Được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Vương quốc Anh, Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), đã và đang triển khai dự án “Nghiên cứu - truyền thông về các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí.”
Trong khuôn khổ dự án, RED đã tiến hành tổ chức 2 loại hội thảo. Đó là Hội thảo “Báo chí điều tra và lợi ích công” tại Hà Nội với nội dung tác nghiệp của Nhà báo trẻ với các ranh giới pháp lý và đạo đức do đại diện Diễn đàn nhà báo trẻ trình bày; hành lang pháp lý về quyền thu thập thông tin của nhà báo; những vấn đề liên quan đến lợi ích công trong tác nghiệp báo chí với các quy định nội bộ; điều tra nhập vai - lằn ranh đạo đức và pháp lý.
Tại các địa phương khác như Nghệ An, Đà Nẵng và Đắk Lắk..., RED tổ chức các hội thảo với nội dung chủ yếu là tập trung kỹ năng phóng viên điều tra, bao gồm tập huấn kỹ năng phóng viên điều tra; tạo dựng môi trường tác nghiệp an toàn cho nhà báo; giới thiệu kết quả nghiên cứu các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí; trao đổi giữa các nhà báo, cơ quan quản lý báo chí, cơ quan chỉ đạo báo chí và các cơ quan, ban ngành liên quan nhằm tạo dựng môi trường tác nghiệp an toàn cho nhà báo.
Ngày 14/2 tại thành phố Đà Nẵng, các đại biểu tham gia hội thảo đã tập trung thảo luận những vấn đề chung quanh các văn bản pháp luật liên quan đến quyền hoạt động của báo chí, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và chống tham nhũng; những quy định chung về cung cấp và thu thập thông tin; những quy định về quyền tác nghiệp hợp pháp của phóng viên, nhà báo trong Luật Báo chí; thực trạng chung về cung cấp thông tin...
Các tham luận trình bày tại Hội thảo tập trung vào các chuyên đề: Nhu cầu của một cơ quan báo chí Trung ương với thành phố Đà Nẵng trong việc tạo điều kiện cho phóng viên thường trú tác nghiệp; vai trò của địa phương với trách nhiệm tạo điều kiện cho tác nghiệp của nhà báo; sử dụng công cụ hành chính tại Nghị định 02 (điều 6, 8) để xử lý các hành vi cản trở nhà báo tác nghiệp; vai trò của địa phương...
Pháp luật báo chí và pháp luật chuyên ngành khác đã quy định khá đầy đủ hành lang pháp lý để các nhà báo tiếp cận, thu thập thông tin và tác nghiệp cũng như trách nhiệm của các cơ quan đơn vị trong việc cung cấp thông tin cho báo chí để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin của người dân.
Chính vì vậy, Hội thảo cũng nhằm mục đích cùng tạo nên môi trường hoạt động an toàn, thuận tiện cho nhà báo, qua đó bảo đảm cho báo chí, với tư cách "diễn đàn của nhân dân," tiếng nói của xã hội, lực lượng tiên phong thúc đẩy công khai minh bách hoá, giám sát và phản biện xã hội trước đòi hỏi ngày một cao của nhân dân.
Trước đó, ngày 13/2, tại thành phố Đà Nẵng, RED đã tổ chức lớp Tập huấn kỹ năng phóng viên điều tra với sự tham dự của gần 40 nhà báo, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên hoạt động báo chí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam./.
Trong khuôn khổ dự án, RED đã tiến hành tổ chức 2 loại hội thảo. Đó là Hội thảo “Báo chí điều tra và lợi ích công” tại Hà Nội với nội dung tác nghiệp của Nhà báo trẻ với các ranh giới pháp lý và đạo đức do đại diện Diễn đàn nhà báo trẻ trình bày; hành lang pháp lý về quyền thu thập thông tin của nhà báo; những vấn đề liên quan đến lợi ích công trong tác nghiệp báo chí với các quy định nội bộ; điều tra nhập vai - lằn ranh đạo đức và pháp lý.
Tại các địa phương khác như Nghệ An, Đà Nẵng và Đắk Lắk..., RED tổ chức các hội thảo với nội dung chủ yếu là tập trung kỹ năng phóng viên điều tra, bao gồm tập huấn kỹ năng phóng viên điều tra; tạo dựng môi trường tác nghiệp an toàn cho nhà báo; giới thiệu kết quả nghiên cứu các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí; trao đổi giữa các nhà báo, cơ quan quản lý báo chí, cơ quan chỉ đạo báo chí và các cơ quan, ban ngành liên quan nhằm tạo dựng môi trường tác nghiệp an toàn cho nhà báo.
Ngày 14/2 tại thành phố Đà Nẵng, các đại biểu tham gia hội thảo đã tập trung thảo luận những vấn đề chung quanh các văn bản pháp luật liên quan đến quyền hoạt động của báo chí, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và chống tham nhũng; những quy định chung về cung cấp và thu thập thông tin; những quy định về quyền tác nghiệp hợp pháp của phóng viên, nhà báo trong Luật Báo chí; thực trạng chung về cung cấp thông tin...
Các tham luận trình bày tại Hội thảo tập trung vào các chuyên đề: Nhu cầu của một cơ quan báo chí Trung ương với thành phố Đà Nẵng trong việc tạo điều kiện cho phóng viên thường trú tác nghiệp; vai trò của địa phương với trách nhiệm tạo điều kiện cho tác nghiệp của nhà báo; sử dụng công cụ hành chính tại Nghị định 02 (điều 6, 8) để xử lý các hành vi cản trở nhà báo tác nghiệp; vai trò của địa phương...
Pháp luật báo chí và pháp luật chuyên ngành khác đã quy định khá đầy đủ hành lang pháp lý để các nhà báo tiếp cận, thu thập thông tin và tác nghiệp cũng như trách nhiệm của các cơ quan đơn vị trong việc cung cấp thông tin cho báo chí để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin của người dân.
Chính vì vậy, Hội thảo cũng nhằm mục đích cùng tạo nên môi trường hoạt động an toàn, thuận tiện cho nhà báo, qua đó bảo đảm cho báo chí, với tư cách "diễn đàn của nhân dân," tiếng nói của xã hội, lực lượng tiên phong thúc đẩy công khai minh bách hoá, giám sát và phản biện xã hội trước đòi hỏi ngày một cao của nhân dân.
Trước đó, ngày 13/2, tại thành phố Đà Nẵng, RED đã tổ chức lớp Tập huấn kỹ năng phóng viên điều tra với sự tham dự của gần 40 nhà báo, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên hoạt động báo chí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam./.
(TTXVN/Vietnam+)