Do chưa được đầu tư đúng mức để xử lý chất thải, các cơ sở y tế, khám chữa bệnh của Nghệ An hàng ngày đã xả một khối lượng lớn rác thải độc hại với môi trường.
Tỉnh Nghệ An hiện có một bệnh viện Trung ương, 8 bệnh viện tuyến tỉnh, 20 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 20 trung tâm y tế và hệ thống các trạm y tế xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, còn có 9 bệnh viện tư nhân và hàng trăm cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn toàn tỉnh.
Hệ thống cơ sở y tế dày đặc này hàng ngày đã thải ra một lượng rất lớn các chất thải y tế nguy hại, trong đó Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương trung bình mỗi ngày có khoảng 50kg rác thải; Bệnh viện đa khoa Quỳnh Lưu 45kg/ngày; Bệnh viện Quỳ Hợp 35kg/ngày; Bệnh viện Quỳ Châu 30kg/ngày...
Một số cơ sở y tế đã được trang bị lò đốt chất thải y tế, nhưng khi xử lý lò đốt không đạt tiêu chuẩn, các chất khí thải độc hại như dioxin, kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ... được xả thẳng vào môi trường.
Đối với một số bệnh viện huyện chưa được trang bị lò đốt thì biện pháp xử lý là chôn lấp chất thải y tế, điều này đã gây ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước ngầm, đặc biệt nguy hại là trong các chất thải này có chứa nhiều dịch bệnh truyền nhiễm.
Hiện nay, hầu hết các bệnh viện tuyến huyện ở Nghệ An cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải, trong khi mỗi ngày mỗi bệnh viện xả từ 20-30m3 nước thải ra ao hồ, đồng ruộng.
Trước tình hình này, để giảm thiểu sự nguy hại của chất thải y tế đối với sức khỏe và môi trường, tỉnh Nghệ An chỉ đạo ngành y tế đầu tư mua và cung cấp đủ các phương tiện chuyên dụng; tổ chức thực hiện tốt việc thu gom, phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh chất thải và lưu giữ đúng quy định; đồng thời phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường và các ngành liên quan xử lý tiêu hủy chất thải y tế nguy hại đúng quy định./.
Tỉnh Nghệ An hiện có một bệnh viện Trung ương, 8 bệnh viện tuyến tỉnh, 20 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 20 trung tâm y tế và hệ thống các trạm y tế xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, còn có 9 bệnh viện tư nhân và hàng trăm cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn toàn tỉnh.
Hệ thống cơ sở y tế dày đặc này hàng ngày đã thải ra một lượng rất lớn các chất thải y tế nguy hại, trong đó Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương trung bình mỗi ngày có khoảng 50kg rác thải; Bệnh viện đa khoa Quỳnh Lưu 45kg/ngày; Bệnh viện Quỳ Hợp 35kg/ngày; Bệnh viện Quỳ Châu 30kg/ngày...
Một số cơ sở y tế đã được trang bị lò đốt chất thải y tế, nhưng khi xử lý lò đốt không đạt tiêu chuẩn, các chất khí thải độc hại như dioxin, kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ... được xả thẳng vào môi trường.
Đối với một số bệnh viện huyện chưa được trang bị lò đốt thì biện pháp xử lý là chôn lấp chất thải y tế, điều này đã gây ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước ngầm, đặc biệt nguy hại là trong các chất thải này có chứa nhiều dịch bệnh truyền nhiễm.
Hiện nay, hầu hết các bệnh viện tuyến huyện ở Nghệ An cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải, trong khi mỗi ngày mỗi bệnh viện xả từ 20-30m3 nước thải ra ao hồ, đồng ruộng.
Trước tình hình này, để giảm thiểu sự nguy hại của chất thải y tế đối với sức khỏe và môi trường, tỉnh Nghệ An chỉ đạo ngành y tế đầu tư mua và cung cấp đủ các phương tiện chuyên dụng; tổ chức thực hiện tốt việc thu gom, phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh chất thải và lưu giữ đúng quy định; đồng thời phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường và các ngành liên quan xử lý tiêu hủy chất thải y tế nguy hại đúng quy định./.
Viết Hùng (TTXVN/Vietnam+)