Thời gian qua, vấn đề nợ công của Mỹ và châu Âu đang là điểm nóng của kinh tế thế giới. Phóng viên TTXVN tại Geneva đã có buổi phỏng vấn ông Phạm Nam Kim - chuyên gia tư vấn tài chính tại Thụy Sĩ, đồng thời là cựu giám đốc Ngân hàng bang Vaud, Thụy Sĩ về thực trạng này và tác động của nó tới kinh tế Việt Nam.
Theo ông Phạm Nam Kim, những vấn đề tài chính tài chính tại châu Âu và châu Mỹ thời gian qua đều phát sinh bởi lượng nợ công khổng lồ của các chính phủ vượt quá khả năng chi trả của các quốc gia nói trên.
Tính đến thời điểm 2010, nợ công của Mỹ lên đến 90,4% GDP, của khối liên minh châu Âu là 80,3% GDP. Đặc biệt, có những quốc gia có khối lượng nợ lớn như Hy Lạp 123% GDP; Italy 127% GDP, Iceland 142% GDP, kỷ lục thế giới thuộc về Nhật Bản với 197% GDP.
Hiện tượng này không có gì mới lạ, khởi đầu từ thập niên 80, người ta nhận thấy mỗi khi kinh tế suy yếu thì nợ công bắt đầu tăng vọt và mỗi khi có bầu cử, nợ công cũng leo thang. Cho đến ngày nay, mức nợ đã lên quá cao vì qua cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới vừa qua, các chính phủ đã dốc ngân sách ra để một mặt hỗ trợ các tổ chức tín dụng, tài chính và doanh nghiệp, mặt khác, làm công tác xã hội, trợ giúp khối lao động thất nghiệp. Kết quả là một số quốc gia đang lâm vào tình trạng khó giải quyết những món nợ đã đến kỳ hạn.
Trong những tuần qua, khối Liên minh châu Âu (EU) đã dập tắt được "ngọn lửa" Hy Lạp, nhưng chưa thể nói là đã thoát hẳn được nguy cơ, những "hỏa hoạn nợ công" có thể bùng nổ bất cứ lúc nào ở Italy, ở Iceland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và rất có thể lan qua những quốc gia hàng đầu EU như Đức (tổng nợ công là 2.000 tỷ euro, tương đương 82% GDP), Pháp (1.600 tỷ euro, tương đương 92% GDP), Anh (1.300 tỷ euro, tương đương 80% GDP).
Ngoài ra, giải pháp đề ra cứu vãn Hy Lạp, gần một nửa là dựa trên sự hỗ trợ của những ngân hàng thương mại lớn tại châu Âu, nhưng chính những ngân hàng này vừa được khảo sát về khả năng quản lý rủi ro và 8 ngân hàng đã được đánh giá là sẽ không thể qua khỏi một cuộc khủng hoảng kinh tế. Như vậy, nếu có những "cơn hỏa hoạn" sau Hy Lạp, ai sẽ đứng ra để tài trợ? Đó là câu hỏi mà các chuyên gia đang đặt ra và chính vì vậy mà đồng euro sau thỏa ước về Hy Lạp chỉ tăng được thêm vài điểm.
Vấn đề nợ công của Mỹ, có lẽ sẽ được giải quyết ổn thỏa do Quốc hội sẽ thông qua tăng chỉ số nợ công và "ngọn lửa nợ công" ở nước này cũng sẽ được dập tắt. Tuy nhiên, nó sẽ tắt được bao lâu, khi nợ công đã ở mức rất cao.
Tóm lại, kinh tế Âu-Mỹ hoàn toàn chưa qua khỏi "cơn giông tố," sẽ còn phải qua nhiều cuộc thử thách như ở Hy Lạp và đòi hỏi sự sáng suốt và cương quyết của giới lãnh đạo mới có thể mang lại sự phát triển thực và bền vững. Trước mắt, một nhà đầu tư dài hạn sẽ chỉ phân bổ một phần nhỏ vào thị trường Âu-Mỹ và chủ yếu vào những doanh nghiệp có cơ sở bền vững và phát triển ngoài khối Âu-Mỹ.
Về ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới tới Việt Nam, chuyên gia Phạm Nam Kim cho rằng trước tiên, nên đề cập đến những yếu tố tích cực cho kinh tế Việt Nam. Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính vừa qua đã "đốt" đi khoảng 1/3 tài sản thế giới, nhưng không phải vậy mà vốn đầu tư bị kiệt quệ, ngược lại dòng tiền nhàn rỗi trên thế giới đang tăng mạnh với số vốn được rút ra khỏi thị trường Âu, Mỹ sau những biến cố vừa rồi.
Dòng tiền này chọn những cơ hội đầu tư nào mang đến lợi nhuận cao và rủi ro thấp, cái mà họ khó kiếm được tại thị trường Âu-Mỹ và họ tin tưởng là thị trường của những nền kinh tế mới nổi sẽ mang lại những gì họ mong muốn. Việt Nam đã được xếp vào hạng mãnh hổ của những nước mới nổi. Đó là một cơ hội rất tốt mà ta cần nắm bắt vì Việt Nam đang cần những nguồn vốn khổng lồ để tái cấu trúc nền kinh tế và giữ được mức độ phát triển của những năm vừa qua. Cơ hội này hoàn toàn trong tầm tay, nếu Việt Nam chứng tỏ được sự ổn định của nền kinh tế quốc gia cũng như khả năng ngăn chặn lạm phát.
Hậu quả tiêu cực phát sinh từ những diễn biến tình hình thế giới thì chủ yếu là trên lĩnh vực ngoại thương. Tất nhiên, khi kinh tế thế giới gặp khó khăn, xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn.
Với nhu cầu yếu đi thì sự cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ khốc liệt hơn và với những mặt hàng không có chất lượng cao so với các đối thủ cạnh tranh, chúng ta sẽ phải giảm giá. Kết cuộc, nếu giữ được xuất khẩu khối lượng như xưa thì kim ngạch sẽ giảm (lý luận này không áp dụng cho một số mặt hàng thô, nhất là về nông lâm sản, giá cả thị trường đã tăng rất nhanh trong thời gian vừa qua)./.
Theo ông Phạm Nam Kim, những vấn đề tài chính tài chính tại châu Âu và châu Mỹ thời gian qua đều phát sinh bởi lượng nợ công khổng lồ của các chính phủ vượt quá khả năng chi trả của các quốc gia nói trên.
Tính đến thời điểm 2010, nợ công của Mỹ lên đến 90,4% GDP, của khối liên minh châu Âu là 80,3% GDP. Đặc biệt, có những quốc gia có khối lượng nợ lớn như Hy Lạp 123% GDP; Italy 127% GDP, Iceland 142% GDP, kỷ lục thế giới thuộc về Nhật Bản với 197% GDP.
Hiện tượng này không có gì mới lạ, khởi đầu từ thập niên 80, người ta nhận thấy mỗi khi kinh tế suy yếu thì nợ công bắt đầu tăng vọt và mỗi khi có bầu cử, nợ công cũng leo thang. Cho đến ngày nay, mức nợ đã lên quá cao vì qua cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới vừa qua, các chính phủ đã dốc ngân sách ra để một mặt hỗ trợ các tổ chức tín dụng, tài chính và doanh nghiệp, mặt khác, làm công tác xã hội, trợ giúp khối lao động thất nghiệp. Kết quả là một số quốc gia đang lâm vào tình trạng khó giải quyết những món nợ đã đến kỳ hạn.
Trong những tuần qua, khối Liên minh châu Âu (EU) đã dập tắt được "ngọn lửa" Hy Lạp, nhưng chưa thể nói là đã thoát hẳn được nguy cơ, những "hỏa hoạn nợ công" có thể bùng nổ bất cứ lúc nào ở Italy, ở Iceland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và rất có thể lan qua những quốc gia hàng đầu EU như Đức (tổng nợ công là 2.000 tỷ euro, tương đương 82% GDP), Pháp (1.600 tỷ euro, tương đương 92% GDP), Anh (1.300 tỷ euro, tương đương 80% GDP).
Ngoài ra, giải pháp đề ra cứu vãn Hy Lạp, gần một nửa là dựa trên sự hỗ trợ của những ngân hàng thương mại lớn tại châu Âu, nhưng chính những ngân hàng này vừa được khảo sát về khả năng quản lý rủi ro và 8 ngân hàng đã được đánh giá là sẽ không thể qua khỏi một cuộc khủng hoảng kinh tế. Như vậy, nếu có những "cơn hỏa hoạn" sau Hy Lạp, ai sẽ đứng ra để tài trợ? Đó là câu hỏi mà các chuyên gia đang đặt ra và chính vì vậy mà đồng euro sau thỏa ước về Hy Lạp chỉ tăng được thêm vài điểm.
Vấn đề nợ công của Mỹ, có lẽ sẽ được giải quyết ổn thỏa do Quốc hội sẽ thông qua tăng chỉ số nợ công và "ngọn lửa nợ công" ở nước này cũng sẽ được dập tắt. Tuy nhiên, nó sẽ tắt được bao lâu, khi nợ công đã ở mức rất cao.
Tóm lại, kinh tế Âu-Mỹ hoàn toàn chưa qua khỏi "cơn giông tố," sẽ còn phải qua nhiều cuộc thử thách như ở Hy Lạp và đòi hỏi sự sáng suốt và cương quyết của giới lãnh đạo mới có thể mang lại sự phát triển thực và bền vững. Trước mắt, một nhà đầu tư dài hạn sẽ chỉ phân bổ một phần nhỏ vào thị trường Âu-Mỹ và chủ yếu vào những doanh nghiệp có cơ sở bền vững và phát triển ngoài khối Âu-Mỹ.
Về ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới tới Việt Nam, chuyên gia Phạm Nam Kim cho rằng trước tiên, nên đề cập đến những yếu tố tích cực cho kinh tế Việt Nam. Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính vừa qua đã "đốt" đi khoảng 1/3 tài sản thế giới, nhưng không phải vậy mà vốn đầu tư bị kiệt quệ, ngược lại dòng tiền nhàn rỗi trên thế giới đang tăng mạnh với số vốn được rút ra khỏi thị trường Âu, Mỹ sau những biến cố vừa rồi.
Dòng tiền này chọn những cơ hội đầu tư nào mang đến lợi nhuận cao và rủi ro thấp, cái mà họ khó kiếm được tại thị trường Âu-Mỹ và họ tin tưởng là thị trường của những nền kinh tế mới nổi sẽ mang lại những gì họ mong muốn. Việt Nam đã được xếp vào hạng mãnh hổ của những nước mới nổi. Đó là một cơ hội rất tốt mà ta cần nắm bắt vì Việt Nam đang cần những nguồn vốn khổng lồ để tái cấu trúc nền kinh tế và giữ được mức độ phát triển của những năm vừa qua. Cơ hội này hoàn toàn trong tầm tay, nếu Việt Nam chứng tỏ được sự ổn định của nền kinh tế quốc gia cũng như khả năng ngăn chặn lạm phát.
Hậu quả tiêu cực phát sinh từ những diễn biến tình hình thế giới thì chủ yếu là trên lĩnh vực ngoại thương. Tất nhiên, khi kinh tế thế giới gặp khó khăn, xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn.
Với nhu cầu yếu đi thì sự cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ khốc liệt hơn và với những mặt hàng không có chất lượng cao so với các đối thủ cạnh tranh, chúng ta sẽ phải giảm giá. Kết cuộc, nếu giữ được xuất khẩu khối lượng như xưa thì kim ngạch sẽ giảm (lý luận này không áp dụng cho một số mặt hàng thô, nhất là về nông lâm sản, giá cả thị trường đã tăng rất nhanh trong thời gian vừa qua)./.
Đức Hùng/Geneva (Vietnam+)