Các hãng sản xuất ôtô hàng đầu thế giới tung ra 120 mẫu xe mới, với 36 mẫu trong số đó là các thương hiệu xe quốc tế, tại Triển lãm ôtô hàng đầu của Trung Quốc (Auto China 2012 Exhibition) khai mạc ngày 23/4 và kéo dài đến ngày 2/5.
Sau khi tăng trưởng kỷ lục trong hai năm 2009 và 2010 đưa Trung Quốc trở thành thị trường ôtô lớn nhất thế giới, ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc năm ngoái đã bị chững lại do Chính phủ Trung Quốc rút lại các biện pháp khuyến khích mua ôtô, còn một số thành phố áp dụng việc hạn chế xe nghiêm ngặt để giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Doanh số bán ôtô ở Trung Quốc chỉ tăng 2,5% năm 2011, giảm mạnh từ mức 32% năm 2010, đạt 18,51 triệu chiếc. Riêng doanh số xe chở người tăng 5,2%.
Hồi đầu năm nay, Bắc Kinh cũng nói rằng họ sẽ rút lại một số chính sách ủng hộ đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp ôtô trong khi tìm cách tiếp tục củng cố hợp tác giữa các hãng sản xuất ôtô ngoại với các đối tác Trung Quốc.
Các hãng xe nước ngoài lâu nay đã được yêu cầu tổ chức hoạt động trong liên doanh với các công ty Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đang thúc đẩy những liên doanh này để tạo ra nhiều nhãn hiệu địa phương đặc biệt phục vụ thị trường Trung Quốc. Nỗ lực này nhằm tiếp tục giúp các công ty Trung Quốc nhận được chuyển giao công nghệ.
Maxime Picat, Giám đốc Dongfeng Peugeot Citroen Automobile - liên doanh giữa Dongfeng Motors của Trung Quốc với hãng xe Pháp - nói rằng "Trung Quốc đã nhận thấy tầm quan trọng của nhãn hiệu xe đồng thời thấy rằng họ đã chưa đầu tư đúng mức cho ngành công nghiệp này. Sau 20 năm mở cửa ngành ôtô với các hãng nước ngoài, Chính phủ Trung Quốc nhận thấy sự chênh lệch cũng như việc chuyển giao công nghệ còn hạn chế."
General Motors đã cùng với đối tác liên doanh Trung Quốc Shanghai Automotive Industry Corp giới thiệu nhãn hiệu Baojun lần đầu tiên tại triển lãm ôtô năm ngoái ở Thượng Hải. Trong khi đó, Nissan của Nhật Bản đã công bố các kế hoạch tiếp thị loại xe chạy hoàn toàn bằng điện Venucia mà hãng này hợp tác với Dongfeng sản xuất.
Chính phủ Trung Quốc hy vọng việc xây dựng những nhãn hiệu xe như vậy sẽ giúp "đánh bóng" hình ảnh về các nhãn hiệu xe Trung Quốc trong mắt người Trung Quốc, và sau này là thế giới, để xóa bỏ định kiến hàng "made in China" có chất lượng thấp.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo các mẫu xe liên doanh địa phương này có thể sẽ đặt ra thách thức đối với việc kinh doanh của các hãng xe Trung Quốc. Các hãng chế tạo ôtô Trung Quốc chỉ chiếm 30% thị trường trong nước và phần lớn các hãng này đang đánh mất vị trí so với các hãng xe ngoại vốn nổi tiếng về thương hiệu và chất lượng.
Theo các nhà phân tích, những khó khăn trong nước có thể đẩy các hãng xe Trung Quốc tìm kiếm cơ hội ở các thị trường nước ngoài trong đó có châu Âu. Các hãng xe Trung Quốc hiện đang bán và sản xuất xe ở châu Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á./.
Sau khi tăng trưởng kỷ lục trong hai năm 2009 và 2010 đưa Trung Quốc trở thành thị trường ôtô lớn nhất thế giới, ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc năm ngoái đã bị chững lại do Chính phủ Trung Quốc rút lại các biện pháp khuyến khích mua ôtô, còn một số thành phố áp dụng việc hạn chế xe nghiêm ngặt để giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Doanh số bán ôtô ở Trung Quốc chỉ tăng 2,5% năm 2011, giảm mạnh từ mức 32% năm 2010, đạt 18,51 triệu chiếc. Riêng doanh số xe chở người tăng 5,2%.
Hồi đầu năm nay, Bắc Kinh cũng nói rằng họ sẽ rút lại một số chính sách ủng hộ đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp ôtô trong khi tìm cách tiếp tục củng cố hợp tác giữa các hãng sản xuất ôtô ngoại với các đối tác Trung Quốc.
Các hãng xe nước ngoài lâu nay đã được yêu cầu tổ chức hoạt động trong liên doanh với các công ty Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đang thúc đẩy những liên doanh này để tạo ra nhiều nhãn hiệu địa phương đặc biệt phục vụ thị trường Trung Quốc. Nỗ lực này nhằm tiếp tục giúp các công ty Trung Quốc nhận được chuyển giao công nghệ.
Maxime Picat, Giám đốc Dongfeng Peugeot Citroen Automobile - liên doanh giữa Dongfeng Motors của Trung Quốc với hãng xe Pháp - nói rằng "Trung Quốc đã nhận thấy tầm quan trọng của nhãn hiệu xe đồng thời thấy rằng họ đã chưa đầu tư đúng mức cho ngành công nghiệp này. Sau 20 năm mở cửa ngành ôtô với các hãng nước ngoài, Chính phủ Trung Quốc nhận thấy sự chênh lệch cũng như việc chuyển giao công nghệ còn hạn chế."
General Motors đã cùng với đối tác liên doanh Trung Quốc Shanghai Automotive Industry Corp giới thiệu nhãn hiệu Baojun lần đầu tiên tại triển lãm ôtô năm ngoái ở Thượng Hải. Trong khi đó, Nissan của Nhật Bản đã công bố các kế hoạch tiếp thị loại xe chạy hoàn toàn bằng điện Venucia mà hãng này hợp tác với Dongfeng sản xuất.
Chính phủ Trung Quốc hy vọng việc xây dựng những nhãn hiệu xe như vậy sẽ giúp "đánh bóng" hình ảnh về các nhãn hiệu xe Trung Quốc trong mắt người Trung Quốc, và sau này là thế giới, để xóa bỏ định kiến hàng "made in China" có chất lượng thấp.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo các mẫu xe liên doanh địa phương này có thể sẽ đặt ra thách thức đối với việc kinh doanh của các hãng xe Trung Quốc. Các hãng chế tạo ôtô Trung Quốc chỉ chiếm 30% thị trường trong nước và phần lớn các hãng này đang đánh mất vị trí so với các hãng xe ngoại vốn nổi tiếng về thương hiệu và chất lượng.
Theo các nhà phân tích, những khó khăn trong nước có thể đẩy các hãng xe Trung Quốc tìm kiếm cơ hội ở các thị trường nước ngoài trong đó có châu Âu. Các hãng xe Trung Quốc hiện đang bán và sản xuất xe ở châu Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á./.
Hải Yến (TTXVN)