Khác với trẻ em một số huyện vùng cao có nhiều sông suối, vào mùa lũ phải đến trường bằng những mảng bè tre nứa, hay mình trần bơi qua dòng suối nước chảy xiết để đến trường tìm con chữ, những hình ảnh chúng tôi được chứng kiến vào mùa mưa lũ này tại Nghệ An là những em bé vừa mới rời lưng mẹ lên nương rẫy, lại trèo lên vai cha mẹ để đến trường.
Muốn đến trường mùa lũ này, các em phải vượt qua khe, qua suối sâu nước đỏ ngầu do lũ thượng nguồn đang cuồn cuộn chảy về.
Đến trường trên vai mẹ
Người dân xã Châu Đình, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An sống chủ yếu hai bên suối Nậm Choỏng và Nậm Tôn. Do không có cầu, từ lâu con em ở Bản Thịnh khi đến tuổi cắp sách tới trường tiểu học Châu Đình, bắt buộc phải qua suối.
Mùa này nước lũ lên cao tầm 1,4 mét, những nhà dân gần suối thì địu con, cháu trên vai. Nhà cháu nào ở xa thì mang theo cả xe đạp, do đó phụ huynh phải đi lại qua suối ít nhất 3 lần cho một buổi đến trường. Nếu gia đình nào không có điều kiện cho con em học nội trú thì cha mẹ các em phải lội qua suối 9 lần cho mỗi ngày học tập của con em mình.
Khó khăn là thế, nhưng người dân xã vẫn chăm chỉ đưa con tới trường.
Chúng tôi gặp chị Vi Thị Liên, dân tộc Thái, xóm Bản Thịnh, đúng vào lúc chị dắt xe đạp đến trường tiểu học Châu Đình đón hai con. Chị Liên cho biết vào tháng 7, tháng 8 hằng năm, nước suối dâng cao và gia đình chưa có điều kiện cho hai con ở qua trưa thường xuyên, nên “ngày răng cũng rứa” chị phải địu con, vác xe đạp tới 18 lần qua suối Nậm Choỏng.
“Biết là mưa lạnh và cứ phải đưa đưa đón đón, nhưng tôi chịu được, các cháu không đi học thì không biết cái chữ đâu nhà báo ạ,” chị Liên bùi ngùi chia sẻ.
Ông Nguyễn Quý Hùng, Phó Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão huyện Quỳ Hợp cho biết lũ quét, mưa lớn và bão thường xuyên xảy ra tại địa bàn. Toàn huyện có 277 thôn, bản thì có tới hơn 60 thôn, bản trong tình trạng giống xóm Thịnh.
Công trình và "phi công trình" phòng chống thiên tai
Hằng năm sau mỗi trận lũ, dòng chảy các con suối ở Quỳ Hợp lại bị đổi chiều. Nhiều diện tích ruộng bậc thang bị xói lở. Năm 2009, toàn huyện đã mất 100ha ruộng lúa ven suối, chưa kể các công trình kênh mương, thủy lợi nhỏ nằm dọc suối và sườn đồi có độ dốc cao bị hư hại.
Theo người dân địa phương, năm 2011 này có những đợt mưa to dai dẳng tại Quỳ Hợp lên tới 17 ngày liền. Học sinh một bên bờ suối lại phải nghỉ học. Và tuần tự sau mỗi đợt thiên tai, các cấp chính quyền Trung ương và địa phương lại vào cuộc hỗ trợ kinh phí hàng tỷ đồng, cùng kỹ thuật, cây, con giống, cùng nhân dân khai hoang phục hóa...
Với mong muốn được tận mắt chứng kiến những “phi công trình” trong công tác phòng tránh thiên tai, chống biến đổi khí hậu, chúng tôi đã có dịp tìm hiểu dự án “Nâng cao năng lực phòng ngừa và ứng phó thiên tai cho cộng đồng vùng cao Việt Nam.”
Chương trình do Tổ chức viện trợ nhân đạo cộng đồng châu Âu (ECHO) tài trợ thông qua Tổ chức hợp tác và phát triển Pháp (ACTED), Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada (CECI) phối hợp với Hội chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An triển khai tại các xã Châu Đình, Châu Lộc và Liên Hợp.
