Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình Trần Hữu Bình cho biết Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú.
Trong quy hoạch phát triển vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ, Ninh Bình được ưu tiên phát triển thành một trung tâm du lịch. Thành phố Ninh Bình sẽ là thành phố du lịch.
Trong tương lai ngành kinh tế mũi nhọn của Ninh Bình cũng sẽ là du lịch, phấn đấu có nguồn thu khoảng 1.000 tỷ đồng từ du lịch trong 5 năm tới. Ông đưa ra ý tưởng, Ninh Bình sẽ tổ chức một festival hang động như một số tỉnh có thế mạnh đặc trưng như Lâm Đồng đã tổ chức festival hoa Đà Lạt, Tiền Giang tổ chức festval trái cây và Hậu Giang tổ chức festival lúa gạo Việt Nam.
Thông qua festival nhằm giới thiệu, quảng bá tài nguyên thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh, nhất là nét đẹp các hang động của Ninh Nình để thu hút du khách trong và ngoài nước.
Ninh Bình cùng với Hạ Long là 2 cạnh đáy của tam giác châu thổ sông Hồng, với địa hình karst được biến đổi địa chất theo thời gian và phù sa bồi đắp tạo thành một “Hạ Long trên cạn” với rất nhiều các hang động, đầm hồ, núi ngập nước có giá trị phát triển du lịch.
Đặc biệt, Ninh Bình có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và hấp dẫn, có vùng núi đá vôi với hệ thống hang động nguyên thủy và hệ sinh thái độc đáo, đan xen với những di tích lịch sử văn hoá; hội tụ đầy đủ các yếu tố, được ví như “một Việt Nam thu nhỏ”: có rừng, núi, sông, biển với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu du lịch quốc gia.
Các ngọn núi, hang động đẹp như núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Non Nước, núi Kỳ Lân, động Địch Lộng, động Vân Trình, động Mã Tiên, động Bích Động, động Tam Giao, động Thiên Tôn, động Tiên, hang Sinh Dược. Năm 2009, Ninh Bình đón hơn 2,4 triệu lượt khách du lịch, tăng 26%, trong đó khách quốc tế đạt trên 600.000 lượt. Doanh thu du lịch 245 tỷ đồng, tăng 51% so năm trước. Năm 2010, tỉnh phấn đấu đón 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt 700.000 lượt, tăng 40% khách du lịch trên địa bàn; xây dựng thương hiệu cho du lịch Ninh Bình đảm bảo tính văn hóa, tiện ích và có bản sắc riêng.
Được ví “Hạ Long trên cạn”, Ninh Bình có 3 khu du lịch khá điển hình như Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động mỗi năm thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước nhờ vẻ đẹp nguyên sơ, với nhiều hang động, di tích gắn với lịch sử, văn hóa và cả những huyền thoại như đền Thái Vi, chùa Bích Động, động Tiên, chùa Linh Cốc... với phong cảnh núi non đẹp hơn tranh vẽ.
Tam Cốc có nghĩa là 3 hang. Trên đường vào hang Cả, khách sẽ đi qua những trái núi có hình dáng tựa như mũ quan văn, quan võ hay mỏm đá có hình dáng như mỏ chim đại bàng... Càng thú vị hơn khi nhìn lên những lùm cây trên vách núi, khách có thể gặp những chú khỉ đang nhí nhảnh nô đùa hay những con dê đang thong thả ăn lá. Chen giữa núi và nước, những đồng lúa xanh tô điểm cảnh vật thêm hữu tình.
Đầu tiên, khách sẽ vào hang Cả. Đây là hang lớn nhất và cũng là hang đẹp nhất trong ba hang nằm dưới một ngọn núi lớn nằm vắt qua dòng sông Ngô Đồng. Hang Cả dài gần 130m. Sau đó, khách sẽ vào hang Hai, hang Ba, những hang này đều ngắn và thấp hơn hang Cả.
Gần Tam Cốc là Bích Động, một hang động có cảnh đẹp “đứng thứ nhì trời Nam”, nằm trong dãy núi Ngũ Nhạc Sơn. Đến đây, du khách không chỉ ngẩn ngơ giữa màu xanh của thiên nhiên núi rừng mà còn trầm trồ với hang núi huyền ảo, quanh co. Chùa Bích Động là một ngôi chùa đậm phong cách phương Đông, nửa nằm trong hang động, nửa còn lại nằm lộ thiên. Tại đây có một chiếc chuông đồng niên hiệu 1707, đời vua Lê Dụ Tông. Bước vào chùa, du khách như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh bởi hình dáng những tiên ông, tiên cô, tiểu đồng và những con vật tứ linh trong dân gian được khắc họa sinh động bằng những nhũ đá muôn hình vạn trạng.
