Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 24/7, tại Hội nghị quốc tế lần thứ 19 về AIDS đang diễn ra ở thủ đô Washington của Mỹ, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cảnh báo tình trạng phân biệt đối xử và sỉ nhục người nhiễm HIV vẫn phổ biến trên toàn cầu.
Thực tế này đã khiến HIV vẫn tiếp tục là trở ngại lớn đối với an ninh việc làm của người lao động.
Báo cáo của Mạng lưới toàn cầu những người nhiễm HIV (GNP+), được ILO bảo trợ, nhấn mạnh hơn 30 triệu người trong độ tuổi lao động trên thế giới bị nhiễm HIV đang phải đối mặt với mức độ phân biệt đối xử cao thông qua việc bị ngăn chặn hoặc bị hạn chế tiếp cận các cơ hội việc làm, bị phủ nhận quyền tham gia thị trường lao động, bị buộc phải thay đổi việc làm, bị phủ nhận việc thăng tiến nghề nghiệp, thậm chí bị sa thải hoặc không được tiếp cận các cơ hội đào tạo và nâng cao tay nghề.
45% số người nhiễm HIV ở Nigeria bị mất việc làm, 27% bị từ chối cơ hội việc làm trong vòng 12 tháng kể từ khi họ bị phát hiện nhiễm HIV. 28% người nhiễm HIV ở Kenya buộc phải thay đổi việc làm hoặc bị từ chối các cơ hội thăng tiến. 54% trong giới chủ công ty, xí nghiệp… và 54% người cùng làm việc ở Malaysia có phản ứng phân biệt đối xử và lăng mạ với người lao động bị nhiễm HIV khi phát hiện họ nhiễm HIV.
Báo cáo của GNP+ nêu bật hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng của thực tế phân biệt đối xử với người lao động nhiễm HIV, đồng thời kêu gọi nhiều nước hơn nữa tăng cường bảo vệ các quyền của người nhiễm HIV tại nơi làm việc.
Để cải thiện tình hình, các nước cần thực hiện nghiêm túc Kế hoạch của ILO năm 2010 về HIV/AIDS và thế giới việc làm, một công cụ quốc tế đầu tiên bảo vệ quyền con người của người nhiễm HIV trong thế giới việc làm.
Kế hoạch này yêu cầu các nước không phân biệt đối xử hoặc có hành động sỉ nhục đối với người nhiễm HIV cả trong tiếp cận cơ hội việc làm và nghề nghiệp, trong các điều kiện và thời hạn hợp đồng làm việc cũng như quyền giữ nguyên việc làm hoặc nghề nghiệp.
ILO khẳng định phủ nhận các quyền này của người lao động nhiễm HIV không đem lại lợi ích cho thế giới việc làm mà còn phá hoại nguồn vốn xã hội, gây tác hại không kể xiết đối với các cá nhân và gây bất ổn định các gia đình, cộng đồng, giới kinh doanh và nền kinh tế quốc gia.
Tăng cường đối tác giữa khu vực kinh tế công và tư nhân, thúc đẩy các hành động thích hợp tương xứng tại nơi làm việc cùng với các chính sách làm giảm để dần tiến tới loại trừ thái độ phân biệt đối xử và sỉ nhục người lao động nhiễm HIV phải là các vấn đề trung tâm trong phản ứng tích cực của thế giới đối với HIV/AIDS.
Quan hệ đối tác công tư thích hợp sẽ tạo điều kiện để các công ty hòa nhập các chương trình phòng chống HIV và thái độ phân biệt đối xử đối với người HIV vào các dây chuyền sản xuất và cung ứng của họ cũng như tham gia các chương trình điều trị bệnh AIDS./.
Thực tế này đã khiến HIV vẫn tiếp tục là trở ngại lớn đối với an ninh việc làm của người lao động.
Báo cáo của Mạng lưới toàn cầu những người nhiễm HIV (GNP+), được ILO bảo trợ, nhấn mạnh hơn 30 triệu người trong độ tuổi lao động trên thế giới bị nhiễm HIV đang phải đối mặt với mức độ phân biệt đối xử cao thông qua việc bị ngăn chặn hoặc bị hạn chế tiếp cận các cơ hội việc làm, bị phủ nhận quyền tham gia thị trường lao động, bị buộc phải thay đổi việc làm, bị phủ nhận việc thăng tiến nghề nghiệp, thậm chí bị sa thải hoặc không được tiếp cận các cơ hội đào tạo và nâng cao tay nghề.
45% số người nhiễm HIV ở Nigeria bị mất việc làm, 27% bị từ chối cơ hội việc làm trong vòng 12 tháng kể từ khi họ bị phát hiện nhiễm HIV. 28% người nhiễm HIV ở Kenya buộc phải thay đổi việc làm hoặc bị từ chối các cơ hội thăng tiến. 54% trong giới chủ công ty, xí nghiệp… và 54% người cùng làm việc ở Malaysia có phản ứng phân biệt đối xử và lăng mạ với người lao động bị nhiễm HIV khi phát hiện họ nhiễm HIV.
Báo cáo của GNP+ nêu bật hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng của thực tế phân biệt đối xử với người lao động nhiễm HIV, đồng thời kêu gọi nhiều nước hơn nữa tăng cường bảo vệ các quyền của người nhiễm HIV tại nơi làm việc.
Để cải thiện tình hình, các nước cần thực hiện nghiêm túc Kế hoạch của ILO năm 2010 về HIV/AIDS và thế giới việc làm, một công cụ quốc tế đầu tiên bảo vệ quyền con người của người nhiễm HIV trong thế giới việc làm.
Kế hoạch này yêu cầu các nước không phân biệt đối xử hoặc có hành động sỉ nhục đối với người nhiễm HIV cả trong tiếp cận cơ hội việc làm và nghề nghiệp, trong các điều kiện và thời hạn hợp đồng làm việc cũng như quyền giữ nguyên việc làm hoặc nghề nghiệp.
ILO khẳng định phủ nhận các quyền này của người lao động nhiễm HIV không đem lại lợi ích cho thế giới việc làm mà còn phá hoại nguồn vốn xã hội, gây tác hại không kể xiết đối với các cá nhân và gây bất ổn định các gia đình, cộng đồng, giới kinh doanh và nền kinh tế quốc gia.
Tăng cường đối tác giữa khu vực kinh tế công và tư nhân, thúc đẩy các hành động thích hợp tương xứng tại nơi làm việc cùng với các chính sách làm giảm để dần tiến tới loại trừ thái độ phân biệt đối xử và sỉ nhục người lao động nhiễm HIV phải là các vấn đề trung tâm trong phản ứng tích cực của thế giới đối với HIV/AIDS.
Quan hệ đối tác công tư thích hợp sẽ tạo điều kiện để các công ty hòa nhập các chương trình phòng chống HIV và thái độ phân biệt đối xử đối với người HIV vào các dây chuyền sản xuất và cung ứng của họ cũng như tham gia các chương trình điều trị bệnh AIDS./.
(TTXVN)