Thảo luận về dự án Luật Thủ đô, đại biểu Lê Đông Phong (Thành phố Hồ ChíMinh) cho rằng theo thông lệ quốc tế thì Thủ đô của một quốc gia là trung tâmchính trị của đất nước, chứ Thủ đô không là một đơn vị hành chính.
Đại biểu đánhgiá dự thảo luật chưa phân biệt được nội dung điều chỉnh trung tâm hành chínhchính trị quốc gia ở điểm nào. Theo đại biểu đối với các quy định trong dự thảoluật về các vấn đề khác như nội thành, ngoại thành, cư trú, xây dựng bệnh viện…thì đó là những quy định như đối với các đô thị lớn khác, chứ không thấy đó làquy định đặc thù, khác biệt đối với Thủ đô.
Cùng với quan điểm này, đại biểuHuỳnh Ngọc Ánh (Thành phố Hồ Chí Minh) nhận xét rằng dự án Luật chưa toát lênđược tính đặc thù của Thủ đô. Đại biểu Lê Đông Phong đề xuất ban soạn thảo phảinghiên cứu kỹ hơn để xây dựng dự thảo luật theo hướng có hẳn 1 phần điều chỉnhriêng cho trung tâm hành chính chính trị quốc gia để làm nổi bật vai trò, vị trícủa Thủ đô.
Thủ đô Hà Nội không đồng nhất với Thành phố Hà Nội - đại biểu nhấnmạnh. Đại biểu Lê Đông Phong nêu vấn đề cư trú quy định trong dự thảo Luật vớimục đích quy định để chặt chẽ hơn so với Luật cư trú hiện hành.
Đại biểu bănkhoăn vì như thế phải chăng quy phạm điều chỉnh về vấn đề cư trú của Luật Thủ đôlại vượt trên cả Luật cư trú. Như vậy “có đảm bảo được tính thống nhất của phápluật hay không”- đại biểu nêu vấn đề.
Thảo luận về biểu tượng của Thủ đô Hà Nội vẫn còn nhiều quan điểm khácnhau. Có ý kiến cho rằng không nên chọn hình ảnh Khuê Văn Các làm biểu trưng choThủ đô vì từ trước tới nay khi nói tới Việt Nam, thế giới thường hay liên tưởngtới hình ảnh Tháp rùa Hồ Gươm hay Chùa Một Cột, chứ không phải là hình ảnh KhuêVăn Các.
Tuy nhiên cũng có những ý kiến cho rằng lựa chọn như ban soạn thảo lấyKhuê Văn Các là biểu tượng của Thủ đô là hợp lý. Đại biểu Trần Hồng Hà (VĩnhPhúc) cho rằng chọn biểu tượng cho Thủ đô- trái tim của cả nước phải tổ chứccuộc lấy ý kiến nhân dân rộng rãi, Hội đồng nhân dân Thành phố không thể thaymặt cả nước quyết định biểu tượng của Thủ đô. Nếu không, phải là Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định - đại biểu đề xuất.
Đại biểu Lê Văn Hoàng (Đà Nẵng) cho rằng vấn đề quản lý đất đai không chỉlà vấn đề bức xúc của Hà Nội mà của tất cả các địa phương.
Để đáp ứng yêu cầuphát triển của Thủ đô, đại biểu nhất trí với quy định cho Hội đồng nhân dân đượcphép ban hành các giải pháp giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ công trình,giải quyết cho người dân, phục vụ xây dựng các cơ sở hạ tầng.
Đại biểu khôngđồng tình với quy định tại điểm c khoản 3 điều 18 thu phí giao thông vận tải caohơn vì cho rằng quy định như vậy là chưa có tính khả thi khi hạ tầng cơ sở, cácphương tiện công cộng chưa đảm bảo, cung cấp dịch vụ không tốt thì thu phí caolà bất hợp lý. Quan điểm này của đại biểu Lê Văn Hoàng nhận được sự đồng tìnhcủa một số đại biểu khác.
Về khoản 2 điều 20 quy định phạt cao hơn trong 3 lĩnhvực đất đai, xây dựng, môi trường, đại biểu Lê Văn Hoàng bày tỏ sự băn khoăn vìLuật xử lý vi phạm hành chính vừa ban hành đã quy định phạt cao hơn ở 3 lĩnh vựckhác nên cần nghiên cứu thêm về vấn đề này.
