Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng trữ lượng nước mặt của trên toàn lãnh thổ Việt Nam đạt khoảng 840 tỷ m3, trong đó có hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài.
Tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông, hồ chứa trên cả nước đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức tài nguyên nước và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước khuyến cáo ngưỡng khai thác được phép giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy, nhưng trên thực tế hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy. Riêng tại tỉnh Ninh Thuận, hiện các dòng chảy đã bị khai thác tới 80%. Việc khai thác nguồn nước quá mức làm suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất lượng nước trên các lưu vực sông lớn của Việt Nam, như sông Hồng, sông Thái Bình và sông Đồng Nai.
Bên cạnh đó, do Việt Nam nằm ở hạ nguồn nên hơn 60% lưu lượng nước phụ thuộc vào thượng nguồn nằm ngoài biên giới. Những năm gần đây, các nước vùng thượng nguồn xây dựng ồ ạt các công trình khai thác, phát triển thủy năng với quy mô lớn, làm nguồn nước chảy vào Việt Nam ngày càng giảm mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến các khu vực phụ thuộc mạnh vào nguồn nước nêu trên.
Cụ thể như sông Cửu Long phụ thuộc 95% nguồn nước quốc tế, trong khi đây là vùng sử dụng nhiều nước nhất, tỷ lệ dự trữ lại nhỏ nhất, mật độ dân số cao nhất và có số hộ nghèo cao thứ 2 trong cả nước. Còn lưu vực sông Hồng-Thái Bình phụ thuộc đến 40% lượng nước sông từ Trung Quốc chảy về, trong khi lượng nước bình quân đầu người thấp, mật độ dân số và số hộ nghèo cùng cao.
Đặc biệt, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ở Việt Nam mùa mưa và lưu lượng mưa đã và đang có xu hướng diễn biến ngày một bất thường, nên hạn hán hoặc úng ngập cục bộ xảy ra thường xuyên và trên diện rộng hơn. Sự suy kiệt và diễn biến thất thường của các nguồn tài nguyên nước thể hiện rõ Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu nước nhiều hơn về mùa khô, lũ lụt về mùa mưa gây ra nhiều thiệt hại về người và của trên nhiều vùng trong cả nước.
Vài năm gần đây, mùa mưa ở Việt Nam thường kết thúc sớm và đến muộn gây hạn hán tại nhiều vùng, miền. Biểu hiện sự cạn kiệt nguồn nước rõ rệt nhất là các vùng Đồng bằng sông Hồng, miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long./.
Tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông, hồ chứa trên cả nước đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức tài nguyên nước và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước khuyến cáo ngưỡng khai thác được phép giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy, nhưng trên thực tế hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy. Riêng tại tỉnh Ninh Thuận, hiện các dòng chảy đã bị khai thác tới 80%. Việc khai thác nguồn nước quá mức làm suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất lượng nước trên các lưu vực sông lớn của Việt Nam, như sông Hồng, sông Thái Bình và sông Đồng Nai.
Bên cạnh đó, do Việt Nam nằm ở hạ nguồn nên hơn 60% lưu lượng nước phụ thuộc vào thượng nguồn nằm ngoài biên giới. Những năm gần đây, các nước vùng thượng nguồn xây dựng ồ ạt các công trình khai thác, phát triển thủy năng với quy mô lớn, làm nguồn nước chảy vào Việt Nam ngày càng giảm mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến các khu vực phụ thuộc mạnh vào nguồn nước nêu trên.
Cụ thể như sông Cửu Long phụ thuộc 95% nguồn nước quốc tế, trong khi đây là vùng sử dụng nhiều nước nhất, tỷ lệ dự trữ lại nhỏ nhất, mật độ dân số cao nhất và có số hộ nghèo cao thứ 2 trong cả nước. Còn lưu vực sông Hồng-Thái Bình phụ thuộc đến 40% lượng nước sông từ Trung Quốc chảy về, trong khi lượng nước bình quân đầu người thấp, mật độ dân số và số hộ nghèo cùng cao.
Đặc biệt, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ở Việt Nam mùa mưa và lưu lượng mưa đã và đang có xu hướng diễn biến ngày một bất thường, nên hạn hán hoặc úng ngập cục bộ xảy ra thường xuyên và trên diện rộng hơn. Sự suy kiệt và diễn biến thất thường của các nguồn tài nguyên nước thể hiện rõ Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu nước nhiều hơn về mùa khô, lũ lụt về mùa mưa gây ra nhiều thiệt hại về người và của trên nhiều vùng trong cả nước.
Vài năm gần đây, mùa mưa ở Việt Nam thường kết thúc sớm và đến muộn gây hạn hán tại nhiều vùng, miền. Biểu hiện sự cạn kiệt nguồn nước rõ rệt nhất là các vùng Đồng bằng sông Hồng, miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long./.
Văn Hào (TTXVN)