Tiết kiệm là một trong những ưu điểm của người châu Á, song người Hàn Quốc lại đặc biệt thiếu đức tính này.
Mỗi người trưởng thành tại xứ Kim Chi trung bình có gần 5 thẻ tín dụng để thỏa sức tiêu xài và "núi nợ" của các hộ gia đình Hàn Quốc đã vượt xa Mỹ ở thời điểm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay thứ cấp.
Trong bối cảnh nguy cơ suy thoái kép của kinh tế toàn cầu đang ngày một lớn dần và tác động tiêu cực tới xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, thì chi tiêu tiêu dùng là chìa khóa để kinh tế tăng trưởng và hoạt động vay mượn của hộ gia đình lại là "chỗ dựa" cho chi tiêu.
Tình trạng nợ nần - hiện cao hơn nhiều so với mức đã từng châm ngòi cho cuộc khủng hoảng thẻ tín dụng 8 năm về trước - có lẽ là rủi ro lớn nhất mà Hàn Quốc phải đối mặt khi cuộc tuyển cử năm 2012 đang cận kề.
Song hành cùng nguồn vốn chủ đạo của các ngân hàng, các chủ tín dụng tại chợ đen đang phát triển mạnh. Thậm chí đã xuất hiện những quảng cáo công khai kiểu như "Chúng tôi sẽ chuyển tiền sau 11 giây trên điện thoại thông minh."
Thống kê chính thức cho hay, các khoản cho vay từ các chủ tín dụng "cấp hai" này tăng gần 10% trong năm 2010 lên 7.500 tỷ won (6,9 tỷ USD), đánh chủ yếu vào nhu cầu vô độ của sinh viên, các bà nội trợ và nhân viên văn phòng.
Nghị sĩ Hong Hee-deok thuộc Đảng Lao động dân chủ nhận định: Nợ của hộ gia đình đang thực sự nghiêm trọng và đang phình lên mỗi ngày. Nếu không sớm giải quyết, hiện tượng này có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng nợ công.
Nhưng các chuyên gia kinh tế độc lập lại không chia sẻ mối lo này mặc dù đã có bài học về mức nợ tiêu dùng cao. Tại cuộc khủng hoảng thẻ tín dụng năm 2003, hàng triệu người bị vỡ nợ và Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) đã buộc phải bơm tiền vào thị trường trái phiếu bị căng như dây đàn.
Frederic Neumann, đồng phụ trách mảng nghiên cứu kinh tế châu Á thuộc HSBC chi nhánh Hồng Công nhận định: Hiện còn sớm để dự đoán về cái kết như hồi năm 2003. Nếu nợ của hộ gia đình vẫn cao trong một thời gian dài, tất yếu sẽ làm tăng rủi ro đối với sự ổn định tài chính. Nhưng trong thời điểm hiện nay, kịch bản này còn ở xa.
Erik Lueth, chuyên gia kinh tế tại Royal Bank of Scotland cho biết, nợ của hộ gia đình Hàn Quốc năm 2010 tương đương 155% thu nhập sau thuế, trong khi ở thời điểm khởi đầu của cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay thứ cấp Mỹ, con số này chỉ ở mức 138% tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Hiện một số người Hàn Quốc đã không chống đỡ nổi gánh nặng nợ nần. Trước đây, Hàn Quốc cũng từng bị nợ nần "cấu xé."
Hồi năm 1997, hoạt động tín dụng doanh nghiệp tăng mạnh đã dẫn tới tình trạng gần như là vỡ nợ công. Nhưng sau đó các công ty đã giảm nợ xuống gần mức 100% tài sản cầm cố, so với mức 425% trước đó. Và tiềm lực tài chính của Chính phủ Hàn Quốc thời đấy cũng mạnh.
Tâm lý lo ngại về một đợt suy thoái tiếp theo của kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu dường như đang bị thổi phồng. Xuất khẩu của Hàn Quốc sang các nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất, như Mỹ và châu Âu giảm từ mức gần 40% (trong tổng giá trị xuất khẩu) năm 1997 xuống 25%, trong bối cảnh các công ty Hàn Quốc đang xâm nhập vào các thị trường đang phát triển mạnh, như Trung Quốc.
Hiện tượng này khiến nợ của hộ gia đình được coi là rủi ro lớn nhất và cho đến nay chính phủ vẫn “án binh bất động”. Theo quan điểm của chính phủ, phần lớn con nợ là những người giàu và các khoản cho vay đã có thế thấp ở mức khá ổn.
Các khoản vay từ các ngân hàng hay từ các tổ chức tài chính truyền thống tương đối lành mạnh, với tỷ lệ nợ không trả đúng hạn ở mức dưới 1% đối với vay ngân hàng và dưới 2% đối với khoản vay bằng thẻ tín dụng.
Hồi tháng 6/2011, chính phủ đã yêu cầu các tổ chức tín dụng kiềm chế tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay nói chung thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế danh nghĩa (khoảng 7-8%/năm).
