Nhận định về nhu cầu kéo giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên sáng 19/8, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn có lúc giảm 13 xu (0,2%) xuống 79,55 USD/thùng; còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 13 xu (0,2%) xuống 76,52 USD/thùng.

Giếng dầu ở Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc ngày 1/1/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)
Giếng dầu ở Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc ngày 1/1/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trong phiên giao dịch sáng 19/8, giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống khi những nhận định về nhu cầu thấp của Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất, ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

Trong phiên sáng 19/8, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn có lúc giảm 13 xu (0,2%) xuống 79,55 USD/thùng; còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 13 xu (0,2%) xuống 76,52 USD/thùng.

Cả hai loại dầu trên đều giảm giá gần 2% trong phiên cuối tuần trước sau khi các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng vào tăng trưởng nhu cầu từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, giá dầu kết thúc tuần qua gần như không thay đổi khi dữ liệu từ Mỹ cho thấy lạm phát giảm và chi tiêu tiêu dùng vẫn ổn định.

Các nhà đầu tư cũng đang hướng sự chú ý vào tình hình tại “chảo dầu” Trung Đông.

Ông Hiroyuki Kikukawa, Giám đốc điều hành của NS Trading, nhận định những nhận định về nhu cầu thấp tại Trung Quốc đã thúc đẩy hoạt động bán ra trên thị trường dầu. Bên cạnh đó, mùa lái xe cao điểm ở Mỹ cũng sắp kết thúc.

Tuy nhiên, theo ông Kikukawa, căng thẳng ở Trung Đông và sự leo thang xung đột ở Ukraine vẫn là nhân tố hỗ trợ giá dầu.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tối 18/8 (giờ địa phương) đã đặt chân đến Israel trong chuyến công du tiếp theo tới khu vực kể từ khi xảy ra xung đột ở Dải Gaza.

Chuyến công du này của Ngoại trưởng Mỹ nhằm mục đích thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn đang có dấu hiệu tiến triển tích cực.

Trong khi đó, ngày 18/8, lực lượng Hamas đã tiếp tục quan ngại về việc không đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza, sau hai ngày đàm phán ở Doha (Qatar) kết thúc vào ngày 16/8, mà lực lượng này không trực tiếp tham gia./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục