương vị hiệu trưởng của một ngôi trường tại vùng nông thôn Hàn Quốc, nơi chỉ cách trung tâm thành phố chưa đến một giờ chạy xe, tổng số học trò mà thầy Han quản lý vỏn vẹn chỉ có... 13 người.
Trường tiểu học Sangri, ngôi trường mà thầy Han đang giảng dạy, đã từng là niềm kiêu hãnh của vùng với hơn 160 học sinh. Tuy nhiên, khi nền nông nghiệp Hàn Quốc phải lùi lại phía sau và nhường chỗ cho giai đoạn phát triển siêu công nghiệp, phần lớn các gia đình đã đưa con cái di cư ra thành phố, vì thế, tiết điểm danh đầu giờ của trường Sangri cũng ngắn dần theo số lượng học sinh giảm mỗi năm.
Về phía Chính phủ Hàn Quốc, trước tình hình số lượng học sinh ở khu vực nông thôn suy giảm đáng kể, Nhà nước lại đưa ra những chính sách ưu đãi và khuyến khích giáo dục nông thôn, họ muốn tạo điều kiện cho trẻ em nông thôn bắt kịp được với bạn bè cùng trang lứa trong một hệ thống giáo dục cạnh tranh nhất nhì thế giới.
Dù rằng số lượng học trò vô cùng khiêm tốn, thầy giáo Han vẫn rất lạc quan và còn cho rằng đó là một ưu thế của trường mình. Bởi theo ông, các trường có quy mô lớn với số học sinh đông sẽ chẳng thể nào hiểu hết về học sinh của mình và họ cũng không thể giúp đỡ hay để mắt đến từng em một. Còn với ngôi trường như Sangri, họ hoàn toàn có thể làm được việc đó.
Đúng như thầy Han nói, số lượng học sinh ít ỏi là một thế mạnh để nâng cao chất lượng giáo dục. Tại Sangri, các em học sinh không những được ăn trưa mà còn được sử dụng các trang thiết bị dạy học và phòng máy tính miễn phí.
Ngoài những giờ học với giáo viên chủ nhiệm, các em còn được học tiếng Anh và mỹ thuật với những thầy cô đến từ các trường thành phố hay các giáo viên bản ngữ; và còn được phụ đạo ngoại ngữ với các gia sư Philippines mỗi ngày.
Vì quy mô học sinh nhỏ nên các em được chia thành từng nhóm để học, mỗi nhóm học một môn học khác nhau và có giáo viên hướng dẫn riêng cho mỗi nhóm. Âm nhạc là môn học duy nhất mà 13 học sinh có thể học cùng nhau.
Điều đáng mừng là ở Sangri, các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm và đầu tư cho việc học tập của con cái, họ thường xuyên họp mặt và thảo luận về vấn đề ngân quỹ cũng như tổ chức các chương trình ngoại khóa cho con em.
Các phụ huynh ở nông thôn muốn nhà trường mở nhiều lớp tiếng Anh và công nghệ hơn bởi họ luôn tin tưởng rằng giáo dục sẽ giúp con cái họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn./.
Mặc dù số lượng học sinh ở nông thôn ít hơn so với thành phố, nhưng điều này lại trở thành lợi thế, giúp các trường học ở đây nâng cao chất lượng giáo dục.
Đã 35 năm trôi qua kể từ ngày đầu tiên thầy giáo Han Jong Geun đứng trên bục giảng. Trong tâm trí của thầy vẫn còn đọng lại hình ảnh của thế hệ học trò khi ấy, một lớp học với 68 học sinh.
Giờ đây, khi đã ở cương vị hiệu trưởng của một ngôi trường tại vùng nông thôn Hàn Quốc, nơi chỉ cách trung tâm thành phố chưa đến một giờ chạy xe, tổng số học trò mà thầy Han quản lý vỏn vẹn chỉ có... 13 người.
Trường tiểu học Sangri, ngôi trường mà thầy Han đang giảng dạy, đã từng là niềm kiêu hãnh của vùng với hơn 160 học sinh. Tuy nhiên, khi nền nông nghiệp Hàn Quốc phải lùi lại phía sau và nhường chỗ cho giai đoạn phát triển siêu công nghiệp, phần lớn các gia đình đã đưa con cái di cư ra thành phố, vì thế, tiết điểm danh đầu giờ của trường Sangri cũng ngắn dần theo số lượng học sinh giảm mỗi năm.
Về phía Chính phủ Hàn Quốc, trước tình hình số lượng học sinh ở khu vực nông thôn suy giảm đáng kể, Nhà nước lại đưa ra những chính sách ưu đãi và khuyến khích giáo dục nông thôn, họ muốn tạo điều kiện cho trẻ em nông thôn bắt kịp được với bạn bè cùng trang lứa trong một hệ thống giáo dục cạnh tranh nhất nhì thế giới.
Dù rằng số lượng học trò vô cùng khiêm tốn, thầy giáo Han vẫn rất lạc quan và còn cho rằng đó là một ưu thế của trường mình. Bởi theo ông, các trường có quy mô lớn với số học sinh đông sẽ chẳng thể nào hiểu hết về học sinh của mình và họ cũng không thể giúp đỡ hay để mắt đến từng em một. Còn với ngôi trường như Sangri, họ hoàn toàn có thể làm được việc đó.
Đúng như thầy Han nói, số lượng học sinh ít ỏi là một thế mạnh để nâng cao chất lượng giáo dục. Tại Sangri, các em học sinh không những được ăn trưa mà còn được sử dụng các trang thiết bị dạy học và phòng máy tính miễn phí.
Ngoài những giờ học với giáo viên chủ nhiệm, các em còn được học tiếng Anh và mỹ thuật với những thầy cô đến từ các trường thành phố hay các giáo viên bản ngữ; và còn được phụ đạo ngoại ngữ với các gia sư Philippines mỗi ngày.
Vì quy mô học sinh nhỏ nên các em được chia thành từng nhóm để học, mỗi nhóm học một môn học khác nhau và có giáo viên hướng dẫn riêng cho mỗi nhóm. Âm nhạc là môn học duy nhất mà 13 học sinh có thể học cùng nhau.
Điều đáng mừng là ở Sangri, các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm và đầu tư cho việc học tập của con cái, họ thường xuyên họp mặt và thảo luận về vấn đề ngân quỹ cũng như tổ chức các chương trình ngoại khóa cho con em.
Các phụ huynh ở nông thôn muốn nhà trường mở nhiều lớp tiếng Anh và công nghệ hơn bởi họ luôn tin tưởng rằng giáo dục sẽ giúp con cái họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn./.
Phan Thiện (Vietnam+)