Giá mủ cao su tăng cao, nhiều người dân trồng cao su ở Quảng Trị đã quá lạm dụng thuốc kích thích để ép cây cao su cho mủ.
Tại xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh, trong thời gian gần đây người trồng cao su đã quen dùng loại thuốc kích thích Stimulatex của Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam để bôi cho cây cao su. Hầu như gần một nửa số hộ trồng cao su ở đây đã sử dụng chất kích thích này để ép cây cao su cho mủ liên tục.
Không chỉ riêng tại Vĩnh Hoà, nhiều người trồng cao su ở các vùng khác cũng sử dụng chất kích thích để thúc ép cây cao su ra mủ nhiều hơn.
Mặc dù, theo khuyến cáo của cán bộ bảo vệ thực vật, loại thuốc này dùng khoảng 3-4 tuần/lần. Nếu bôi liên tục trong thời gian dài hiệu lực sẽ giảm dần, có nhiều giống cao su thuốc không còn hiệu quả. Tuy nhiên do giá mủ tăng cao trong thời gian vừa qua đã khiến nhiều nông dân sử dụng thuốc liên tục để bôi cho cây cao su.
Anh Dũng, một người trồng cao su ở xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh cho biết, bình thường một tuần gia đình anh sử dụng thuốc một lần, nhưng trong thời gian gần đây anh đã sử dụng thuốc bôi liên tục, và khai thác không có ngày nghỉ. Nhiều hộ trồng cao su ở địa phương này cũng sử dụng chất kích thích mủ cao su.
Các hộ sử dụng thuốc kích thích mủ cao su đều khẳng định, khi mới bôi thuốc kích thích, cây cao su cho mủ gấp hai lần bình thường, nhưng càng về sau càng giảm dần. Sau một năm sử dụng thuốc kích thích không đúng quy trình, nhiều vườn cao su đã không cho mủ nếu không tiếp tục sử dụng thuốc. Thậm chí có những vườn cao su do bị lạm dụng thuốc kích thích để cho khai thác nhiều nên sức đề kháng kém, bị sâu bệnh đã bị hỏng không thể khai thác được nữa.
Đầu năm nay, tại Quảng Trị có khoảng 4.000 ha cao su bị nhiễm bệnh phấn trắng và bệnh héo lá đầu đen gây chết ngược cây cao su. Một trong những nguyên nhân được xác định là do cây bị khai thác quá nhiều, sức đề kháng kém, chưa phục hồi được nên dễ bị nhiễm bệnh.
Tỉnh Quảng Trị hiện có khoảng 17.000 ha là cao su, trong đó có khoảng 10.000 ha cao su tiểu điền, tập trung ở các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ.... Để đầu tư một ha cao su từ ban đầu tới khi cho khai thác mất cả tỷ đồng. Việc người dân sử dụng thuốc kích thích mủ cao su không đúng quy cách, có thể mang lại cái lợi trước mắt, nhưng về lâu dài có thể sẽ gây ra những cái hại khôn lường./.
Tại xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh, trong thời gian gần đây người trồng cao su đã quen dùng loại thuốc kích thích Stimulatex của Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam để bôi cho cây cao su. Hầu như gần một nửa số hộ trồng cao su ở đây đã sử dụng chất kích thích này để ép cây cao su cho mủ liên tục.
Không chỉ riêng tại Vĩnh Hoà, nhiều người trồng cao su ở các vùng khác cũng sử dụng chất kích thích để thúc ép cây cao su ra mủ nhiều hơn.
Mặc dù, theo khuyến cáo của cán bộ bảo vệ thực vật, loại thuốc này dùng khoảng 3-4 tuần/lần. Nếu bôi liên tục trong thời gian dài hiệu lực sẽ giảm dần, có nhiều giống cao su thuốc không còn hiệu quả. Tuy nhiên do giá mủ tăng cao trong thời gian vừa qua đã khiến nhiều nông dân sử dụng thuốc liên tục để bôi cho cây cao su.
Anh Dũng, một người trồng cao su ở xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh cho biết, bình thường một tuần gia đình anh sử dụng thuốc một lần, nhưng trong thời gian gần đây anh đã sử dụng thuốc bôi liên tục, và khai thác không có ngày nghỉ. Nhiều hộ trồng cao su ở địa phương này cũng sử dụng chất kích thích mủ cao su.
Các hộ sử dụng thuốc kích thích mủ cao su đều khẳng định, khi mới bôi thuốc kích thích, cây cao su cho mủ gấp hai lần bình thường, nhưng càng về sau càng giảm dần. Sau một năm sử dụng thuốc kích thích không đúng quy trình, nhiều vườn cao su đã không cho mủ nếu không tiếp tục sử dụng thuốc. Thậm chí có những vườn cao su do bị lạm dụng thuốc kích thích để cho khai thác nhiều nên sức đề kháng kém, bị sâu bệnh đã bị hỏng không thể khai thác được nữa.
Đầu năm nay, tại Quảng Trị có khoảng 4.000 ha cao su bị nhiễm bệnh phấn trắng và bệnh héo lá đầu đen gây chết ngược cây cao su. Một trong những nguyên nhân được xác định là do cây bị khai thác quá nhiều, sức đề kháng kém, chưa phục hồi được nên dễ bị nhiễm bệnh.
Tỉnh Quảng Trị hiện có khoảng 17.000 ha là cao su, trong đó có khoảng 10.000 ha cao su tiểu điền, tập trung ở các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ.... Để đầu tư một ha cao su từ ban đầu tới khi cho khai thác mất cả tỷ đồng. Việc người dân sử dụng thuốc kích thích mủ cao su không đúng quy cách, có thể mang lại cái lợi trước mắt, nhưng về lâu dài có thể sẽ gây ra những cái hại khôn lường./.
Vương Lợi (TTXVN/Vietnam+)