Ôtô không thể vào được Liên Hợp do mưa lũ làm sạt lở nặng đường vào các thôn, bản. Chúng tôi bèn đến Châu Lộc. Phó xã đội trưởng Lữ Sinh Tuyến cho biết cả xã có 7 người được tập huấn kiến thức về biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng... Đây là lực lượng nòng cốt triển khai các hoạt động tuyên truyền cho bà con.
Mỗi lần tập huấn về, Bí thư, xóm trưởng lại triệu tập người dân đến nghe, cùng bà con xác định hiểm họa của từng xóm, bày cách đối phó ra sao, chuẩn bị như thế nào, từ đó nâng cao ý thức dân bản hơn trong việc nghe ngóng thông tin trên loa phát thanh, trong việc tránh trồng hoa màu trên đất có nguy cơ sạt lở, cũng như chằng chống nhà cửa. Vai trò của cựu chiến binh, phụ nữ thôn, công an xã, thanh niên… đều được phát huy tối đa tại những cuộc diễn tập. Đặc biệt, người dân tại đây đã biết tự lập bản đồ phòng chống thiên tai cho xóm của mình.
Ông Lưu Xuân Điểm, Phó Phòng Nông nghiệp huyện cho biết Ủy ban Nhân dân huyện hoan nghênh cách làm của CECI. Các cuộc diễn tập phòng chống cháy rừng, cứu hộ cứu nạn, di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm rất thành công. Ban dự án đã giúp xây dựng tình huống, kịch bản phù hợp với điều kiện thực tế.
Lấy ví dụ, ngay trung tuần tháng Chín vừa qua, tại xóm Na Rì đã diễn ra một buổi diễn tập mà chỉ trong vòng 37 phút, lực lượng tại chỗ và cứu hộ đã di dời toàn bộ nhân dân trong xóm cùng đồ đạc vượt sông đến địa điểm an toàn.
CECI đã chọn việc đúng với mong muốn của người dân, nên bà con sẵn sàng bỏ công, đóng góp cát, sỏi cùng với sắt thép của dự án hỗ trợ để xây dựng các công trình liên quan đến giảm nhẹ thiên tai cho cộng đồng, như điều chỉnh dòng chảy, sửa cầu xóm, gia cố kênh mương. Cái được lớn nhất là ý thức của người dân đã được nâng cao rõ rệt.
Mỗi năm từ cấp Trung ương đến chính quyền địa phương đều xây dựng kế hoạch phòng tránh lụt bão cho nhân dân. Tuy nhiên, bà con nhiều lúc vẫn còn thụ động. Kể từ khi được tiếp nhận dự án, người dân vùng dự án tại 3 xã đã tự xây dựng kế hoạch phòng chống đặc thù và cụ thể cho từng thôn. Do đó khi mưa lũ về hoặc có dự báo thì kế hoạch của chính quyền địa phương và của người dân đã gặp nhau và phối kết hợp rất nhịp nhàng.
Tìm hiểu thêm về việc nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho học sinh cấp tiểu học, chúng tôi đến trường tiểu học Châu Lộc. Tự hào là một ngôi trường có đông con em dân tộc thiểu số nhưng lại có tiếng về học sinh viết chữ đẹp của tỉnh Nghệ An, thầy hiệu trưởng Nguyễn Công Thành cho biết khi dự án về, mặc dù là trường tiểu học nhưng các em được tiếp cận những khái niệm rất mới nhưng dễ hiểu về biến đổi khí hậu, kỹ năng khi đi qua suối mùa khô, hình thành các đội tuyên truyền trong chính các em học sinh...
Trực tiếp tham gia một sinh hoạt ngoại khóa, chúng tôi được chứng kiến sự nhiệt tình háo hức của con trẻ khi “làm việc theo nhóm” để thi xem nhóm nào về nhất với đề bài của cô giáo giao cho 3 đội là sắp xếp đúng trình tự các hình ảnh về những hành động cần thiết của gia đình, làng bản trước, trong và sau bão lũ.
