Nhà cải cách giáo dục Bangladesh đạt giải WISE

Ngài Fazle Hasan Abed, người sáng lập tổ chức Ủy ban cải tiến nông thôn Bangladesh (BRAC) đã giành được Giải thưởng WISE 2011.
Hội nghị cấp cao WISE 2011 đã diễn ra từ ngày 1-3/11 tại Doha, Qatar, nhằmtôn vinh những sáng kiến đóng góp cho giáo dục và xã hội với chủ đề “Chuyển đổigiáo dục” như đầu tư, đổi mới và bổ sung.

Giải thưởng WISE mở màn cho hội nghị “Giáo dục để đổi mới”lần thứ ba, với giải thưởng dành cho ngài Fazle Hasan Abed, người sáng lậptổ chức Ủy ban cải tiến nông thôn Bangladesh (BRAC), ghi nhận 40 năm cống hiếncủa ông cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo thông qua giáo dục.

Sử dụng tiền tiết kiệm riêng để thành lập quỹ giáo dục

Trước 1.300 đại biểu tại lễ khai mạc Hội nghị cấp cao “Giáo dục để đổi mớithế giới” lần thứ 3, Hoàng thân Sheikh Hamad bin Khalifa Al-Thani củaQatar đã trao cho ông Fazle Hasan Abed một huy chương vàng được thiết kế đặc biệtvới từ “giáo dục” bằng 50 ngôn ngữ khác nhau.

Vào năm 1972, ngài Fazle Hasan Abed sáng lập tổ chức BRAC, trước đâyđược biết đến với tên gọi Ủy ban xúc tiến nông thôn Bangladesh, để giải quyếtcuộc khủng hoảng xảy ra sau cuộc đấu tranh giành độc lậpdân tộc từ Pakistan.

Sử dụng tiền tiết kiệm riêng của mình, ông thành lập BRAC và đã phát độngmột chiến dịch bền bỉ để cải thiện cuộc sống bằng cách giáo dục người nghèo ởnông thôn. BRAC tập trung vào giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên không có khảnăng tiếp cận với hệ thống giáo dục truyền thống.

Ông đã xây dựng nên một tổ chức phi chính phủ lớn nhất và hiệu quả nhấtthế giới với 120.000 nhân viên dựa trên nguyên tắc trao quyền cho người dân đểtự do phát triển cá nhân cũng như quản lý phúc lợi của gia đình và đóng góp choxã hội.

BRAC đã áp dụng nguyên tắc tự hỗ trợ thông qua giáo dục cho một loạt cáclĩnh vực phát triển, bao gồm chăm sóc sức khỏe thiết yếu, hỗ trợ nông nghiệp,nhân quyền và các dịch vụ pháp lý, cũng như tài chính vi mô và phát triển doanhnghiệp.

Theo đuổi lý tưởng về một thế giới bình đẳng

Trong hơn 40 năm, BRAC đã trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụphi chính phủ về giáo dục lớn nhất trên thế giới và đã đóng góp trực tiếp chohơn 10 triệu sinh viên ở nhiều cấp độ khác nhau. Tổ chức này tập trung vào việc mang giáodục đến với trẻ em và thanh thiếu niên không có điều kiện tiếp cận hệ thống giáodục truyền thống. Và hiện nay chiến dịch này đãtiếp cận gần 138 triệu người ở 10 quốc gia châu Á, châu Phi và Trung Mỹ tại11.000 trường học.

Tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn đáng kể so với hệ thống giáo dục tiểu học chínhquy và hầu như tất cả trẻ em này đều tiếp tục học lên trung học. BRAC đã mở rộngra giáo dục tiền tiểu học, sau tiểu học và giáo dục thường xuyên, và đã thànhlập một trung tâm phát triển thanh thiếu niên cho trẻ em gái.

Dưới sự hướng dẫn của Abed, người dân có được công cụ để thành lập doanhnghiệp riêng, trở thành nhân viên y tế, hoặc dạy học cho trẻ em. Để đạt đượcđiều này, ông thành lập và nuôi dưỡng một mạng lưới quốc tế liên kết các cánhân, tổ chức và cơ quan chính phủ.

Ngài Fazle Hasan Abed chia sẻ: “Tôi theo đuổi lý tưởng về một thếgiới không có bất kỳ hình thức bóc lột và phân biệt đối xử nào. Và giáo dục làcâu trả lời cho tôi. Trong bốn thập kỷ làm việc với BRAC, tôi nhận ra rằng giáodục là chất xúc tác cơ bản cho sự thay đổi.” 

Sáng kiến hợp tác toàn cầu này được Tổ chức Qatar giới thiệu năm 2009, dưới sự bảo trợ của Công chúa Sheika Moza bint Nasser.

Nhiệm vụ của tổ chức này nhằm chỉ ra những vấn đề thách thức trong giáo dục của thế kỷ XXI, mở rộng đối thoại toàn cầu và thực thi các giải pháp thực tiễn và bền vững.


Với mục đích này, WISE tổ chức một Hội nghị cấp cao thường niên để tạo ra một cương lĩnh thống nhất và là nơi gặp gỡ cho những lãnh đạo và chuyên gia tâm huyết chia sẻ những phương pháp tối ưu cho giáo dục.


Ngoài huy chương vàng, người chiến thắng nhận được giải thưởng trị giá 500.000 USD.

Nhất Phương (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Thay vì ngồi xuống để tập trung vào công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, những mẹo như gõ bàn phím thật to, đeo tai nghe, liên tục ghi chép hay chăm chú nhìn máy tính với dáng vẻ "ngập trong deadline" được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. (Nguồn: Vietnam+)

Trào lưu "giả vờ bận rộn" chốn công sở của gen Z

Thay vì ngồi xuống để tập trung vào công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, những mẹo như gõ bàn phím thật to, đeo tai nghe với dáng vẻ "ngập trong deadline" được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội.