Những ngày này, đông đảo các tầng lớp nhân dân Thủ đô đang dành sự quan tâm chú ý đặc biệt tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng diễn ra từ ngày 12/1 đến ngày 19/1 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội).
Trước ngày khai mạc đại hội, thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, cây cảnh, đèn trang trí... Nhiều băng rôn, biểu ngữ chào mừng, cổ động được đưa tới từng khu phố, ngõ xóm để người dân biết, hiểu và nắm rõ về hoạt động chính trị quan trọng này.
Trước thềm đại hội, nhiều nhân sỹ trí thức, doanh nghiệp, luật sư, người lao động... của Thủ đô đã bày tỏ cảm xúc, niềm tin và gửi gắm kỳ vọng tới Đại hội.
Là người đã theo dõi nhiều kỳ đại hội của Đảng, giáo sư-tiến sỹ Vũ Hoan (Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Hà Nội) nhận thấy mỗi lần đại hội là một mốc sơn đánh dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của Đảng, thể hiện sự dày dạn và bản lĩnh của Đảng.
Giáo sư-tiến sỹ Vũ Hoan cho rằng tại Đại hội XI này, nhiệm vụ "Tập trung nâng cao chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế đồng bộ, tăng trưởng nhanh và bền vững" là nhiệm vụ hết sức quan trọng, có tính quyết định đối với sự phát triển đất nước trong những năm sắp tới.
Theo giáo sư-tiến sỹ Vũ Hoan, nhiệm vụ này chỉ có thể được thực hiện trên một cơ sở khoa học đầy đủ, có lộ trình được tính toán chuẩn xác, có cách làm đúng và có mô hình phù hợp. Trên thực tế, đội ngũ trí thức nước nhà hiện nay hoàn toàn có thể xây dựng cơ sở, căn cứ khoa học để thực hiện nhiệm vụ trên. Trong đó, giới trí thức khoa học công nghệ có đủ năng lực cùng với các ngành khác tạo tiền đề cho nền kinh tế tri thức sớm được định hình ở Việt Nam.
Giáo sư-tiến sỹ Vũ Hoan nhấn mạnh, trí thức Việt Nam có truyền thống yêu nước và luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, mong muốn Đại hội lần thứ XI của Đảng thành công tốt đẹp, đồng thời kỳ vọng Ban lãnh đạo của Đảng phải là các đảng viên thực sự trong sạch, liêm khiết, có trình độ, có bản lĩnh, có lý luận, có thực tiễn, có khả năng giải quyết được các vấn đề trọng đại của đất nước, giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân.
Giới trí thức Thủ đô bày tỏ quyết tâm phấn đấu để góp phần thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, với mong muốn cháy bỏng là được sự quan tâm, tin cậy của Đảng và được tạo điều kiện thuận lợi để cùng nhau tập trung sức vào nghiên cứu, sáng tạo, phổ biến kiến thức, tư vấn phản biện và giám định vào xã hội, chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, đưa nền khoa học của đất nước ngang tầm với các nước trong khu vực, đúng với vị trí chính trị của Việt Nam, làm cho khoa học - công nghệ thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế tri thức.
Ở một khía cạnh khác, luật sư Nguyễn Hồng Bách (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty luật hợp danh Hồng Bách và cộng sự) đặc biệt quan tâm tới đường lối, chính sách của Đảng trong lĩnh vực cải cách tư pháp.
Trong những năm qua, Đảng đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo công tác cải cách tư pháp như Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII), Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII), đặc biệt là Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, thể hiện tầm nhìn sáng suốt và quyết tâm rất lớn của Đảng đối với công tác cải cách tư pháp.
Luật sư Bách cho rằng, phần lớn những chủ trương này đều phát huy hiệu quả trong đời sống, nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp, bảo đảm được tính công khai, dân chủ và nghiêm minh; bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; vai trò của luật sư ngày càng được nâng cao, góp phần cùng các cơ quan tiến hành tố tụng đấu tranh phòng chống tội phạm và phát triển xã hội.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hệ thống tư pháp vẫn còn bộc lộ không ít hạn chế, như việc tranh luận tại phiên tòa nhiều khi còn mang tính hình thức, vai trò và ý kiến của luật sư chưa được coi trọng đúng mức; các quy định của pháp luật, nhất là pháp luật tố tụng vẫn còn nhiều khiếm khuyết, thiếu chặt chẽ, khiến cho quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người tham gia tố tụng tại nhiều nơi không được bảo đảm đầy đủ và đúng đắn... Bởi vậy, theo luật sư Bách, giới luật sư Thủ đô rất kỳ vọng trong thời gian tới hoạt động cải cách tư pháp sẽ được tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, trên cơ sở vận dụng đúng đắn các chủ trương, đường lối chính sách mà Đảng đã đề ra.