Em Lê Thị Ly, lớp 5B cho biết em tham gia sinh hoạt câu lạc bộ ngoại khóa từ năm lớp 4. Nhà Ly ở xóm Ính, đi đến trường mất khoảng 20 phút. Mỗi lần lũ lụt về là con suối gần nhà nước lại dâng cao, cả gia đình phải di chuyển. Em đã ý thức rõ hơn, khi đến trường nếu thấy mưa to, nước suối dâng cao thì không liều lĩnh đi qua. Mỗi khi ở trường về, những khái niệm như “phải bảo vệ rừng, không chặt phá rừng” cũng được em truyền đạt lại cho người thân trong gia đình.
Khác với sinh hoạt ngoại khóa của trường tiểu học Châu Lộc, cách làm của trường tiểu học Châu Đình lại là phát các dụng cụ trực quan để tất cả học sinh tự làm chủ thể chính tại tiết học về phòng tránh thiên tai ngay tại lớp học của mình.
Hiệu phó trường tiểu học Châu Đình, cô Phan Thị Thanh cho biết việc giảng dạy ngoại khóa kiến thức về phòng tránh thiên tai không thuộc chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mặc dù kinh phí hỗ trợ của dự án không nhiều, nhưng do nhân dân sống chủ yếu bên suối, nên nhà trường ý thức rất rõ được được quyền lợi của giáo viên và học sinh khi tham gia dự án và linh hoạt chuyển tài liệu giáo cụ trực quan đến tất cả các lớp.
Các em học sinh tiểu học đã thay nhau đóng vai “thầy, cô giáo” chỉ định bất kỳ bạn nào trong lớp trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức phòng chống thiên tai. Nhiều học sinh sau khi dùng áo phao được phát, hồn nhiên kể lại “con cho vở vào cặp rồi khoác lên người khi qua suối răng mà vẫn không chìm cô ạ.”
Trên đường về trung tâm huyện, trong khi chờ thay lốp do cả ngày ôtô phải đi trên những con đường lầy và đầy những tấm đá xẻ nhọn được rải để chống trơn trượt, chúng tôi được ông Nguyễn Hữu Hiếu, cán bộ dự án CECI cho biết để bà con nhận biết tình hình thiên tai sớm, dự án đã đầu tư lắp hệ thống cảnh báo gồm kẻng, loa phát thanh, loa cầm tay... cho các xóm, bản.
Chỉ về một biển báo hiệu nguy hiểm được treo tại khu vực có nguy cơ cao bên đường, ông Hiếu cho biết dự án cấp biển báo cho thôn, còn người trưởng thôn có nhiệm vụ điều chỉnh mũi kim chỉ chính xác các cấp độ nguy hiểm mỗi lần bão lũ xảy ra. Công việc này khiến người dân có ý thức tốt hơn trong việc nghe ngóng thông tin mưa bão.
Đi qua một ngầm bắc qua suối, chúng tôi nhìn thấy cây cột bêtông báo mực nước hiện thời. Kể từ khi có dự án thí điểm đóng cọc này, bà con đi làm nương rẫy cũng đã ý thức được, khi qua suối thì phải nhìn mực nước là bao nhiêu để tránh.
Khác với những cánh đồng lúa của các tỉnh đồng bằng, tháng Chín này nông dân đang vào kỳ gặt hái, thì những ruộng bậc thang ở Quỳ Hợp vẫn đang làm đòng.
Ông Điểm cho biết, ý thức được hậu quả rõ rệt của biến đổi khí hậu trên địa bàn, chính quyền địa phương đã khuyến cáo bà con sử dụng các giống lúa thích nghi để “né lũ.” Với kinh phí đầu tư cho dự án tại Quỳ Hợp vào khoảng 100.000 euro (hơn 2 tỷ đồng), việc xây dựng lên những công trình và “phi công trình” tại đây có thể coi là một mô hình hiệu quả ở một huyện miền tây Nghệ An.
Ông Vi Thanh Tường, Phó Chủ tịch huyện cho biết khi chưa có dự án, chính quyền và nhân dân vẫn phải đối phó với thiên tai. Tuy nhiên, bà con vẫn còn thụ động do suy nghĩ “bão chưa đến nhà là ta chưa biết.”
Dự án về đã góp phần nâng cao ý thức người dân trong phòng chống thiên tai, giúp bà con nhận biết được mình là “vai chính” trong công tác này.
