Những ngày này, xếp hàng chờ đến lượt rửa xe là chuyện dễ thấy ở Hà Nội. Người ta không những phải ngồi chờ để chiếc xe yêu quý của mình được làm đẹp mà còn phải móc ví nhiều hơn thường ngày. Dịch vụ tân trang xe máy, xe hơi trên khắp Hà Nội đang có những ngày sội động nhất năm.
Chôn chân hơn nửa tiếng tại bãi rửa xe trên đường Nguyễn Khánh Toàn, anh Bùi Thế Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội) phát cáu vì đợi từ 8 giờ sáng mà chiếc xế hộp của mình vẫn chưa đến lượt. Bực mình, anh đánh xe sang mấy hàng rửa xe gần đó nhưng tình hình cũng chẳng sáng sủa hơn là mấy. Xe của anh vẫn phải nằm dài đợi 4, 5 xe khác vào “tắm” trước.
“Những ngày này không kiên nhẫn là y như rằng xôi hỏng bỏng không ngay, kể từ việc rửa xe,” anh Hùng ngao ngán.
Quả như lời anh Hùng chiêm nghiệm, vừa thấy anh Hùng đánh xe đi, chi chít 2, 3 xe khác đã đua nhau mấp mé ngay vào chỗ trống ở cửa hàng rửa xe nọ.
Một nhân viên ở cửa hàng rửa xe lớn Nguyễn Khánh Toàn thành thật, hàng năm, cứ khoảng 23 Tết là anh em nhân viên lại quần quật từ sáng đến tối muộn mới được ngơi tay.
Để đáp ứng nhu cầu của thượng đế, cửa hàng đã phải tuyển gấp 5, 6 nhân viên làm thời vụ.
Chỉ vào khoảng sân rộng của cửa hàng, anh Tuấn, chủ cửa hàng bảo, mấy ngày khách đến đông mà chưa kịp tuyển đủ người, an cũng phải xắn tay áo ra phụ nhân viên rửa xe.
“Chỉ riêng đánh xe ra, vào cho khách cũng đủ bở hơi tai rồi,” anh Tuấn tâm sự.
Nhộn nhịp không kém, cửa hàng rửa xe trên phố Tăng Bạt Hổ cũng đang có những ngày “chạy” hết công suất. Lường trước được lượng người tăng đột biến, anh Chính, chủ cửa hàng đã phải chia ca, chia kíp cho nhóm thợ đàng hoàng. 5 người chuyên rửa xe, 5 thợ chỉ lau khô, hút bụi, cứ thế xoay vòng suốt từ sáng đến tối.
“Có găng tay đàng hoàng nhưng trời rét mướt lại ngâm nước cả ngày nên tay chân ai cũng đỏ ửng lên. Vậy nhưng, cả năm mới được một dịp, mình cũng phải cố kiếm thêm,” anh Chính chia sẻ.
Theo khảo sát của phóng viên Vietnam+, cùng với không khí ngày một nóng lên của những cửa hàng rửa xe, giá một lần “tắm” cho xe cũng đã tăng không ít.
Nếu như thường ngày, giá rửa xe máy chỉ ở mức 12.000 – 15.000 đồng thì nay đã mon men lên đến 20.000 đồng/ xe. Với xe hơi, giá ở nhiều nơi cũng đã vọt lên mức 35.000 – 40.000 đồng thay vì 25.000 – 30.000 đồng như trước đây.
Nhớ lại Tết năm ngoái, chị Mai Phương (Khuất Duy Tiến, Hà Nội) vẫn chưa quên mức giá 30.000 đồng cho một lần rửa xe ở một cửa hàng quen.
“27, 28 Tết giá sẽ còn đẩy lên cao hơn nhiều. Thế nhưng, Tết nhất đi chơi diện quần áo mới, chả lẽ lại để xe bẩn,” chị Phương nói.
Không chỉ rửa xe, dịch vụ bảo dưỡng, tân trang xe máy cũng đang hút khách trong thời gian này.
Dẫn xe vào cửa hàng Honda trên phố Xuân Thủy (Cầu Giấy), anh Nguyễn Trọng Đức kể, năm vừa rồi, đúng mồng 2 Tết, cả nhà đèo nhau về ngoại thì xe chết lịm, đạp vã mồ hôi mà cái xe cứ ngúng nguẩy chẳng chịu lên tiếng.
Vậy nên, năm nay chẳng dám liều, trước Tết anh đã vội mang ra tiệm cho thợ “khám”, chỗ nào hỏng hóc là thay ngay cho khỏi xui đầu năm.
Một thợ sửa xe tên Thắng tại số 124 Cầu Giấy tiết lộ, lượng người đến bảo dưỡng đang tăng lên từng ngày.
“Nhiều người thường có thói quen bảo dưỡng xe cuối năm. Thế nên vài hôm nay, cả xưởng mười mấy thợ chúng tôi làm cả ngày cũng không hết việc,” anh Thắng cười nói.
Tuy nhiên, theo anh Thắng, không những bảo dưỡng xe, nhiều khách đến cửa hàng còn để chăm chút, làm đẹp cho chiếc xe của mình. Dịch vụ phổ biến nhất thời gian này là sơn bóng, đánh mờ vết xước hay thay giấy dán thân xe.
