Chiều 17/1, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tham gia Hội nghị có các đại biểu là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một số nhà khoa học, doanh nhân có uy tín là người Việt Nam ở nước ngoài hiện đang làm việc, công tác, giảng dạy tại Hà Nội; các đại biểu trong Hội đồng tư vấn về Đối ngoại-Kiều bào; đại diện lãnh đạo hội liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài; lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
Đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã bày tỏ vinh dự, phấn khởi khi được tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 - một sự kiện chính trị-pháp lý trong đại của đất nước. Điều này đã thể hiện rõ tính dân chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài đối với công việc sửa đổi Hiến pháp. Các đại biểu cũng mong muốn tiếp tục đóng góp công sức nhiều hơn nữa vào sự phát triển chung của quê hương.
Đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã góp ý vào hầu hết các nội dung của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tập trung vào các vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ chính trị; chế độ kinh tế; sự bảo hộ của Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam định nước ngoài…
Theo tiến sỹ Phan Bích Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc khóa VII, Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam tại Hung-ga-ry, những nội dung trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã nâng Hiến pháp 1992 lên một tầm cao mới. Quyền công dân đã được cụ thể hóa, mở rộng đối với nhiều lĩnh vực. Dự thảo cũng đã đưa mục bảo vệ, bảo hộ công dân Việt Nam vào điều 18 chương II là việc làm mới, thiết thực…
Tiến sỹ Nguyễn Bích Thiện kiến nghị dự thảo cần cụ thể hóa vai trò của Mặt trận Tổ quốc, đưa thành một chương riêng. Bên cạnh đó, việc tham gia quyền bầu cử và ứng cử đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng cần được thể hiện cụ thể hơn.
Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Nga, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài Bùi Đình Dính cho rằng Hiến pháp cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, để phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân.
Ông Bùi Đình Dĩnh góp ý cần nghiên cứu, cân nhắc thêm về khoản 2 điều 18 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: "Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giao nộp cho nhà nước khác."
Ông Bùi Đình Dĩnh dẫn chứng, một công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài, có vợ con, gia đình, tài sản, công ăn việc làm ở nước ngoài vi phạm pháp luật nước ngoài trốn về Việt Nam, bên nước ngoài yêu cầu ta giao nộp. Nếu quy định như vậy sẽ dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng luật và có thể ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao.
Ông Nguyễn Hoài Bắc, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Trung cấp nghề Việt Nam-Canada, Việt kiều Canada lại quan tâm đến Điều 19, khoản 1 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Theo ông Bắc, quy định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” là chưa thể hiện hết ý nghĩa đóng góp của bà con Việt kiều đối với đất nước vì vậy nên chăng cần bổ sung thêm quy định: Người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Viêt Nam theo quy định của pháp luật là người được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như công dân Việt Nam...
Ngoài việc góp ý vào những nội dung cơ bản của dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhiều đại biểu cũng nêu quan điểm về vấn đề kỹ thuật lập pháp như việc sử dụng thống nhất các thuật ngữ có nội dung giống nhau như: theo pháp luật (Điều 11, 12…); theo quy định của pháp luật (Điều 23, 24…); theo quy định của luật (Điều 58…); làm rõ một số thuật ngữ như: "nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa;" "chỗ ở," "nhà ở," "nơi ở"...
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần yêu nước, tâm huyết với Tổ quốc, quê hương của các đại biểu đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong việc góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 - công việc có tầm quan trọng đặc biệt của quốc gia.
Chủ tịch Huỳnh Đảm khẳng định Mặt trận Tổ quốc sẽ tiếp thu, tổng hợp một cách đầy đủ, chính xác ý kiến của các đại biểu; đồng thời mong muốn các đại biểu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ tiếp tục gửi những ý kiến tâm huyết, đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển./.
Tham gia Hội nghị có các đại biểu là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một số nhà khoa học, doanh nhân có uy tín là người Việt Nam ở nước ngoài hiện đang làm việc, công tác, giảng dạy tại Hà Nội; các đại biểu trong Hội đồng tư vấn về Đối ngoại-Kiều bào; đại diện lãnh đạo hội liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài; lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
Đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã bày tỏ vinh dự, phấn khởi khi được tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 - một sự kiện chính trị-pháp lý trong đại của đất nước. Điều này đã thể hiện rõ tính dân chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài đối với công việc sửa đổi Hiến pháp. Các đại biểu cũng mong muốn tiếp tục đóng góp công sức nhiều hơn nữa vào sự phát triển chung của quê hương.
Đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã góp ý vào hầu hết các nội dung của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tập trung vào các vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ chính trị; chế độ kinh tế; sự bảo hộ của Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam định nước ngoài…
Theo tiến sỹ Phan Bích Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc khóa VII, Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam tại Hung-ga-ry, những nội dung trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã nâng Hiến pháp 1992 lên một tầm cao mới. Quyền công dân đã được cụ thể hóa, mở rộng đối với nhiều lĩnh vực. Dự thảo cũng đã đưa mục bảo vệ, bảo hộ công dân Việt Nam vào điều 18 chương II là việc làm mới, thiết thực…
Tiến sỹ Nguyễn Bích Thiện kiến nghị dự thảo cần cụ thể hóa vai trò của Mặt trận Tổ quốc, đưa thành một chương riêng. Bên cạnh đó, việc tham gia quyền bầu cử và ứng cử đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng cần được thể hiện cụ thể hơn.
Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Nga, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài Bùi Đình Dính cho rằng Hiến pháp cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, để phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân.
Ông Bùi Đình Dĩnh góp ý cần nghiên cứu, cân nhắc thêm về khoản 2 điều 18 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: "Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giao nộp cho nhà nước khác."
Ông Bùi Đình Dĩnh dẫn chứng, một công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài, có vợ con, gia đình, tài sản, công ăn việc làm ở nước ngoài vi phạm pháp luật nước ngoài trốn về Việt Nam, bên nước ngoài yêu cầu ta giao nộp. Nếu quy định như vậy sẽ dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng luật và có thể ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao.
Ông Nguyễn Hoài Bắc, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Trung cấp nghề Việt Nam-Canada, Việt kiều Canada lại quan tâm đến Điều 19, khoản 1 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Theo ông Bắc, quy định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” là chưa thể hiện hết ý nghĩa đóng góp của bà con Việt kiều đối với đất nước vì vậy nên chăng cần bổ sung thêm quy định: Người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Viêt Nam theo quy định của pháp luật là người được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như công dân Việt Nam...
Ngoài việc góp ý vào những nội dung cơ bản của dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhiều đại biểu cũng nêu quan điểm về vấn đề kỹ thuật lập pháp như việc sử dụng thống nhất các thuật ngữ có nội dung giống nhau như: theo pháp luật (Điều 11, 12…); theo quy định của pháp luật (Điều 23, 24…); theo quy định của luật (Điều 58…); làm rõ một số thuật ngữ như: "nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa;" "chỗ ở," "nhà ở," "nơi ở"...
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần yêu nước, tâm huyết với Tổ quốc, quê hương của các đại biểu đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong việc góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 - công việc có tầm quan trọng đặc biệt của quốc gia.
Chủ tịch Huỳnh Đảm khẳng định Mặt trận Tổ quốc sẽ tiếp thu, tổng hợp một cách đầy đủ, chính xác ý kiến của các đại biểu; đồng thời mong muốn các đại biểu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ tiếp tục gửi những ý kiến tâm huyết, đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển./.
Phúc Hằng (TTXVN)