Trong tuần cuối của tháng 9, lãi suất cho vay bằng VND tiếp tục giữ ổn định, nhiều ngân hàng thương mại chủ động tung ra các sản phẩm tín dụng lãi suất ưu đãi dành cho khách hàng.
Điển hình như Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương ưu đãi cho vay VND đối với hộ kinh doanh và doanh nghiệp với lãi suất thấp nhất 12%/năm. Ngân hàng này còn cho vay công chức áp dụng cho các khách hàng cá nhân làm việc trong cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện... mà không cần tài sản thế chấp.
Cùng đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng tung ra chương trình cho vay ưu đãi tài trợ xuất nhập khẩu với lãi suất ưu đãi giảm 2-3%/năm so với mức lãi suất thông thường.
Mặt bằng chung, hiện mức lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ vẫn ở mức 10-13%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 12-15%/năm. Lãi suất cho vay USD ổn định và phổ biến ở mức 5-7%/năm đối với ngắn hạn; 6-8%/năm đối với trung và dài hạn.
Mặc dù nhiều tổ chức tín dụng dành một số gói lãi suất ưu đãi cho khách hàng nhưng lãi suất tiền gửi trên 12 tháng lại tăng nhẹ. Một số ngân hàng như Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu, Bắc Á, Việt Nam Thương tín, Phương Tây, Kỹ thương… có lãi suất huy động cao nhất là 12,5-13%/năm ở kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng.
Hiện lãi suất tiền gửi phổ biến không kỳ hạn ở mức 1-2%/năm; dưới 1 tháng là 2%/năm; từ 1 đến dưới 12 tháng dao động từ 8,8-9%/năm; từ 12 tháng trở lên nhích từ 11-13%/năm. Như vậy, lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng tiếp tục giữ ổn định.
Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, trong tuần từ 24-28/9, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND đạt xấp xỉ 64.646 tỷ đồng, bình quân khoảng 12.929 tỷ đồng/ngày; doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND đạt 60.985 tỷ đồng, bình quân khoảng 12.197 tỷ đồng/ngày.
Giao dịch liên ngân hàng tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn, đạt khoảng 55.297 tỷ đồng, tương đương 85,5% tổng doanh số giao dịch bằng VND; doanh số giao dịch các kỳ hạn ngắn bằng USD quy đổi ra VND cũng đạt xấp xỉ 46.086 tỷ đồng, tương đương 76% tổng doanh số giao dịch bằng USD.
Lãi suất giao dịch bình quân bằng VND giữa các ngân hàng tuần này tiếp tục đà giảm đối với các kỳ hạn từ 3 tuần trở xuống. Kỳ hạn 2 tuần giảm tới 1%; các kỳ hạn còn lại giảm từ 0,1% (3 tuần) đến 0,4% (qua đêm); kỳ hạn trên 9 tháng đến dưới 12 tháng giảm mạnh, tới 3,14%.
Các kỳ hạn từ 1 tháng đến 6 tháng, lãi suất giao dịch bình quân tăng so với tuần trước, trong đó kỳ hạn 6 tháng tăng nhẹ, kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng tăng tương đối, lần lượt tăng 1% và 2,15%.
Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá giao dịch có xu hướng tăng nhẹ do các tổ chức tín dụng tích cực mua vào ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống vẫn tốt, tỷ giá niêm yết mua, bán VND/USD của các ngân hàng thương mại đang phổ biến quanh khoảng 20.860/20.900 đồng/USD./.
Điển hình như Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương ưu đãi cho vay VND đối với hộ kinh doanh và doanh nghiệp với lãi suất thấp nhất 12%/năm. Ngân hàng này còn cho vay công chức áp dụng cho các khách hàng cá nhân làm việc trong cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện... mà không cần tài sản thế chấp.
Cùng đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng tung ra chương trình cho vay ưu đãi tài trợ xuất nhập khẩu với lãi suất ưu đãi giảm 2-3%/năm so với mức lãi suất thông thường.
Mặt bằng chung, hiện mức lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ vẫn ở mức 10-13%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 12-15%/năm. Lãi suất cho vay USD ổn định và phổ biến ở mức 5-7%/năm đối với ngắn hạn; 6-8%/năm đối với trung và dài hạn.
Mặc dù nhiều tổ chức tín dụng dành một số gói lãi suất ưu đãi cho khách hàng nhưng lãi suất tiền gửi trên 12 tháng lại tăng nhẹ. Một số ngân hàng như Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu, Bắc Á, Việt Nam Thương tín, Phương Tây, Kỹ thương… có lãi suất huy động cao nhất là 12,5-13%/năm ở kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng.
Hiện lãi suất tiền gửi phổ biến không kỳ hạn ở mức 1-2%/năm; dưới 1 tháng là 2%/năm; từ 1 đến dưới 12 tháng dao động từ 8,8-9%/năm; từ 12 tháng trở lên nhích từ 11-13%/năm. Như vậy, lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng tiếp tục giữ ổn định.
Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, trong tuần từ 24-28/9, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND đạt xấp xỉ 64.646 tỷ đồng, bình quân khoảng 12.929 tỷ đồng/ngày; doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND đạt 60.985 tỷ đồng, bình quân khoảng 12.197 tỷ đồng/ngày.
Giao dịch liên ngân hàng tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn, đạt khoảng 55.297 tỷ đồng, tương đương 85,5% tổng doanh số giao dịch bằng VND; doanh số giao dịch các kỳ hạn ngắn bằng USD quy đổi ra VND cũng đạt xấp xỉ 46.086 tỷ đồng, tương đương 76% tổng doanh số giao dịch bằng USD.
Lãi suất giao dịch bình quân bằng VND giữa các ngân hàng tuần này tiếp tục đà giảm đối với các kỳ hạn từ 3 tuần trở xuống. Kỳ hạn 2 tuần giảm tới 1%; các kỳ hạn còn lại giảm từ 0,1% (3 tuần) đến 0,4% (qua đêm); kỳ hạn trên 9 tháng đến dưới 12 tháng giảm mạnh, tới 3,14%.
Các kỳ hạn từ 1 tháng đến 6 tháng, lãi suất giao dịch bình quân tăng so với tuần trước, trong đó kỳ hạn 6 tháng tăng nhẹ, kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng tăng tương đối, lần lượt tăng 1% và 2,15%.
Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá giao dịch có xu hướng tăng nhẹ do các tổ chức tín dụng tích cực mua vào ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống vẫn tốt, tỷ giá niêm yết mua, bán VND/USD của các ngân hàng thương mại đang phổ biến quanh khoảng 20.860/20.900 đồng/USD./.
Thu Hằng (TTXVN)