Đây có thể coi là những "phi công trình" và là cái được lớn nhất ở Quỳ Hợp, nơi có nhiều bà con dân tộc thiểu sổ cùng sinh sống./.
Muốn đến trường mùa lũ này, các em phải vượt qua khe, qua suối sâu nước đỏ ngầu do lũ thượng nguồn đang cuồn cuộn chảy về.
Đến trường trên vai mẹ
Người dân xã Châu Đình, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An sống chủ yếu hai bên suối Nậm Choỏng và Nậm Tôn. Do không có cầu, từ lâu con em ở Bản Thịnh khi đến tuổi cắp sách tới trường tiểu học Châu Đình, bắt buộc phải qua suối.
Mùa này nước lũ lên cao tầm 1,4 mét, những nhà dân gần suối thì địu con, cháu trên vai. Nhà cháu nào ở xa thì mang theo cả xe đạp, do đó phụ huynh phải đi lại qua suối ít nhất 3 lần cho một buổi đến trường. Nếu gia đình nào không có điều kiện cho con em học nội trú thì cha mẹ các em phải lội qua suối 9 lần cho mỗi ngày học tập của con em mình.
Khó khăn là thế, nhưng người dân xã vẫn chăm chỉ đưa con tới trường.
Chúng tôi gặp chị Vi Thị Liên, dân tộc Thái, xóm Bản Thịnh, đúng vào lúc chị dắt xe đạp đến trường tiểu học Châu Đình đón hai con. Chị Liên cho biết vào tháng 7, tháng 8 hằng năm, nước suối dâng cao và gia đình chưa có điều kiện cho hai con ở qua trưa thường xuyên, nên “ngày răng cũng rứa” chị phải địu con, vác xe đạp tới 18 lần qua suối Nậm Choỏng.
“Biết là mưa lạnh và cứ phải đưa đưa đón đón, nhưng tôi chịu được, các cháu không đi học thì không biết cái chữ đâu nhà báo ạ,” chị Liên bùi ngùi chia sẻ.
Ông Nguyễn Quý Hùng, Phó Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão huyện Quỳ Hợp cho biết lũ quét, mưa lớn và bão thường xuyên xảy ra tại địa bàn. Toàn huyện có 277 thôn, bản thì có tới hơn 60 thôn, bản trong tình trạng giống xóm Thịnh.
Công trình và "phi công trình" phòng chống thiên tai
Hằng năm sau mỗi trận lũ, dòng chảy các con suối ở Quỳ Hợp lại bị đổi chiều. Nhiều diện tích ruộng bậc thang bị xói lở. Năm 2009, toàn huyện đã mất 100ha ruộng lúa ven suối, chưa kể các công trình kênh mương, thủy lợi nhỏ nằm dọc suối và sườn đồi có độ dốc cao bị hư hại.
Theo người dân địa phương, năm 2011 này có những đợt mưa to dai dẳng tại Quỳ Hợp lên tới 17 ngày liền. Học sinh một bên bờ suối lại phải nghỉ học. Và tuần tự sau mỗi đợt thiên tai, các cấp chính quyền Trung ương và địa phương lại vào cuộc hỗ trợ kinh phí hàng tỷ đồng, cùng kỹ thuật, cây, con giống, cùng nhân dân khai hoang phục hóa...
Với mong muốn được tận mắt chứng kiến những “phi công trình” trong công tác phòng tránh thiên tai, chống biến đổi khí hậu, chúng tôi đã có dịp tìm hiểu dự án “Nâng cao năng lực phòng ngừa và ứng phó thiên tai cho cộng đồng vùng cao Việt Nam.”
Chương trình do Tổ chức viện trợ nhân đạo cộng đồng châu Âu (ECHO) tài trợ thông qua Tổ chức hợp tác và phát triển Pháp (ACTED), Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada (CECI) phối hợp với Hội chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An triển khai tại các xã Châu Đình, Châu Lộc và Liên Hợp.
Ôtô không thể vào được Liên Hợp do mưa lũ làm sạt lở nặng đường vào các thôn, bản. Chúng tôi bèn đến Châu Lộc. Phó xã đội trưởng Lữ Sinh Tuyến cho biết cả xã có 7 người được tập huấn kiến thức về biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng... Đây là lực lượng nòng cốt triển khai các hoạt động tuyên truyền cho bà con.