Trong hành trình khám phá non nước Ninh Bình, nhiều du khách không quên viếng thăm chùa Bái Đính. Tuy đang trong quá trình xây dựng nhưng ngôi chùa này đã sớm nổi tiếng với nhiều kỷ lục: Khuôn viên cả khu chùa Bái Đính có diện tích 107ha, trong đó Điện thờ Tam Thế và Pháp Chủ rộng hàng ngàn mét vuông; tại ngôi chùa này có tượng Phật Tổ Như Lai bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á nặng 100 tấn và ba pho tượng Tam Thế, mỗi pho nặng 50 tấn...
Nhìn từ xa, chùa Bái Đính nổi bật trên nền trời xanh giữa những ngọn núi hùng vĩ. Ngay trên đường lên chùa, du khách đã gặp hai tháp chuông. Tháp lớn có 3 tầng, 24 mái, đặt quả chuông đồng nặng 36 tấn. Nét độc đáo là trên thân chuông có khắc bài kinh Đại Bi Bát Nhã bằng chữ Hán cùng nhiều hoa văn theo chủ đề Thiền học và Phật học.
Đặc biệt, 500 tượng La Hán bằng đá trắng nguyên khối - mỗi vị một vẻ mặt khác nhau được những người thợ chạm khắc rất tinh xảo, sống động. Những khối gỗ quý, bức hoành phi, câu đối khổng lồ được sơn son thếp vàng cũng đang trong quá trình hoàn thiện, góp phần cho ngôi chùa càng thêm hoành tráng, rực rỡ.
Ngay cạnh cố đô Hoa Lư là khu Tràng An. Đây là khu du lịch được đầu tư lớn bởi tầm quan trọng của nó hướng tới du lịch sinh thái và cội nguồn dân tộc. Tràng An có tới 100 hang động, các thung nước, hòn đảo thông nhau.
Một “Hạ Long trên cạn” nữa là Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, độc đáo nhất Bắc Bộ. Vân Long có suối nước nóng Kênh Gà, động Vân Trình, đền vua Đinh, động Hoa Lư, động Địch Lộng .vv…
Vẫn theo ông Trần Hữu Bình, để tiến tới thực hiện được festival hang động, trong thời gia tới Ninh Bình cần có chủ trương, chính sách đồng bộ, giải pháp cụ thể về xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch, đầu tư phát triển hạ tầng và xây dựng sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch ăn nghỉ.
Tỉnh coi trọng công tác quản lý, bảo tồn các hang động, khu du lịch; đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch; nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển du lịch…thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhon, mang lại hiệu quả cao./.
Trong quy hoạch phát triển vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ, Ninh Bình được ưu tiên phát triển thành một trung tâm du lịch. Thành phố Ninh Bình sẽ là thành phố du lịch.
Trong tương lai ngành kinh tế mũi nhọn của Ninh Bình cũng sẽ là du lịch, phấn đấu có nguồn thu khoảng 1.000 tỷ đồng từ du lịch trong 5 năm tới. Ông đưa ra ý tưởng, Ninh Bình sẽ tổ chức một festival hang động như một số tỉnh có thế mạnh đặc trưng như Lâm Đồng đã tổ chức festival hoa Đà Lạt, Tiền Giang tổ chức festval trái cây và Hậu Giang tổ chức festival lúa gạo Việt Nam.
Thông qua festival nhằm giới thiệu, quảng bá tài nguyên thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh, nhất là nét đẹp các hang động của Ninh Nình để thu hút du khách trong và ngoài nước.
Ninh Bình cùng với Hạ Long là 2 cạnh đáy của tam giác châu thổ sông Hồng, với địa hình karst được biến đổi địa chất theo thời gian và phù sa bồi đắp tạo thành một “Hạ Long trên cạn” với rất nhiều các hang động, đầm hồ, núi ngập nước có giá trị phát triển du lịch.
Đặc biệt, Ninh Bình có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và hấp dẫn, có vùng núi đá vôi với hệ thống hang động nguyên thủy và hệ sinh thái độc đáo, đan xen với những di tích lịch sử văn hoá; hội tụ đầy đủ các yếu tố, được ví như “một Việt Nam thu nhỏ”: có rừng, núi, sông, biển với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu du lịch quốc gia.
Các ngọn núi, hang động đẹp như núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Non Nước, núi Kỳ Lân, động Địch Lộng, động Vân Trình, động Mã Tiên, động Bích Động, động Tam Giao, động Thiên Tôn, động Tiên, hang Sinh Dược. Năm 2009, Ninh Bình đón hơn 2,4 triệu lượt khách du lịch, tăng 26%, trong đó khách quốc tế đạt trên 600.000 lượt. Doanh thu du lịch 245 tỷ đồng, tăng 51% so năm trước. Năm 2010, tỉnh phấn đấu đón 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt 700.000 lượt, tăng 40% khách du lịch trên địa bàn; xây dựng thương hiệu cho du lịch Ninh Bình đảm bảo tính văn hóa, tiện ích và có bản sắc riêng.
Được ví “Hạ Long trên cạn”, Ninh Bình có 3 khu du lịch khá điển hình như Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động mỗi năm thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước nhờ vẻ đẹp nguyên sơ, với nhiều hang động, di tích gắn với lịch sử, văn hóa và cả những huyền thoại như đền Thái Vi, chùa Bích Động, động Tiên, chùa Linh Cốc... với phong cảnh núi non đẹp hơn tranh vẽ.
Tam Cốc có nghĩa là 3 hang. Trên đường vào hang Cả, khách sẽ đi qua những trái núi có hình dáng tựa như mũ quan văn, quan võ hay mỏm đá có hình dáng như mỏ chim đại bàng... Càng thú vị hơn khi nhìn lên những lùm cây trên vách núi, khách có thể gặp những chú khỉ đang nhí nhảnh nô đùa hay những con dê đang thong thả ăn lá. Chen giữa núi và nước, những đồng lúa xanh tô điểm cảnh vật thêm hữu tình.
Đầu tiên, khách sẽ vào hang Cả. Đây là hang lớn nhất và cũng là hang đẹp nhất trong ba hang nằm dưới một ngọn núi lớn nằm vắt qua dòng sông Ngô Đồng. Hang Cả dài gần 130m. Sau đó, khách sẽ vào hang Hai, hang Ba, những hang này đều ngắn và thấp hơn hang Cả.
Gần Tam Cốc là Bích Động, một hang động có cảnh đẹp “đứng thứ nhì trời Nam”, nằm trong dãy núi Ngũ Nhạc Sơn. Đến đây, du khách không chỉ ngẩn ngơ giữa màu xanh của thiên nhiên núi rừng mà còn trầm trồ với hang núi huyền ảo, quanh co. Chùa Bích Động là một ngôi chùa đậm phong cách phương Đông, nửa nằm trong hang động, nửa còn lại nằm lộ thiên. Tại đây có một chiếc chuông đồng niên hiệu 1707, đời vua Lê Dụ Tông. Bước vào chùa, du khách như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh bởi hình dáng những tiên ông, tiên cô, tiểu đồng và những con vật tứ linh trong dân gian được khắc họa sinh động bằng những nhũ đá muôn hình vạn trạng.
Trong hành trình khám phá non nước Ninh Bình, nhiều du khách không quên viếng thăm chùa Bái Đính. Tuy đang trong quá trình xây dựng nhưng ngôi chùa này đã sớm nổi tiếng với nhiều kỷ lục: Khuôn viên cả khu chùa Bái Đính có diện tích 107ha, trong đó Điện thờ Tam Thế và Pháp Chủ rộng hàng ngàn mét vuông; tại ngôi chùa này có tượng Phật Tổ Như Lai bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á nặng 100 tấn và ba pho tượng Tam Thế, mỗi pho nặng 50 tấn...
Nhìn từ xa, chùa Bái Đính nổi bật trên nền trời xanh giữa những ngọn núi hùng vĩ. Ngay trên đường lên chùa, du khách đã gặp hai tháp chuông. Tháp lớn có 3 tầng, 24 mái, đặt quả chuông đồng nặng 36 tấn. Nét độc đáo là trên thân chuông có khắc bài kinh Đại Bi Bát Nhã bằng chữ Hán cùng nhiều hoa văn theo chủ đề Thiền học và Phật học.
Đặc biệt, 500 tượng La Hán bằng đá trắng nguyên khối - mỗi vị một vẻ mặt khác nhau được những người thợ chạm khắc rất tinh xảo, sống động. Những khối gỗ quý, bức hoành phi, câu đối khổng lồ được sơn son thếp vàng cũng đang trong quá trình hoàn thiện, góp phần cho ngôi chùa càng thêm hoành tráng, rực rỡ.
Ngay cạnh cố đô Hoa Lư là khu Tràng An. Đây là khu du lịch được đầu tư lớn bởi tầm quan trọng của nó hướng tới du lịch sinh thái và cội nguồn dân tộc. Tràng An có tới 100 hang động, các thung nước, hòn đảo thông nhau.
Một “Hạ Long trên cạn” nữa là Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, độc đáo nhất Bắc Bộ. Vân Long có suối nước nóng Kênh Gà, động Vân Trình, đền vua Đinh, động Hoa Lư, động Địch Lộng .vv…
Vẫn theo ông Trần Hữu Bình, để tiến tới thực hiện được festival hang động, trong thời gia tới Ninh Bình cần có chủ trương, chính sách đồng bộ, giải pháp cụ thể về xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch, đầu tư phát triển hạ tầng và xây dựng sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch ăn nghỉ.
Tỉnh coi trọng công tác quản lý, bảo tồn các hang động, khu du lịch; đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch; nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển du lịch…thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhon, mang lại hiệu quả cao./.
Bình Nguyễn (Vietnam+)