Số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở gần đây nhất cho thấy số người sống chung không giá thú tại Argentina lần đầu tiên nhiều hơn những người đăng ký kết hôn.
Theo kết quả tổng điều tra năm 2010 được báo chí công bố, có tới 15,6 triệu người dân nước này chung sống phi hôn nhân, trong khi số người cưới xin “đàng hoàng” (tính cả những người đã li thân, li dị hoặc góa bụa) là 14,5 triệu.
Năm 2001, những người chung sống như vợ chồng nhưng nói “không” với đám cưới chiếm 11,5% dân số trên 14 tuổi. Thế nhưng chín năm sau, tỷ lệ này đã tăng lên 18%.
Trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hiện tượng chung sống phi hôn nhân chỉ diễn ra lẻ tẻ và bị dư luận xã hội chỉ trích mạnh mẽ tại Argentina, đặc biệt là khu vực nông thôn.
Theo bà Mabel Ariño, giảng viên về dân khẩu học xã hội của Trường đại học tổng hợp Buenos Aires, từ cách đây hai thập kỷ, cách thức chung sống nam nữ đã thay đổi mạnh, với xu hướng “góp gạo thổi cơm chung” ngày càng gia tăng.
Trong khi đó, bà Victoria Mazzeo, Trưởng phòng phân tích nhân khẩu học của Thành phố Buenos Aires, cho biết tại Argentina, các đôi nam nữ tiếp tục xu hướng tìm đôi để chung sống, thế nhưng có điều giờ đây họ không quan tâm hợp pháp hóa mối quan hệ bằng một đám cưới.
Một số người coi thời kỳ chung sống này là thời gian “sống thử”. Nếu có kết quả tốt thì sẽ quyết định đăng ký kết hôn. Nhưng có những người lại muốn sống như vậy cho tới khi “đầu bạc, răng long”.
Số liệu điều tra dân số mới nhất còn cho thấy người Argentina không chỉ kết hôn ít hơn mà còn muộn hơn. Năm 2001, số người kết hôn trước 35 tuổi chiếm 19,5%, nhưng giờ đây tỷ lệ này là 13,2%./.
Theo kết quả tổng điều tra năm 2010 được báo chí công bố, có tới 15,6 triệu người dân nước này chung sống phi hôn nhân, trong khi số người cưới xin “đàng hoàng” (tính cả những người đã li thân, li dị hoặc góa bụa) là 14,5 triệu.
Năm 2001, những người chung sống như vợ chồng nhưng nói “không” với đám cưới chiếm 11,5% dân số trên 14 tuổi. Thế nhưng chín năm sau, tỷ lệ này đã tăng lên 18%.
Trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hiện tượng chung sống phi hôn nhân chỉ diễn ra lẻ tẻ và bị dư luận xã hội chỉ trích mạnh mẽ tại Argentina, đặc biệt là khu vực nông thôn.
Theo bà Mabel Ariño, giảng viên về dân khẩu học xã hội của Trường đại học tổng hợp Buenos Aires, từ cách đây hai thập kỷ, cách thức chung sống nam nữ đã thay đổi mạnh, với xu hướng “góp gạo thổi cơm chung” ngày càng gia tăng.
Trong khi đó, bà Victoria Mazzeo, Trưởng phòng phân tích nhân khẩu học của Thành phố Buenos Aires, cho biết tại Argentina, các đôi nam nữ tiếp tục xu hướng tìm đôi để chung sống, thế nhưng có điều giờ đây họ không quan tâm hợp pháp hóa mối quan hệ bằng một đám cưới.
Một số người coi thời kỳ chung sống này là thời gian “sống thử”. Nếu có kết quả tốt thì sẽ quyết định đăng ký kết hôn. Nhưng có những người lại muốn sống như vậy cho tới khi “đầu bạc, răng long”.
Số liệu điều tra dân số mới nhất còn cho thấy người Argentina không chỉ kết hôn ít hơn mà còn muộn hơn. Năm 2001, số người kết hôn trước 35 tuổi chiếm 19,5%, nhưng giờ đây tỷ lệ này là 13,2%./.
Quang Sơn/ Buenos Aires (Vietnam+)