Trong “góc nhìn” cận cảnh hơn, doanh nhân Trần Văn Hợp (Giám đốc Công ty gốm sứ Thiên Phước, Bát Tràng, Hà Nội) lại đưa ra những mong muốn rất sát thực. Mặc dù khá bận rộn với việc hoàn tất các hợp đồng cuối năm, song tối nào anh Hợp cũng dành riêng cho mình ít nhất một tiếng đồng hồ để xem mạng Internet, theo dõi các hoạt động liên quan tới Đại hội XI của Đảng.
Với ông Hợp, đây là sự kiện trọng đại, liên quan trực tiếp đến sự phát triển lâu dài và bền vững đất nước. Ông Hợp tâm sự, ông đặt nhiều hy vọng vào sự đổi mới trong kỳ Đại hội lần này và điều quan trọng là làm sao để người dân được hưởng lợi từ chính sự đổi mới đó.
Cũng như bao doanh nghiệp khác trong làng gốm sứ Bát Tràng, doanh nhân Trần Văn Hợp bày tỏ mong muốn Đại hội XI sẽ bầu ra Ban lãnh đạo của Đảng là những người có trí tuệ, sáng tạo, đưa ra được các quyết sách đúng đắn. Và trên cơ sở những quyết sách đúng đắn này, giới doanh nghiệp sẽ được áp dụng những cơ chế ưu đãi cởi mở hơn như ưu đãi về thuế, giúp đỡ nguồn vốn vay, khuyến khích phát triển ngành nghề dưới nhiều hình thức, hỗ trợ đào tạo nghề, tháo gỡ khó khăn về các ứng dụng công nghệ khoa học.../.
Trước ngày khai mạc đại hội, thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, cây cảnh, đèn trang trí... Nhiều băng rôn, biểu ngữ chào mừng, cổ động được đưa tới từng khu phố, ngõ xóm để người dân biết, hiểu và nắm rõ về hoạt động chính trị quan trọng này.
Trước thềm đại hội, nhiều nhân sỹ trí thức, doanh nghiệp, luật sư, người lao động... của Thủ đô đã bày tỏ cảm xúc, niềm tin và gửi gắm kỳ vọng tới Đại hội.
Là người đã theo dõi nhiều kỳ đại hội của Đảng, giáo sư-tiến sỹ Vũ Hoan (Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Hà Nội) nhận thấy mỗi lần đại hội là một mốc sơn đánh dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của Đảng, thể hiện sự dày dạn và bản lĩnh của Đảng.
Giáo sư-tiến sỹ Vũ Hoan cho rằng tại Đại hội XI này, nhiệm vụ "Tập trung nâng cao chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế đồng bộ, tăng trưởng nhanh và bền vững" là nhiệm vụ hết sức quan trọng, có tính quyết định đối với sự phát triển đất nước trong những năm sắp tới.
Theo giáo sư-tiến sỹ Vũ Hoan, nhiệm vụ này chỉ có thể được thực hiện trên một cơ sở khoa học đầy đủ, có lộ trình được tính toán chuẩn xác, có cách làm đúng và có mô hình phù hợp. Trên thực tế, đội ngũ trí thức nước nhà hiện nay hoàn toàn có thể xây dựng cơ sở, căn cứ khoa học để thực hiện nhiệm vụ trên. Trong đó, giới trí thức khoa học công nghệ có đủ năng lực cùng với các ngành khác tạo tiền đề cho nền kinh tế tri thức sớm được định hình ở Việt Nam.