Mỗi lần tập huấn về, Bí thư, xóm trưởng lại triệu tập người dân đến nghe, cùng bà con xác định hiểm họa của từng xóm, bày cách đối phó ra sao, chuẩn bị như thế nào, từ đó nâng cao ý thức dân bản hơn trong việc nghe ngóng thông tin trên loa phát thanh, trong việc tránh trồng hoa màu trên đất có nguy cơ sạt lở, cũng như chằng chống nhà cửa. Vai trò của cựu chiến binh, phụ nữ thôn, công an xã, thanh niên… đều được phát huy tối đa tại những cuộc diễn tập. Đặc biệt, người dân tại đây đã biết tự lập bản đồ phòng chống thiên tai cho xóm của mình.
Ông Lưu Xuân Điểm, Phó Phòng Nông nghiệp huyện cho biết Ủy ban Nhân dân huyện hoan nghênh cách làm của CECI. Các cuộc diễn tập phòng chống cháy rừng, cứu hộ cứu nạn, di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm rất thành công. Ban dự án đã giúp xây dựng tình huống, kịch bản phù hợp với điều kiện thực tế.
Lấy ví dụ, ngay trung tuần tháng Chín vừa qua, tại xóm Na Rì đã diễn ra một buổi diễn tập mà chỉ trong vòng 37 phút, lực lượng tại chỗ và cứu hộ đã di dời toàn bộ nhân dân trong xóm cùng đồ đạc vượt sông đến địa điểm an toàn.
CECI đã chọn việc đúng với mong muốn của người dân, nên bà con sẵn sàng bỏ công, đóng góp cát, sỏi cùng với sắt thép của dự án hỗ trợ để xây dựng các công trình liên quan đến giảm nhẹ thiên tai cho cộng đồng, như điều chỉnh dòng chảy, sửa cầu xóm, gia cố kênh mương. Cái được lớn nhất là ý thức của người dân đã được nâng cao rõ rệt.
Mỗi năm từ cấp Trung ương đến chính quyền địa phương đều xây dựng kế hoạch phòng tránh lụt bão cho nhân dân. Tuy nhiên, bà con nhiều lúc vẫn còn thụ động. Kể từ khi được tiếp nhận dự án, người dân vùng dự án tại 3 xã đã tự xây dựng kế hoạch phòng chống đặc thù và cụ thể cho từng thôn. Do đó khi mưa lũ về hoặc có dự báo thì kế hoạch của chính quyền địa phương và của người dân đã gặp nhau và phối kết hợp rất nhịp nhàng.
Tìm hiểu thêm về việc nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho học sinh cấp tiểu học, chúng tôi đến trường tiểu học Châu Lộc. Tự hào là một ngôi trường có đông con em dân tộc thiểu số nhưng lại có tiếng về học sinh viết chữ đẹp của tỉnh Nghệ An, thầy hiệu trưởng Nguyễn Công Thành cho biết khi dự án về, mặc dù là trường tiểu học nhưng các em được tiếp cận những khái niệm rất mới nhưng dễ hiểu về biến đổi khí hậu, kỹ năng khi đi qua suối mùa khô, hình thành các đội tuyên truyền trong chính các em học sinh...
Trực tiếp tham gia một sinh hoạt ngoại khóa, chúng tôi được chứng kiến sự nhiệt tình háo hức của con trẻ khi “làm việc theo nhóm” để thi xem nhóm nào về nhất với đề bài của cô giáo giao cho 3 đội là sắp xếp đúng trình tự các hình ảnh về những hành động cần thiết của gia đình, làng bản trước, trong và sau bão lũ.
Em Lê Thị Ly, lớp 5B cho biết em tham gia sinh hoạt câu lạc bộ ngoại khóa từ năm lớp 4. Nhà Ly ở xóm Ính, đi đến trường mất khoảng 20 phút. Mỗi lần lũ lụt về là con suối gần nhà nước lại dâng cao, cả gia đình phải di chuyển. Em đã ý thức rõ hơn, khi đến trường nếu thấy mưa to, nước suối dâng cao thì không liều lĩnh đi qua. Mỗi khi ở trường về, những khái niệm như “phải bảo vệ rừng, không chặt phá rừng” cũng được em truyền đạt lại cho người thân trong gia đình.
