Chiều 25/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường cho ý kiến vào dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi), tập trung vào các nội dung bao gồm phạm vi điều chỉnh; hợp tác xã, liên hiêp hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tổ chức, phạm vi, phương thức hoạt động của hợp tác xã; phân phối và tài sản không chia của hợp tác xã; quản lý nhà nước đối với hợp tác xã.
Các đại biểu khẳng định sự cần thiết ban hành Luật Hợp tác xã (sửa đổi) nhằm bảo đảm thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác xã có hiệu quả; hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế hợp tác xã phát triển lành mạnh, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến góp ý nhằm hoàn thiện hơn nữa dự thảo Luật, đặt biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay.
Đại biểu Cao Thành Văn (Bạc Liêu), Trần Thị Kim Phương (Hà Nội) cho rằng việc sửa đổi Luật sẽ có tác động rất lớn đối với nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo việc làm bền vững, tăng thu nhập cho từng thành viên của hợp tác xã…
Đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh) nhận xét các quy định trong dự thảo Luật vẫn có sự lúng túng; đồng thời đề nghị sửa Luật cần thống nhất 6 vấn đề, đó là cần làm rõ Hợp tác xã của ai, bản chất hợp tác xã là gì, quản trị hợp tác xã như thế nào, công tác đào tạo nguồn nhân lực, các phương tiện quản trị và có cơ chế giám sát. Có như vậy việc xây dựng Luật mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần thúc đẩy hợp tác xã phát triển nhanh, mạnh.
Trái ngược với quan điểm của đại biểu Lịch cho rằng hợp tác xã là dành cho những người yếu thế trong xã hội, đại biểu Đặng Như Lợi (Cà Mau) thì cho rằng không nên xác định hợp tác xã là cho người yếu thế, bởi trên thực tế có rất nhiều hợp tác xã hoạt động kinh doanh rất phát triển. Trong việc xây dựng Luật, trước hết cần xác định hợp tác xã là gì, sau đó mới bàn đến những vấn đề liên quan khác. Theo đại biểu, hợp tác xã là tổ chức liên kết tự nguyện, của các cá nhân cá thể nhằm phát huy thế mạnh nguồn lực của nhau trong phát triển sản xuất kinh doanh.
Đối với quy định về quyền của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, dự thảo Luật quy định: “Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thị trường bên ngoài cộng đồng thành viên trên cơ sở bảo đảm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên. Việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thị trường bên ngoài cộng đồng thành viên do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định, nhưng tối đa không quá 40% tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trong trường hợp hợp tác xã được thành lập nhằm mục đích tạo việc làm cho thành viên, hợp tác xã có quyền thu hút lao động không phải là thành viên hợp tác xã làm việc cho hợp tác xã trên cơ sở bảo đảm việc làm cho các thành viên và chiếm tỷ lệ tối đa 40% tổng số việc làm trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.”
Đại biểu Nguyễn Tiến Quân (Quảng Nam ) cho rằng việc quy định như vậy sẽ gây rối trong thiết kế Luật và sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các hợp tác xã sau này. Hiện nay có hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp chỉ có vài chục xã viên nhưng đã tổ chức gia công thời vụ cho hàng trăm, hàng nghìn người, cá biệt có hợp tác xã tổ chức lao động cho gần một vạn người ở nhiều địa phương khác nhau.
Đại biểu Quân đặt câu hỏi quy định như Luật thì các hợp tác xã này có vi phạm Luật không? Và khẳng định quy định như vậy đã trực tiếp hạn chế hoạt động của hợp tác xã, không phù hợp với thực tế và xu thế phát triển chung, thậm cho còn có tính chất gò ép các thành viên hợp tác xã, các hợp tác xã quay trở lại lối làm ăn cũ.
Đối với việc quy định phân phối lần lượt và tài sản chung không chia, đại biểu cho rằng việc quy định cá nhân khi ra khỏi hợp tác xã chỉ được rút vốn danh nghĩa phù hợp với phần vốn góp điều lệ lúc ban đầu. Toàn bộ tài sản được tích lũy trong quá trình hoạt động của hợp tác xã sẽ được đưa vào tài sản chung không chia và tài sản này sẽ được chuyển giao cho chính quyền hoặc và tổ chức khác khi giải thể sẽ làm cho không ai muốn tham gia hợp tác xã nữa…
Nguyễn Ngọc Hòa (Thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị sửa đổi Luật cần xác định giúp các hợp tác xã khắc phục hạn chế, yếu kém để các hợp tác xã tiếp tục phát triển đi lên theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, phải tạo điều kiện để các hợp tác xã từ quy mô nhỏ hướng đến các hợp tác xã có quy mô lớn hơn… Nhiều đại đề nghị tiếp tục nghiên cứu sửa đổi để ban hành Luật, cần làm rõ bản chất kinh tế hợp tác để xây dựng Luật, góp phần tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác xã ngày càng phát triển…/.