Đại biểu Cù Thị Hậu (Hưng Yên) đánh giá dự thảo Luật Thủ đô nặng về quảnlý nhiều hơn. Cho ý kiến về việc quy định mức thu phí giao thông vận tải và xửphạt hành chính cao hơn, đại biểu nêu quan điểm các địa phương làm tốt trên cơsở luật pháp, trong khi đó Thủ đô lại có cơ chế đặc biệt. Đại biểu cho rằng HàNội cần phải bình đẳng như các địa phương khác.
Tại phiên thảo luận, các ý kiến của đại biểu Quốc hội tập trung làm rõ cácvấn đề về quy định mức thu phí cao hơn; quản lý dân cư; xử phạt vi phạm hànhchính; cơ chế, chính sách về tài chính…
Cùng ngày, Quốc hội đã thảo luận về việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm chế địnhThừa phát lại.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng qua 2năm thực hiện thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đem lại nhiều lợi íchđối với cơ quan thi hành tố tụng nhất là với toà án, mang đến nhiều lợi ích chongười dân.
Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự rất chặt chẽ trong việc tống đạtcho các đượng sự trong các vụ án dân sự, hành chính, kinh tế… trong khi đó côngtác gửi văn bản tống đạt bằng đường bưu điện rất trục trặc do địa chỉ số nhàphức tạp, không thống nhất đã ảnh hướng rất lớn tới vấn đề triệu tập đương sự.Mặt khác thực tiễn xảy ra nhiều trường hợp đương sự có thái độ chấp hành phápluật kém, cố tình không đến theo giấy triệu tập của tòa án…
Qua 2 năm thực hiệnThừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp cho toà án trong việc tống đạtgiấy tờ tới đương sự; tạo điều kiện cho toà án giải quyết nhanh lượng án tồnđọng, tránh việc hoãn phiên toà, gây ảnh hưởng tới quyền lợi của đương sự.
Tuynhiên theo đại biểu, ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hay các thành phố lớn thìcông tác thừa phát lại nhân rộng ra sẽ giúp cho toà án nhiều việc, nhưng chỉ nênthực hiện ở các thành phố lớn. Đại biểu cho rằng ở các tỉnh lẻ thì không đáp ứngđược vì vùng sâu, vùng xa, tống đạt những giấy tờ là vấn đề lớn, hiện tại chỉnội thành thành phố có thể đáp ứng được việc thực hiện thừa phát lại.
Đại biểucho rằng nếu Chính phủ cho mở rộng thêm thừa phát lại thực hiện cưỡng chế thihành án thì không ổn vì muốn cưỡng chế thi hành án cần có cả một lực lượng hỗtrợ; đề nghị nên cân nhắc kỹ vấn đề này.
Đại biểu Đào Thị Xuân Lan (Hưng Yên) tán thành với nhiều nội dung trongbáo cáo, qua tổng kết thí điểm thấy nhiều kết quả khả quan trong các lĩnh vựcnhư tống đạt giấy tờ, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án… Đại biểu chorằng trên cơ sở thí điểm thành công, mô hình cần thiết áp dụng và nhân rộngtrong thời gian tới. Tuy nhiên đại biểu cũng cho rằng Chính phủ chưa đưa ra đượccác nguyên nhân chủ quan và khách quan qua quá trình thực hiện thí điểm thừaphát lại.
Đại biểu Thân Đức Nam (Thành phố.Đà Nẵng) đánh giá việc thực hiện thíđiểm chế định thừa phát lại có tác dụng cho xã hội. Đề cập tới hoạt động của cácvăn phòng thừa phát lại trong thời gian chuyển tiếp, đại biểu đề nghị dự thảoNghị quyết trình Quốc hội cần khẳng định hiệu lực và tính pháp lý của các hoạtđộng từ 1/7/2012 đến khi có nghị quyết mới nếu không sẽ tạo ra cách hiểu và ápdụng pháp luật không thống nhất, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên có liênquan.
Một số ý kiến đề nghị Chính phủ cần giải thích rõ việc tại sao tổng kếtthi hành chế định thừa phát lại muộn hơn so với quy định (đáng lẽ phải báo cáotừ kỳ họp thứ 3 trước khi hết thời điểm thí điểm).
Nhiều ý kiến thống nhất với nội dung của Tờ trình đề nghị trong thời giantới cần hoàn thiện thể chế để tiếp tục kéo dài thời gian thí điểm và mở rộng quymô thí điểm chế định này, nhằm mục tiêu xã hội hóa mạnh mẽ hơn nữa hoạt động tưpháp nói chung và thi hành án dân sự nói riêng, đảm bảo việc thực hiện thừa phátlại có hiệu quả, phục vụ người dân và hỗ trợ các cơ quan nhà nước tốt hơn./.