Khác với sinh hoạt ngoại khóa của trường tiểu học Châu Lộc, cách làm của trường tiểu học Châu Đình lại là phát các dụng cụ trực quan để tất cả học sinh tự làm chủ thể chính tại tiết học về phòng tránh thiên tai ngay tại lớp học của mình.
Hiệu phó trường tiểu học Châu Đình, cô Phan Thị Thanh cho biết việc giảng dạy ngoại khóa kiến thức về phòng tránh thiên tai không thuộc chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mặc dù kinh phí hỗ trợ của dự án không nhiều, nhưng do nhân dân sống chủ yếu bên suối, nên nhà trường ý thức rất rõ được được quyền lợi của giáo viên và học sinh khi tham gia dự án và linh hoạt chuyển tài liệu giáo cụ trực quan đến tất cả các lớp.
Các em học sinh tiểu học đã thay nhau đóng vai “thầy, cô giáo” chỉ định bất kỳ bạn nào trong lớp trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức phòng chống thiên tai. Nhiều học sinh sau khi dùng áo phao được phát, hồn nhiên kể lại “con cho vở vào cặp rồi khoác lên người khi qua suối răng mà vẫn không chìm cô ạ.”
Trên đường về trung tâm huyện, trong khi chờ thay lốp do cả ngày ôtô phải đi trên những con đường lầy và đầy những tấm đá xẻ nhọn được rải để chống trơn trượt, chúng tôi được ông Nguyễn Hữu Hiếu, cán bộ dự án CECI cho biết để bà con nhận biết tình hình thiên tai sớm, dự án đã đầu tư lắp hệ thống cảnh báo gồm kẻng, loa phát thanh, loa cầm tay... cho các xóm, bản.
Chỉ về một biển báo hiệu nguy hiểm được treo tại khu vực có nguy cơ cao bên đường, ông Hiếu cho biết dự án cấp biển báo cho thôn, còn người trưởng thôn có nhiệm vụ điều chỉnh mũi kim chỉ chính xác các cấp độ nguy hiểm mỗi lần bão lũ xảy ra. Công việc này khiến người dân có ý thức tốt hơn trong việc nghe ngóng thông tin mưa bão.
Đi qua một ngầm bắc qua suối, chúng tôi nhìn thấy cây cột bêtông báo mực nước hiện thời. Kể từ khi có dự án thí điểm đóng cọc này, bà con đi làm nương rẫy cũng đã ý thức được, khi qua suối thì phải nhìn mực nước là bao nhiêu để tránh.
Khác với những cánh đồng lúa của các tỉnh đồng bằng, tháng Chín này nông dân đang vào kỳ gặt hái, thì những ruộng bậc thang ở Quỳ Hợp vẫn đang làm đòng.
Ông Điểm cho biết, ý thức được hậu quả rõ rệt của biến đổi khí hậu trên địa bàn, chính quyền địa phương đã khuyến cáo bà con sử dụng các giống lúa thích nghi để “né lũ.” Với kinh phí đầu tư cho dự án tại Quỳ Hợp vào khoảng 100.000 euro (hơn 2 tỷ đồng), việc xây dựng lên những công trình và “phi công trình” tại đây có thể coi là một mô hình hiệu quả ở một huyện miền tây Nghệ An.
Ông Vi Thanh Tường, Phó Chủ tịch huyện cho biết khi chưa có dự án, chính quyền và nhân dân vẫn phải đối phó với thiên tai. Tuy nhiên, bà con vẫn còn thụ động do suy nghĩ “bão chưa đến nhà là ta chưa biết.”
Dự án về đã góp phần nâng cao ý thức người dân trong phòng chống thiên tai, giúp bà con nhận biết được mình là “vai chính” trong công tác này.
Đây có thể coi là những "phi công trình" và là cái được lớn nhất ở Quỳ Hợp, nơi có nhiều bà con dân tộc thiểu sổ cùng sinh sống./.
Hoàng Thị Hoa (TTXVN/Vietnam+)