Giáo sư-tiến sỹ Vũ Hoan nhấn mạnh, trí thức Việt Nam có truyền thống yêu nước và luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, mong muốn Đại hội lần thứ XI của Đảng thành công tốt đẹp, đồng thời kỳ vọng Ban lãnh đạo của Đảng phải là các đảng viên thực sự trong sạch, liêm khiết, có trình độ, có bản lĩnh, có lý luận, có thực tiễn, có khả năng giải quyết được các vấn đề trọng đại của đất nước, giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân.
Giới trí thức Thủ đô bày tỏ quyết tâm phấn đấu để góp phần thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, với mong muốn cháy bỏng là được sự quan tâm, tin cậy của Đảng và được tạo điều kiện thuận lợi để cùng nhau tập trung sức vào nghiên cứu, sáng tạo, phổ biến kiến thức, tư vấn phản biện và giám định vào xã hội, chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, đưa nền khoa học của đất nước ngang tầm với các nước trong khu vực, đúng với vị trí chính trị của Việt Nam, làm cho khoa học - công nghệ thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế tri thức.
Ở một khía cạnh khác, luật sư Nguyễn Hồng Bách (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty luật hợp danh Hồng Bách và cộng sự) đặc biệt quan tâm tới đường lối, chính sách của Đảng trong lĩnh vực cải cách tư pháp.
Trong những năm qua, Đảng đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo công tác cải cách tư pháp như Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII), Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII), đặc biệt là Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, thể hiện tầm nhìn sáng suốt và quyết tâm rất lớn của Đảng đối với công tác cải cách tư pháp.
Luật sư Bách cho rằng, phần lớn những chủ trương này đều phát huy hiệu quả trong đời sống, nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp, bảo đảm được tính công khai, dân chủ và nghiêm minh; bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; vai trò của luật sư ngày càng được nâng cao, góp phần cùng các cơ quan tiến hành tố tụng đấu tranh phòng chống tội phạm và phát triển xã hội.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hệ thống tư pháp vẫn còn bộc lộ không ít hạn chế, như việc tranh luận tại phiên tòa nhiều khi còn mang tính hình thức, vai trò và ý kiến của luật sư chưa được coi trọng đúng mức; các quy định của pháp luật, nhất là pháp luật tố tụng vẫn còn nhiều khiếm khuyết, thiếu chặt chẽ, khiến cho quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người tham gia tố tụng tại nhiều nơi không được bảo đảm đầy đủ và đúng đắn... Bởi vậy, theo luật sư Bách, giới luật sư Thủ đô rất kỳ vọng trong thời gian tới hoạt động cải cách tư pháp sẽ được tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, trên cơ sở vận dụng đúng đắn các chủ trương, đường lối chính sách mà Đảng đã đề ra.
Trong “góc nhìn” cận cảnh hơn, doanh nhân Trần Văn Hợp (Giám đốc Công ty gốm sứ Thiên Phước, Bát Tràng, Hà Nội) lại đưa ra những mong muốn rất sát thực. Mặc dù khá bận rộn với việc hoàn tất các hợp đồng cuối năm, song tối nào anh Hợp cũng dành riêng cho mình ít nhất một tiếng đồng hồ để xem mạng Internet, theo dõi các hoạt động liên quan tới Đại hội XI của Đảng.
Với ông Hợp, đây là sự kiện trọng đại, liên quan trực tiếp đến sự phát triển lâu dài và bền vững đất nước. Ông Hợp tâm sự, ông đặt nhiều hy vọng vào sự đổi mới trong kỳ Đại hội lần này và điều quan trọng là làm sao để người dân được hưởng lợi từ chính sự đổi mới đó.
Cũng như bao doanh nghiệp khác trong làng gốm sứ Bát Tràng, doanh nhân Trần Văn Hợp bày tỏ mong muốn Đại hội XI sẽ bầu ra Ban lãnh đạo của Đảng là những người có trí tuệ, sáng tạo, đưa ra được các quyết sách đúng đắn. Và trên cơ sở những quyết sách đúng đắn này, giới doanh nghiệp sẽ được áp dụng những cơ chế ưu đãi cởi mở hơn như ưu đãi về thuế, giúp đỡ nguồn vốn vay, khuyến khích phát triển ngành nghề dưới nhiều hình thức, hỗ trợ đào tạo nghề, tháo gỡ khó khăn về các ứng dụng công nghệ khoa học.../.
Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)