Sáng 18/4, tiếp tục phiên họp thứ 7, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.”
Mục đích chính của cuộc giám sát là đánh giá tình hình ban hành và thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ năm 2006 đến 2011; làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, vướng mắc; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và thực hiện có hiệu quả hơn.
Kết quả giám sát cho thấy đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc huy động vốn đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2006-2010 và năm 2011 đã từng bước được cải thiện; cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được ưu tiên đầu tư và ngày càng hoàn thiện, tác động tích cực cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, cải thiện diện mạo nông thôn.
Việc đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp được chú trọng đã tác động tích cực đến sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đồng thời, việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu khác đã đạt được nhiều kết quả to lớn trong giảm nghèo, phát triển bền vững; phương thức hoạt động của các hợp tác xã bước đầu được đổi mới, phù hợp hơn với cơ chế thị trường.
Tuy vậy, qua giám sát cũng cho thấy nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thiếu so với yêu cầu, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, chưa huy động được nguồn lực đầu tư của toàn xã hội.
Công tác lập và thực hiện quy hoạch còn hạn chế, chưa sát với thực tế; vẫn còn tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao; một số nơi còn xảy ra sai phạm trong quản lý đầu tư.
Bên cạnh đó, dù công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt nhiều kết quả quan trọng nhưng chưa thực sự bền vững, nguy cơ phát sinh nghèo và tái nghèo vẫn ở mức cao; cơ sở hạ tầng mặc dù đã được tăng cường đầu tư nhưng nhiều khu vực vẫn còn khó khăn.
Đoàn giám sát đã kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành liên quan cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch; phân bổ nguồn vốn đầu tư công hợp lý; rà soát, nâng mức hỗ trợ kinh phí, có kế hoạch bố trí nguồn lực để triển khai tốt các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu, dự án hỗ trợ có mục tiêu khác; đối mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đầu tư công...
Đoàn giám sát cũng kiến nghị cần tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, vai trò chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các bộ và Ủy ban Nhân dân các cấp trong lĩnh vực đầu tư công nói chung và đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng...
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao những cố gắng cao của đoàn giám sát đã hoàn thành khối lượng công việc lớn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng phạm vi báo cáo còn dàn trải, nội dung chưa tập trung vào mục tiêu chính của cuộc giám sát là đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông thôn.
Một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị báo cáo giám sát cần làm rõ hơn những nội dung liên quan đến chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đồng thời trả lời được câu hỏi hệ thống đầu tư công có gì bất cập, chính sách nào chưa phù hợp; làm thế nào để thu hút các thành phần đầu tư vào lĩnh vực này...
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị đoàn giám sát cần sớm hoàn chỉnh báo cáo để trình Quốc hội khóa XIII vào kỳ họp thứ 3 sắp tới./.
Mục đích chính của cuộc giám sát là đánh giá tình hình ban hành và thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ năm 2006 đến 2011; làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, vướng mắc; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và thực hiện có hiệu quả hơn.
Kết quả giám sát cho thấy đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc huy động vốn đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2006-2010 và năm 2011 đã từng bước được cải thiện; cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được ưu tiên đầu tư và ngày càng hoàn thiện, tác động tích cực cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, cải thiện diện mạo nông thôn.
Việc đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp được chú trọng đã tác động tích cực đến sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đồng thời, việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu khác đã đạt được nhiều kết quả to lớn trong giảm nghèo, phát triển bền vững; phương thức hoạt động của các hợp tác xã bước đầu được đổi mới, phù hợp hơn với cơ chế thị trường.
Tuy vậy, qua giám sát cũng cho thấy nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thiếu so với yêu cầu, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, chưa huy động được nguồn lực đầu tư của toàn xã hội.
Công tác lập và thực hiện quy hoạch còn hạn chế, chưa sát với thực tế; vẫn còn tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao; một số nơi còn xảy ra sai phạm trong quản lý đầu tư.
Bên cạnh đó, dù công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt nhiều kết quả quan trọng nhưng chưa thực sự bền vững, nguy cơ phát sinh nghèo và tái nghèo vẫn ở mức cao; cơ sở hạ tầng mặc dù đã được tăng cường đầu tư nhưng nhiều khu vực vẫn còn khó khăn.
Đoàn giám sát đã kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành liên quan cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch; phân bổ nguồn vốn đầu tư công hợp lý; rà soát, nâng mức hỗ trợ kinh phí, có kế hoạch bố trí nguồn lực để triển khai tốt các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu, dự án hỗ trợ có mục tiêu khác; đối mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đầu tư công...
Đoàn giám sát cũng kiến nghị cần tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, vai trò chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các bộ và Ủy ban Nhân dân các cấp trong lĩnh vực đầu tư công nói chung và đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng...
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao những cố gắng cao của đoàn giám sát đã hoàn thành khối lượng công việc lớn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng phạm vi báo cáo còn dàn trải, nội dung chưa tập trung vào mục tiêu chính của cuộc giám sát là đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông thôn.
Một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị báo cáo giám sát cần làm rõ hơn những nội dung liên quan đến chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đồng thời trả lời được câu hỏi hệ thống đầu tư công có gì bất cập, chính sách nào chưa phù hợp; làm thế nào để thu hút các thành phần đầu tư vào lĩnh vực này...
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị đoàn giám sát cần sớm hoàn chỉnh báo cáo để trình Quốc hội khóa XIII vào kỳ họp thứ 3 sắp tới./.
Phúc Hằng (TTXVN)