Ngày 18/10, các ngân hàng Tây Ban Nha thông báo các khoản nợ xấu đã tăng cao kỷ lục trong tháng Tám vừa qua, cho thấy điểm yếu dai dẳng về khả năng quyết toán cho dù đã được Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cứu trợ.
Trong tháng Tám, nợ xấu, hệ quả của vụ vỡ bong bóng bất động sản năm 2008, tăng thêm 2 tỷ euro (tương đương 2,7 tỷ USD) so với tháng trước đó, tức tăng 1,13% lên mức cao nhất từ trước tới nay - 180,7 tỷ euro (tương đương 247 tỷ USD). Số nợ này tương đương 12,12% các khoản tín dụng của các ngân hàng Tây Ban Nha và là mức kỷ lục trong 3 tháng gần đây.
Thông báo còn cho biết lợi nhuận của khu vực ngân hàng có thể giảm do chính phủ và khu vực tư nhân tìm cách giảm nợ và do khu vực bất động sản tiếp tục chìm lắng.
Năm ngoái, Eurozone nhất trí dành cho Tây Ban Nha gói cứu trợ 100 tỷ euro (tương đương 125 tỷ USD) để vực dậy các ngân hàng đang điêu đứng và Madrid từ đó đến nay đã nhận được 41,3 tỷ euro trong gói cứu trợ này. Động thái của Eurozone đã giúp các ngân hàng Tây Ban Nha trở lại với thị trường vốn và tiền gửi nhờ đó đã tăng.
Tháng trước, giới chức Liên minh châu Âu khẳng định từ khi được cứu trợ, hệ thống ngân hàng của Tây Ban Nha đã được củng cố song cảnh báo các biện pháp giảm cho vay và nợ cao đang đe dọa khu vực này./.
Trong tháng Tám, nợ xấu, hệ quả của vụ vỡ bong bóng bất động sản năm 2008, tăng thêm 2 tỷ euro (tương đương 2,7 tỷ USD) so với tháng trước đó, tức tăng 1,13% lên mức cao nhất từ trước tới nay - 180,7 tỷ euro (tương đương 247 tỷ USD). Số nợ này tương đương 12,12% các khoản tín dụng của các ngân hàng Tây Ban Nha và là mức kỷ lục trong 3 tháng gần đây.
Thông báo còn cho biết lợi nhuận của khu vực ngân hàng có thể giảm do chính phủ và khu vực tư nhân tìm cách giảm nợ và do khu vực bất động sản tiếp tục chìm lắng.
Năm ngoái, Eurozone nhất trí dành cho Tây Ban Nha gói cứu trợ 100 tỷ euro (tương đương 125 tỷ USD) để vực dậy các ngân hàng đang điêu đứng và Madrid từ đó đến nay đã nhận được 41,3 tỷ euro trong gói cứu trợ này. Động thái của Eurozone đã giúp các ngân hàng Tây Ban Nha trở lại với thị trường vốn và tiền gửi nhờ đó đã tăng.
Tháng trước, giới chức Liên minh châu Âu khẳng định từ khi được cứu trợ, hệ thống ngân hàng của Tây Ban Nha đã được củng cố song cảnh báo các biện pháp giảm cho vay và nợ cao đang đe dọa khu vực này./.
(TTXVN)