Bà Amalia Lacroze de Fortabat, người phụ nữ giàu nhất Argentina, đã qua đời ngày 18/2 tại thủ đô Buenos Aires, để lại tài sản trị giá ước tính trên 1,8 tỷ USD.
Sau cái chết của người chồng thứ 2, ông Alfredo Fortabat, bà Amalia đã thừa kế một trong những gia tài kếch xù tại Argentina, bao gồm 23 trang trại với tổng diện tích 160.000 ha và 170.000 đầu gia súc; tòa nhà, biệt thự hoặc căn hộ tại 3 Mỹ, Hi Lạp và Argentina; 3 máy bay, 1 trực thăng, 1 tàu thủy và nhiều xe hơi sang trọng; và đặc biệt là tập đoàn xi măng Loma Negra.
Tạp chí Forbes (Mỹ) từng đưa bà Amalita vào danh sách 10 phụ nữ giàu nhất thế giới.
Tập đoàn Loma Negra dẫn đầu trong sản xuất xi măng tại Argentina trong những năm 1950-1960 và có thời điểm chiếm 1/2 sản lượng xi măng của cả nước. Trong gần 30 năm điều hành, tài sản của doanh nghiệp này đã tăng 3 lần và bà trở thành một trong những nữ doanh nhân tiêu biểu nhất, từng được mệnh danh là “Người đàn bà xi măng” của Argentina, và là một biểu tượng của quyền lực tại quốc gia Nam Mỹ này trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước.
Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực kinh doanh, bà Amalita còn được nhiều người biết đến như là một nhà hảo tâm và một người ham mê nghệ thuật.
Thông qua một quỹ mang tên bà được thành lập trong thập kỷ 70, bà đã trao hàng chục triệu USD cho các tổ chức từ thiện trong nước, hỗ trợ các nhà trẻ, trường học, trung tâm văn hóa. Bà từng tặng 500.000 USD cho Chương trình lương thực thế giới (PAM) để trợ giúp những người tị nạn và tài trợ phẫu thuật cho một bé gái người Anbani bị mất một cánh tay tại một khu mỏ. Đây là khoản tiền lớn nhất được một cá nhân đóng góp cho PAM.
Bà Amalia còn là nhà sưu tầm nghệ thuật lớn nhất Argentina, thậm chí sở hữu một bảo tàng nghệ thuật mang tên bà tại thủ đô Buenos Aires, được coi là một trong những bộ sưu tầm cá nhân quan trọng nhất tại châu Mỹ, với khoảng 400 tác phẩm. Do đam mê nghệ thuật, năm 1992 bà được bổ nhiệm làm Chủ tịch Quỹ nghệ thuật quốc gia và đảm nhiệm chức này tới năm 2003./.
Sau cái chết của người chồng thứ 2, ông Alfredo Fortabat, bà Amalia đã thừa kế một trong những gia tài kếch xù tại Argentina, bao gồm 23 trang trại với tổng diện tích 160.000 ha và 170.000 đầu gia súc; tòa nhà, biệt thự hoặc căn hộ tại 3 Mỹ, Hi Lạp và Argentina; 3 máy bay, 1 trực thăng, 1 tàu thủy và nhiều xe hơi sang trọng; và đặc biệt là tập đoàn xi măng Loma Negra.
Tạp chí Forbes (Mỹ) từng đưa bà Amalita vào danh sách 10 phụ nữ giàu nhất thế giới.
Tập đoàn Loma Negra dẫn đầu trong sản xuất xi măng tại Argentina trong những năm 1950-1960 và có thời điểm chiếm 1/2 sản lượng xi măng của cả nước. Trong gần 30 năm điều hành, tài sản của doanh nghiệp này đã tăng 3 lần và bà trở thành một trong những nữ doanh nhân tiêu biểu nhất, từng được mệnh danh là “Người đàn bà xi măng” của Argentina, và là một biểu tượng của quyền lực tại quốc gia Nam Mỹ này trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước.
Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực kinh doanh, bà Amalita còn được nhiều người biết đến như là một nhà hảo tâm và một người ham mê nghệ thuật.
Thông qua một quỹ mang tên bà được thành lập trong thập kỷ 70, bà đã trao hàng chục triệu USD cho các tổ chức từ thiện trong nước, hỗ trợ các nhà trẻ, trường học, trung tâm văn hóa. Bà từng tặng 500.000 USD cho Chương trình lương thực thế giới (PAM) để trợ giúp những người tị nạn và tài trợ phẫu thuật cho một bé gái người Anbani bị mất một cánh tay tại một khu mỏ. Đây là khoản tiền lớn nhất được một cá nhân đóng góp cho PAM.
Bà Amalia còn là nhà sưu tầm nghệ thuật lớn nhất Argentina, thậm chí sở hữu một bảo tàng nghệ thuật mang tên bà tại thủ đô Buenos Aires, được coi là một trong những bộ sưu tầm cá nhân quan trọng nhất tại châu Mỹ, với khoảng 400 tác phẩm. Do đam mê nghệ thuật, năm 1992 bà được bổ nhiệm làm Chủ tịch Quỹ nghệ thuật quốc gia và đảm nhiệm chức này tới năm 2003./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)