Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản trả lời một số kiến nghị của Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội liên quan đến vấn đề thu phí bảo trì đường bộ, phí lưu thông nội đô…
Về vấn đề thu phí bảo trì đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định hiện nay Nhà nước mới chỉ thu phí sử dụng đường bộ qua trạm thu phí đường bộ theo quy định tại Thông tư số 90/2004/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đường bộ. Người dân chưa phải nộp phí bảo trì đường bộ.
Thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008, từ năm 2009, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng dự thảo Nghị định Quỹ bảo trì đường bộ, tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương có liên quan, tổ chức hội thảo Quốc tế và trình Chính phủ về Nghị định này.
Ngày 13/3/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2012/NĐ-CP về Quỹ bảo trì đường bộ. Việc xây dựng và ban hành Nghị định Quỹ bảo trì đường bộ được thực hiện theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định, không có yếu tố bất ngờ như trong kiến nghị của Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội.
Nghị định của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ có hiệu lực từ 1/6/2012 đã quy định phương thức thu phí sử dụng đường bộ hàng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để bổ sung nguồn hình thành Quỹ bảo trì đường bộ.
Sau khi thu phí bảo trì đường bộ, các trạm thu phí đường bộ nộp ngân sách nhà nước sẽ được xóa bỏ, các trạm đang chuyển quyền thu phí sẽ dừng khi hết hạn hợp đồng, các trạm thu phí BOT giữ nguyên vì đó là hình thức thu hút vốn đầu tư.
Bộ Tài chính là cơ quan được giao hướng dẫn chế độ quản lý thu phí sử dụng đường bộ; ban hành mức thu phí sử dụng đường bộ được thu hàng năm trên đầu phương tiện đối với xe ôtô. Khung mức thu phí sử dụng đường bộ được thu hàng năm đối với xe môtô.
Bộ Tài chính đang dự thảo thông tư hướng dẫn, sẽ xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương có liên quan trước khi ban hành.
Liên quan đến việc thu phí lưu thông nội độ, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô vào trung tâm thành phố giờ cao điểm mới ở giai đoạn đầu đề xuất bổ sung tên vào Danh mục phí, lệ phí.
Việc bổ sung và Danh mục phí, lệ phí và việc tổ chức thu hai loại phí này nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận cũng cần phải tiến hành các bước theo đúng quy trình, quy định hiện hành và phải có thời gian triển khai phù hợp.
Bộ Giao thông Vận tải cũng chưa đề xuất thu ngay hai loại phí này, thời gian phải thu phải xem xét cụ thể cho phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước.
Về hoạt động taxi, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi được quy định tại Nghị định số 91/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Vì vậy, các đơn vị kinh doanh taxi phải đảm bảo diện tích nơi đỗ xe taxi theo đúng quy định.
Văn bản của Bộ Giao thông Vận tải cũng khẳng định kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi là một loại hình vận tải hành khách công cộng có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền.
Đối tượng phục vụ của taxi là theo yêu cầu của cá nhân, không phải là đối tượng được ưu đãi. Loại hình này cũng được phát triển như các loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ôtô khác.
Hiện nay chỉ có loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt là được xem xét, ưu tiên phát triển./.
Về vấn đề thu phí bảo trì đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định hiện nay Nhà nước mới chỉ thu phí sử dụng đường bộ qua trạm thu phí đường bộ theo quy định tại Thông tư số 90/2004/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đường bộ. Người dân chưa phải nộp phí bảo trì đường bộ.
Thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008, từ năm 2009, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng dự thảo Nghị định Quỹ bảo trì đường bộ, tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương có liên quan, tổ chức hội thảo Quốc tế và trình Chính phủ về Nghị định này.
Ngày 13/3/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2012/NĐ-CP về Quỹ bảo trì đường bộ. Việc xây dựng và ban hành Nghị định Quỹ bảo trì đường bộ được thực hiện theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định, không có yếu tố bất ngờ như trong kiến nghị của Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội.
Nghị định của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ có hiệu lực từ 1/6/2012 đã quy định phương thức thu phí sử dụng đường bộ hàng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để bổ sung nguồn hình thành Quỹ bảo trì đường bộ.
Sau khi thu phí bảo trì đường bộ, các trạm thu phí đường bộ nộp ngân sách nhà nước sẽ được xóa bỏ, các trạm đang chuyển quyền thu phí sẽ dừng khi hết hạn hợp đồng, các trạm thu phí BOT giữ nguyên vì đó là hình thức thu hút vốn đầu tư.
Bộ Tài chính là cơ quan được giao hướng dẫn chế độ quản lý thu phí sử dụng đường bộ; ban hành mức thu phí sử dụng đường bộ được thu hàng năm trên đầu phương tiện đối với xe ôtô. Khung mức thu phí sử dụng đường bộ được thu hàng năm đối với xe môtô.
Bộ Tài chính đang dự thảo thông tư hướng dẫn, sẽ xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương có liên quan trước khi ban hành.
Liên quan đến việc thu phí lưu thông nội độ, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô vào trung tâm thành phố giờ cao điểm mới ở giai đoạn đầu đề xuất bổ sung tên vào Danh mục phí, lệ phí.
Việc bổ sung và Danh mục phí, lệ phí và việc tổ chức thu hai loại phí này nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận cũng cần phải tiến hành các bước theo đúng quy trình, quy định hiện hành và phải có thời gian triển khai phù hợp.
Bộ Giao thông Vận tải cũng chưa đề xuất thu ngay hai loại phí này, thời gian phải thu phải xem xét cụ thể cho phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước.
Về hoạt động taxi, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi được quy định tại Nghị định số 91/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Vì vậy, các đơn vị kinh doanh taxi phải đảm bảo diện tích nơi đỗ xe taxi theo đúng quy định.
Văn bản của Bộ Giao thông Vận tải cũng khẳng định kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi là một loại hình vận tải hành khách công cộng có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền.
Đối tượng phục vụ của taxi là theo yêu cầu của cá nhân, không phải là đối tượng được ưu đãi. Loại hình này cũng được phát triển như các loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ôtô khác.
Hiện nay chỉ có loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt là được xem xét, ưu tiên phát triển./.
Hồng Ninh (TTXVN)