Trước đó, chính phủ áp dụng chính sách hạn chế tốc độ cho vay ở mức thấp hơn tốc độ tăng của tiền gửi. Lee Sang –Jae, chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Hyundai Securities đánh giá: đây là sự lựa chọn tốt nhất đối với chính phủ đề kiềm chế tốc độ tăng của nợ và giảm thiểu tác động đối với tăng trưởng kinh tế.
Trên thực tế, mức lãi khổng lồ phải cho núi nợ tại hộ gia đình là nhân tố lớn nhất tác động tới việc hoạch định chính sách tài chính-kinh tế tại Hàn Quốc.
BoK đã miễn cưỡng nâng lãi suất, trong bối cảnh lạm phát gia tăng trực tiếp ảnh hưởng tới tình trạng nợ nần. Có thể, BoK lo ngại nó có thể dẫn tới một làn sóng vỡ nợ, hoặc BoK muốn kiềm chế chi tiêu. Nếu lãi suất tăng thêm 1 điểm phần trăm, về mặt lý thuyết có thể khiến sức tiêu thụ cán nhân tại Hàn Quốc khoảng 8 tỷ USD.
Trong khi Hàn Quốc được tung hô do đã ứng phó nhanh nhạy với luồng vốn quốc tế dâng trào và đảm nhiệm tốt vai trò lãnh đạo trong nhóm G20 để đối phó với hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng của Mỹ, thì nước này dường như đã quên mất bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, Seoul đã khuyến khích các ngân hàng phát hành càng nhiều thẻ tín dụng càng tốt để thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng.
Và tới năm 2002, số thẻ lưu hành tăng 2,7 lần lên 105 triệu. Khi cuộc khủng hoảng ùa tới, một người trưởng thành ở Hàn Quốc trung bình có 4,6 thẻ tín dụng, và gánh nợ đã lên tới 100 tỷ USD.
Tỷ lệ nợ/thu nhập sau thuế của hộ gia đình ở mức 108% năm 2002, ngay trước khi cuộc khủng hoảng thẻ tín dụng bùng phát.
Hàng triệu vụ vỡ nợ xảy ra và chính phủ buộc phải cứu nhà phát hành thẻ tín dụng lớn nhất nước ở thời điểm đó là LG Card.
Năm 2005, số thẻ tín dụng tính trên một người trưởng thành giảm xuống 3,5 nhưng đã tăng trở lại ở mức gần 5 vào cuối tháng 3/2011, khi người Hàn Quốc dùng thẻ để chi trả từ cốc càphê tới xe hơi hạng sang./.
Mỗi người trưởng thành tại xứ Kim Chi trung bình có gần 5 thẻ tín dụng để thỏa sức tiêu xài và "núi nợ" của các hộ gia đình Hàn Quốc đã vượt xa Mỹ ở thời điểm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay thứ cấp.
Trong bối cảnh nguy cơ suy thoái kép của kinh tế toàn cầu đang ngày một lớn dần và tác động tiêu cực tới xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, thì chi tiêu tiêu dùng là chìa khóa để kinh tế tăng trưởng và hoạt động vay mượn của hộ gia đình lại là "chỗ dựa" cho chi tiêu.
Tình trạng nợ nần - hiện cao hơn nhiều so với mức đã từng châm ngòi cho cuộc khủng hoảng thẻ tín dụng 8 năm về trước - có lẽ là rủi ro lớn nhất mà Hàn Quốc phải đối mặt khi cuộc tuyển cử năm 2012 đang cận kề.
Song hành cùng nguồn vốn chủ đạo của các ngân hàng, các chủ tín dụng tại chợ đen đang phát triển mạnh. Thậm chí đã xuất hiện những quảng cáo công khai kiểu như "Chúng tôi sẽ chuyển tiền sau 11 giây trên điện thoại thông minh."
Thống kê chính thức cho hay, các khoản cho vay từ các chủ tín dụng "cấp hai" này tăng gần 10% trong năm 2010 lên 7.500 tỷ won (6,9 tỷ USD), đánh chủ yếu vào nhu cầu vô độ của sinh viên, các bà nội trợ và nhân viên văn phòng.
Nghị sĩ Hong Hee-deok thuộc Đảng Lao động dân chủ nhận định: Nợ của hộ gia đình đang thực sự nghiêm trọng và đang phình lên mỗi ngày. Nếu không sớm giải quyết, hiện tượng này có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng nợ công.
Nhưng các chuyên gia kinh tế độc lập lại không chia sẻ mối lo này mặc dù đã có bài học về mức nợ tiêu dùng cao. Tại cuộc khủng hoảng thẻ tín dụng năm 2003, hàng triệu người bị vỡ nợ và Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) đã buộc phải bơm tiền vào thị trường trái phiếu bị căng như dây đàn.
