20 giờ 30 ngày 26/3 (theo giờ địa phương), cả thế giới bắt đầu hưởng ứng "Giờ Trái Đất."
Sự kiện "tắt đèn" này được bắt đầu ở Thái Bình Dương, Fiji, New Zealand và Australia, sau đó tới châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.
Nhà hát Lớn ở thành phố Sydney (Australia) đã trở thành nơi đầu tiên trong số các tiêu điểm trên toàn cầu tắt điện.
Các nhà tổ chức ước tính tại Australia, khoảng 10 triệu người, chiếm gần một nửa dân số nước này, đã tham gia "Giờ Trái Đất."
Từ Sydney, Andy Ridley, Giám đốc điều hành Nhà hát Lớn và là đồng sáng lập chương trình "Giờ Trái Đất" cho biết phong trào năm nay tập trung kết nối trực tuyến mọi người để truyền cảm hứng cùng nhau đưa ra những cam kết bảo vệ môi trường.
Gần 600.000 người đã hưởng ứng "Giờ Trái Đất" qua trang mạng Facebook của phong trào này. Có 142 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng tắt đèn để thể hiện tình đoàn kết hưởng ứng việc tiết kiệm năng lượng điện, quyết tâm bảo vệ môi trường, ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, ngăn chặn hiện tượng nóng lên của Trái Đất, và chia sẻ với nạn nhân của thiên tai...
Tháp Eiffel ở thủ đô Paris (Pháp) và tòa tháp cao nhất thế giới ở Dubai (Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất) cũng chìm trong bóng tối khoảng 60 phút. Quảng trường Thời đại ở New York (Mỹ) và một số tiêu điểm khác trên thế giới cũng nhiệt liệt hưởng ứng phong trào này.
Tại Nhật Bản, hàng nghìn người và một trung tâm cứu trợ ở Đông Bắc đất nước cũng tham gia "Giờ Trái đất." Hong Kong, Singapore cũng tắt đèn tại nhiều địa điểm.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ủng hộ "Giờ Trái Đất" và kêu gọi mọi người cùng bảo vệ hành tinh và đảm bảo sự sống cho con người.
Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định "Giờ Trái Đất" là biểu tượng lớn của tinh thần đoàn kết, là sự truyền cảm hứng của những cam kết quốc tế.
Phong trào vận động hưởng ứng "Giờ Trái Đất" bắt đầu từ năm 2007 theo sáng kiến của Quỹ động vật hoang dã (WWF)./.
Sự kiện "tắt đèn" này được bắt đầu ở Thái Bình Dương, Fiji, New Zealand và Australia, sau đó tới châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.
Nhà hát Lớn ở thành phố Sydney (Australia) đã trở thành nơi đầu tiên trong số các tiêu điểm trên toàn cầu tắt điện.
Các nhà tổ chức ước tính tại Australia, khoảng 10 triệu người, chiếm gần một nửa dân số nước này, đã tham gia "Giờ Trái Đất."
Từ Sydney, Andy Ridley, Giám đốc điều hành Nhà hát Lớn và là đồng sáng lập chương trình "Giờ Trái Đất" cho biết phong trào năm nay tập trung kết nối trực tuyến mọi người để truyền cảm hứng cùng nhau đưa ra những cam kết bảo vệ môi trường.
Gần 600.000 người đã hưởng ứng "Giờ Trái Đất" qua trang mạng Facebook của phong trào này. Có 142 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng tắt đèn để thể hiện tình đoàn kết hưởng ứng việc tiết kiệm năng lượng điện, quyết tâm bảo vệ môi trường, ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, ngăn chặn hiện tượng nóng lên của Trái Đất, và chia sẻ với nạn nhân của thiên tai...
Tháp Eiffel ở thủ đô Paris (Pháp) và tòa tháp cao nhất thế giới ở Dubai (Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất) cũng chìm trong bóng tối khoảng 60 phút. Quảng trường Thời đại ở New York (Mỹ) và một số tiêu điểm khác trên thế giới cũng nhiệt liệt hưởng ứng phong trào này.
Tại Nhật Bản, hàng nghìn người và một trung tâm cứu trợ ở Đông Bắc đất nước cũng tham gia "Giờ Trái đất." Hong Kong, Singapore cũng tắt đèn tại nhiều địa điểm.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ủng hộ "Giờ Trái Đất" và kêu gọi mọi người cùng bảo vệ hành tinh và đảm bảo sự sống cho con người.
Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định "Giờ Trái Đất" là biểu tượng lớn của tinh thần đoàn kết, là sự truyền cảm hứng của những cam kết quốc tế.
Phong trào vận động hưởng ứng "Giờ Trái Đất" bắt đầu từ năm 2007 theo sáng kiến của Quỹ động vật hoang dã (WWF)./.