Các đại biểu khẳng định sự cần thiết ban hành Luật Hợp tác xã (sửa đổi) nhằm bảo đảm thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác xã có hiệu quả; hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế hợp tác xã phát triển lành mạnh, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến góp ý nhằm hoàn thiện hơn nữa dự thảo Luật, đặt biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay.
Đại biểu Cao Thành Văn (Bạc Liêu), Trần Thị Kim Phương (Hà Nội) cho rằng việc sửa đổi Luật sẽ có tác động rất lớn đối với nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo việc làm bền vững, tăng thu nhập cho từng thành viên của hợp tác xã…
Đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh) nhận xét các quy định trong dự thảo Luật vẫn có sự lúng túng; đồng thời đề nghị sửa Luật cần thống nhất 6 vấn đề, đó là cần làm rõ Hợp tác xã của ai, bản chất hợp tác xã là gì, quản trị hợp tác xã như thế nào, công tác đào tạo nguồn nhân lực, các phương tiện quản trị và có cơ chế giám sát. Có như vậy việc xây dựng Luật mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần thúc đẩy hợp tác xã phát triển nhanh, mạnh.
Trái ngược với quan điểm của đại biểu Lịch cho rằng hợp tác xã là dành cho những người yếu thế trong xã hội, đại biểu Đặng Như Lợi (Cà Mau) thì cho rằng không nên xác định hợp tác xã là cho người yếu thế, bởi trên thực tế có rất nhiều hợp tác xã hoạt động kinh doanh rất phát triển. Trong việc xây dựng Luật, trước hết cần xác định hợp tác xã là gì, sau đó mới bàn đến những vấn đề liên quan khác. Theo đại biểu, hợp tác xã là tổ chức liên kết tự nguyện, của các cá nhân cá thể nhằm phát huy thế mạnh nguồn lực của nhau trong phát triển sản xuất kinh doanh.
Đối với quy định về quyền của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, dự thảo Luật quy định: “Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thị trường bên ngoài cộng đồng thành viên trên cơ sở bảo đảm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên. Việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thị trường bên ngoài cộng đồng thành viên do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định, nhưng tối đa không quá 40% tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trong trường hợp hợp tác xã được thành lập nhằm mục đích tạo việc làm cho thành viên, hợp tác xã có quyền thu hút lao động không phải là thành viên hợp tác xã làm việc cho hợp tác xã trên cơ sở bảo đảm việc làm cho các thành viên và chiếm tỷ lệ tối đa 40% tổng số việc làm trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.”
Đại biểu Nguyễn Tiến Quân (Quảng Nam ) cho rằng việc quy định như vậy sẽ gây rối trong thiết kế Luật và sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các hợp tác xã sau này. Hiện nay có hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp chỉ có vài chục xã viên nhưng đã tổ chức gia công thời vụ cho hàng trăm, hàng nghìn người, cá biệt có hợp tác xã tổ chức lao động cho gần một vạn người ở nhiều địa phương khác nhau.
Đại biểu Quân đặt câu hỏi quy định như Luật thì các hợp tác xã này có vi phạm Luật không? Và khẳng định quy định như vậy đã trực tiếp hạn chế hoạt động của hợp tác xã, không phù hợp với thực tế và xu thế phát triển chung, thậm cho còn có tính chất gò ép các thành viên hợp tác xã, các hợp tác xã quay trở lại lối làm ăn cũ.
Đối với việc quy định phân phối lần lượt và tài sản chung không chia, đại biểu cho rằng việc quy định cá nhân khi ra khỏi hợp tác xã chỉ được rút vốn danh nghĩa phù hợp với phần vốn góp điều lệ lúc ban đầu. Toàn bộ tài sản được tích lũy trong quá trình hoạt động của hợp tác xã sẽ được đưa vào tài sản chung không chia và tài sản này sẽ được chuyển giao cho chính quyền hoặc và tổ chức khác khi giải thể sẽ làm cho không ai muốn tham gia hợp tác xã nữa…
Nguyễn Ngọc Hòa (Thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị sửa đổi Luật cần xác định giúp các hợp tác xã khắc phục hạn chế, yếu kém để các hợp tác xã tiếp tục phát triển đi lên theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, phải tạo điều kiện để các hợp tác xã từ quy mô nhỏ hướng đến các hợp tác xã có quy mô lớn hơn… Nhiều đại đề nghị tiếp tục nghiên cứu sửa đổi để ban hành Luật, cần làm rõ bản chất kinh tế hợp tác để xây dựng Luật, góp phần tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác xã ngày càng phát triển…/.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN/Vietnam+)