Frederic Neumann, đồng phụ trách mảng nghiên cứu kinh tế châu Á thuộc HSBC chi nhánh Hồng Công nhận định: Hiện còn sớm để dự đoán về cái kết như hồi năm 2003. Nếu nợ của hộ gia đình vẫn cao trong một thời gian dài, tất yếu sẽ làm tăng rủi ro đối với sự ổn định tài chính. Nhưng trong thời điểm hiện nay, kịch bản này còn ở xa.
Erik Lueth, chuyên gia kinh tế tại Royal Bank of Scotland cho biết, nợ của hộ gia đình Hàn Quốc năm 2010 tương đương 155% thu nhập sau thuế, trong khi ở thời điểm khởi đầu của cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay thứ cấp Mỹ, con số này chỉ ở mức 138% tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Hiện một số người Hàn Quốc đã không chống đỡ nổi gánh nặng nợ nần. Trước đây, Hàn Quốc cũng từng bị nợ nần "cấu xé."
Hồi năm 1997, hoạt động tín dụng doanh nghiệp tăng mạnh đã dẫn tới tình trạng gần như là vỡ nợ công. Nhưng sau đó các công ty đã giảm nợ xuống gần mức 100% tài sản cầm cố, so với mức 425% trước đó. Và tiềm lực tài chính của Chính phủ Hàn Quốc thời đấy cũng mạnh.
Tâm lý lo ngại về một đợt suy thoái tiếp theo của kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu dường như đang bị thổi phồng. Xuất khẩu của Hàn Quốc sang các nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất, như Mỹ và châu Âu giảm từ mức gần 40% (trong tổng giá trị xuất khẩu) năm 1997 xuống 25%, trong bối cảnh các công ty Hàn Quốc đang xâm nhập vào các thị trường đang phát triển mạnh, như Trung Quốc.
Hiện tượng này khiến nợ của hộ gia đình được coi là rủi ro lớn nhất và cho đến nay chính phủ vẫn “án binh bất động”. Theo quan điểm của chính phủ, phần lớn con nợ là những người giàu và các khoản cho vay đã có thế thấp ở mức khá ổn.
Các khoản vay từ các ngân hàng hay từ các tổ chức tài chính truyền thống tương đối lành mạnh, với tỷ lệ nợ không trả đúng hạn ở mức dưới 1% đối với vay ngân hàng và dưới 2% đối với khoản vay bằng thẻ tín dụng.
Hồi tháng 6/2011, chính phủ đã yêu cầu các tổ chức tín dụng kiềm chế tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay nói chung thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế danh nghĩa (khoảng 7-8%/năm).
Trước đó, chính phủ áp dụng chính sách hạn chế tốc độ cho vay ở mức thấp hơn tốc độ tăng của tiền gửi. Lee Sang –Jae, chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Hyundai Securities đánh giá: đây là sự lựa chọn tốt nhất đối với chính phủ đề kiềm chế tốc độ tăng của nợ và giảm thiểu tác động đối với tăng trưởng kinh tế.
Trên thực tế, mức lãi khổng lồ phải cho núi nợ tại hộ gia đình là nhân tố lớn nhất tác động tới việc hoạch định chính sách tài chính-kinh tế tại Hàn Quốc.
BoK đã miễn cưỡng nâng lãi suất, trong bối cảnh lạm phát gia tăng trực tiếp ảnh hưởng tới tình trạng nợ nần. Có thể, BoK lo ngại nó có thể dẫn tới một làn sóng vỡ nợ, hoặc BoK muốn kiềm chế chi tiêu. Nếu lãi suất tăng thêm 1 điểm phần trăm, về mặt lý thuyết có thể khiến sức tiêu thụ cán nhân tại Hàn Quốc khoảng 8 tỷ USD.
Trong khi Hàn Quốc được tung hô do đã ứng phó nhanh nhạy với luồng vốn quốc tế dâng trào và đảm nhiệm tốt vai trò lãnh đạo trong nhóm G20 để đối phó với hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng của Mỹ, thì nước này dường như đã quên mất bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, Seoul đã khuyến khích các ngân hàng phát hành càng nhiều thẻ tín dụng càng tốt để thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng.
Và tới năm 2002, số thẻ lưu hành tăng 2,7 lần lên 105 triệu. Khi cuộc khủng hoảng ùa tới, một người trưởng thành ở Hàn Quốc trung bình có 4,6 thẻ tín dụng, và gánh nợ đã lên tới 100 tỷ USD.
Tỷ lệ nợ/thu nhập sau thuế của hộ gia đình ở mức 108% năm 2002, ngay trước khi cuộc khủng hoảng thẻ tín dụng bùng phát.
Hàng triệu vụ vỡ nợ xảy ra và chính phủ buộc phải cứu nhà phát hành thẻ tín dụng lớn nhất nước ở thời điểm đó là LG Card.
Năm 2005, số thẻ tín dụng tính trên một người trưởng thành giảm xuống 3,5 nhưng đã tăng trở lại ở mức gần 5 vào cuối tháng 3/2011, khi người Hàn Quốc dùng thẻ để chi trả từ cốc càphê tới xe hơi hạng sang./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)