Chiều 23/11, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã chủ trì buổi họp báo trong nước và quốc tế thông báo những kết quả quan trọng của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII.
Sau 26,5 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần dân chủ, trách nhiệm cao, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã hoàn thành tốt đẹp chương trình nghị sự đề ra.
Tại kỳ họp này Quốc hội đã xem xét, thảo luận và ban hành nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả trong các lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, duy trì tăng trường hợp lý, tạo đà tăng trưởng cho các năm tiếp theo nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Về công tác lập pháp, Quốc hội đã tập trung xem xét, thảo luận, thông qua các dự án luật quan trọng và các nghị quyết chứa đựng quy phạm pháp luật.
Quốc hội đã thông qua 9 luật, 3 Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
Việc thông qua các luật và Nghị quyết chứa đựng quy phạm pháp luật đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như yêu cầu hội nhập quốc tế. Quốc hội cũng đã cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và 6 dự án luật.
Hoạt động giám sát của Quốc hội tiếp tục có nhiều cải tiến, đổi mới về quy trình, thủ tục góp phần nâng cao chất lượng công tác giám sát. Cùng với đó, việc lựa chọn nội dung, chủ để giám sát ngày càng “trúng” và “đúng” với mong mỏi của cử tri, luôn thu hút được sự quan tâm của nhân dân cả nước.
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai; xem xét báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết các kiến nghị cảu cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII; ban hành Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát cảu Quốc hội năm 2013.
Điểm mới trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là lần đầu tiên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 và thứ 3. Bên cạnh đó, Quốc hội đã dành ra 2,5 ngày để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn.
Cũng tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế-xã hội, nghị quyết về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án…
Trả lời câu hỏi của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về về những đổi mới trong phương thức hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp thứ tư, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết đây là kỳ họp có nhiều đổi mới. Kỳ họp 26 ngày nhưng có đến 13 ngày được truyền hình trực tiếp, từng bước công khai dân chủ hoạt động của Quốc hội đến cử tri cả nước.
Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội đã có nghị quyết về lĩnh vực tư pháp. Trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, đây là lần đầu tiên Chính phủ báo cáo về việc thực hiện chất vấn của Quốc hội tại lỳ họp thứ 2 và thứ 3. Chính phủ đã báo cáo về những việc làm được và chưa làm được. Việc nào chưa làm được sẽ tiếp tục được thực hiện.
Giới thiệu về những nét mới trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu rõ Nghị quyết 27 của Quốc hội khóa XIII về việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội và Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết liên tịch về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký có quy định cho phép các đại biểu Quốc hội được tiếp xúc cử tri tại nơi mình không ứng cử.
Quốc hội cũng đã sửa Nghị quyết 773, trong đó quy định cơ chế tài chính để các đại biểu Quốc hội sau khi tiếp xúc cử tri ở nơi mình ứng cử có thể đi tiếp xúc ở những địa bàn khác, thậm chí đến tận thôn, xóm bởi đại biểu Quốc hội là của cử tri cả nước chứ không phải chỉ đại diện cho một tỉnh. Nghị quyết này được áp dụng từ ngày1/1/2013 và trong kỳ họp thứ 5 sẽ thực hiện việc này.
Cũng theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, tại phiên bế mạc, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với 100% số đại biểu có mặt tán thành. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bắt đầu từ ngày 2/1/2013 đến 31/3/2013. Việc này do Ủy ban sửa đổi Hiến pháp thực hiện. Từ nay đến đó, các cơ quan chức năng sẽ xây dựng kế hoạch tiến hành lấy ý kiến nhân dân./.
Sau 26,5 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần dân chủ, trách nhiệm cao, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã hoàn thành tốt đẹp chương trình nghị sự đề ra.
Tại kỳ họp này Quốc hội đã xem xét, thảo luận và ban hành nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả trong các lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, duy trì tăng trường hợp lý, tạo đà tăng trưởng cho các năm tiếp theo nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Về công tác lập pháp, Quốc hội đã tập trung xem xét, thảo luận, thông qua các dự án luật quan trọng và các nghị quyết chứa đựng quy phạm pháp luật.
Quốc hội đã thông qua 9 luật, 3 Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
Việc thông qua các luật và Nghị quyết chứa đựng quy phạm pháp luật đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như yêu cầu hội nhập quốc tế. Quốc hội cũng đã cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và 6 dự án luật.
Hoạt động giám sát của Quốc hội tiếp tục có nhiều cải tiến, đổi mới về quy trình, thủ tục góp phần nâng cao chất lượng công tác giám sát. Cùng với đó, việc lựa chọn nội dung, chủ để giám sát ngày càng “trúng” và “đúng” với mong mỏi của cử tri, luôn thu hút được sự quan tâm của nhân dân cả nước.
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai; xem xét báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết các kiến nghị cảu cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII; ban hành Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát cảu Quốc hội năm 2013.
Điểm mới trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là lần đầu tiên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 và thứ 3. Bên cạnh đó, Quốc hội đã dành ra 2,5 ngày để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn.
Cũng tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế-xã hội, nghị quyết về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án…
Trả lời câu hỏi của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về về những đổi mới trong phương thức hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp thứ tư, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết đây là kỳ họp có nhiều đổi mới. Kỳ họp 26 ngày nhưng có đến 13 ngày được truyền hình trực tiếp, từng bước công khai dân chủ hoạt động của Quốc hội đến cử tri cả nước.
Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội đã có nghị quyết về lĩnh vực tư pháp. Trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, đây là lần đầu tiên Chính phủ báo cáo về việc thực hiện chất vấn của Quốc hội tại lỳ họp thứ 2 và thứ 3. Chính phủ đã báo cáo về những việc làm được và chưa làm được. Việc nào chưa làm được sẽ tiếp tục được thực hiện.
Giới thiệu về những nét mới trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu rõ Nghị quyết 27 của Quốc hội khóa XIII về việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội và Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết liên tịch về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký có quy định cho phép các đại biểu Quốc hội được tiếp xúc cử tri tại nơi mình không ứng cử.
Quốc hội cũng đã sửa Nghị quyết 773, trong đó quy định cơ chế tài chính để các đại biểu Quốc hội sau khi tiếp xúc cử tri ở nơi mình ứng cử có thể đi tiếp xúc ở những địa bàn khác, thậm chí đến tận thôn, xóm bởi đại biểu Quốc hội là của cử tri cả nước chứ không phải chỉ đại diện cho một tỉnh. Nghị quyết này được áp dụng từ ngày1/1/2013 và trong kỳ họp thứ 5 sẽ thực hiện việc này.
Cũng theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, tại phiên bế mạc, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với 100% số đại biểu có mặt tán thành. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bắt đầu từ ngày 2/1/2013 đến 31/3/2013. Việc này do Ủy ban sửa đổi Hiến pháp thực hiện. Từ nay đến đó, các cơ quan chức năng sẽ xây dựng kế hoạch tiến hành lấy ý kiến nhân dân./.
Phúc Hằng (TTXVN)