“Những dịch vụ này cũng phải dao động từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Đắt hơn ngày thường một chút nhưng vì làm đẹp, cũng chẳng thấy ai phàn nàn gì,” anh thợ xe cười dí dỏm./.
Chôn chân hơn nửa tiếng tại bãi rửa xe trên đường Nguyễn Khánh Toàn, anh Bùi Thế Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội) phát cáu vì đợi từ 8 giờ sáng mà chiếc xế hộp của mình vẫn chưa đến lượt. Bực mình, anh đánh xe sang mấy hàng rửa xe gần đó nhưng tình hình cũng chẳng sáng sủa hơn là mấy. Xe của anh vẫn phải nằm dài đợi 4, 5 xe khác vào “tắm” trước.
“Những ngày này không kiên nhẫn là y như rằng xôi hỏng bỏng không ngay, kể từ việc rửa xe,” anh Hùng ngao ngán.
Quả như lời anh Hùng chiêm nghiệm, vừa thấy anh Hùng đánh xe đi, chi chít 2, 3 xe khác đã đua nhau mấp mé ngay vào chỗ trống ở cửa hàng rửa xe nọ.
Một nhân viên ở cửa hàng rửa xe lớn Nguyễn Khánh Toàn thành thật, hàng năm, cứ khoảng 23 Tết là anh em nhân viên lại quần quật từ sáng đến tối muộn mới được ngơi tay.
Để đáp ứng nhu cầu của thượng đế, cửa hàng đã phải tuyển gấp 5, 6 nhân viên làm thời vụ.
Chỉ vào khoảng sân rộng của cửa hàng, anh Tuấn, chủ cửa hàng bảo, mấy ngày khách đến đông mà chưa kịp tuyển đủ người, an cũng phải xắn tay áo ra phụ nhân viên rửa xe.
“Chỉ riêng đánh xe ra, vào cho khách cũng đủ bở hơi tai rồi,” anh Tuấn tâm sự.
Nhộn nhịp không kém, cửa hàng rửa xe trên phố Tăng Bạt Hổ cũng đang có những ngày “chạy” hết công suất. Lường trước được lượng người tăng đột biến, anh Chính, chủ cửa hàng đã phải chia ca, chia kíp cho nhóm thợ đàng hoàng. 5 người chuyên rửa xe, 5 thợ chỉ lau khô, hút bụi, cứ thế xoay vòng suốt từ sáng đến tối.
“Có găng tay đàng hoàng nhưng trời rét mướt lại ngâm nước cả ngày nên tay chân ai cũng đỏ ửng lên. Vậy nhưng, cả năm mới được một dịp, mình cũng phải cố kiếm thêm,” anh Chính chia sẻ.
Theo khảo sát của phóng viên Vietnam+, cùng với không khí ngày một nóng lên của những cửa hàng rửa xe, giá một lần “tắm” cho xe cũng đã tăng không ít.
Nếu như thường ngày, giá rửa xe máy chỉ ở mức 12.000 – 15.000 đồng thì nay đã mon men lên đến 20.000 đồng/ xe. Với xe hơi, giá ở nhiều nơi cũng đã vọt lên mức 35.000 – 40.000 đồng thay vì 25.000 – 30.000 đồng như trước đây.
Nhớ lại Tết năm ngoái, chị Mai Phương (Khuất Duy Tiến, Hà Nội) vẫn chưa quên mức giá 30.000 đồng cho một lần rửa xe ở một cửa hàng quen.
“27, 28 Tết giá sẽ còn đẩy lên cao hơn nhiều. Thế nhưng, Tết nhất đi chơi diện quần áo mới, chả lẽ lại để xe bẩn,” chị Phương nói.
Không chỉ rửa xe, dịch vụ bảo dưỡng, tân trang xe máy cũng đang hút khách trong thời gian này.
Dẫn xe vào cửa hàng Honda trên phố Xuân Thủy (Cầu Giấy), anh Nguyễn Trọng Đức kể, năm vừa rồi, đúng mồng 2 Tết, cả nhà đèo nhau về ngoại thì xe chết lịm, đạp vã mồ hôi mà cái xe cứ ngúng nguẩy chẳng chịu lên tiếng.
Vậy nên, năm nay chẳng dám liều, trước Tết anh đã vội mang ra tiệm cho thợ “khám”, chỗ nào hỏng hóc là thay ngay cho khỏi xui đầu năm.
Một thợ sửa xe tên Thắng tại số 124 Cầu Giấy tiết lộ, lượng người đến bảo dưỡng đang tăng lên từng ngày.
“Nhiều người thường có thói quen bảo dưỡng xe cuối năm. Thế nên vài hôm nay, cả xưởng mười mấy thợ chúng tôi làm cả ngày cũng không hết việc,” anh Thắng cười nói.
Tuy nhiên, theo anh Thắng, không những bảo dưỡng xe, nhiều khách đến cửa hàng còn để chăm chút, làm đẹp cho chiếc xe của mình. Dịch vụ phổ biến nhất thời gian này là sơn bóng, đánh mờ vết xước hay thay giấy dán thân xe.
“Những dịch vụ này cũng phải dao động từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Đắt hơn ngày thường một chút nhưng vì làm đẹp, cũng chẳng thấy ai phàn nàn gì,” anh thợ xe cười dí dỏm./.
Xuân Dũng (Vietnam+)