Đồng euro giảm trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 10/2 sau khi các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ngày 9/2 đã hoãn lại quyết định cấp gói cứu trợ lần hai cho Hy Lạp để cứu quốc gia "nợ chúa chổm" này thoát khỏi vỡ nợ, bất chấp việc nước này cùng ngày tuyên bố họ đã đạt được thỏa thuận về các giải pháp siết chặt tài khóa mới, kể cả giải pháp cắt giảm lương hưu.
Để có được gói cứu trợ mới trị giá 130 tỷ euro (173 tỷ USD) từ Liên minh châu Âu (EU) và Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF), Athens cần phải thông qua gói giải pháp siết chặt tài khóa và cắt giảm chi tiêu.
Ngày 9/2, giới chức Hy Lạp đã đạt được thỏa thuận vào những phút chót về các giải pháp mới siết chặt tài khóa theo yêu cầu của các nhà cho vay quốc tế. Song, sau khi chứng kiến sự chậm chạp của Hy Lạp trong các nỗ lực cải cách trong hai năm qua, các Bộ trưởng Tài chính Eurozone vẫn muốn có thêm những bằng chứng cho thấy Athens sẽ làm được những gì mà họ đã hứa trong lần này, và một lần nữa họ lại quyết định hoãn lại gói cứu trợ trên.
Quyết định trên của các Bộ trưởng Tài chính khu vực Eurozone đã cho thấy tình hình tại châu Âu vẫn còn bất ổn và các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có Nhật Bản, vẫn chưa lấy lại được niềm tin vào khu vực này.
Tại Tokyo vào chiều 10/2, 1 euro đổi được 1,3261 USD, giảm nhẹ so với 1,3286 USD của cuối phiên ngày 9/2 trên thị trường New York. Đồng tiền châu Âu cũng giảm xuống còn 102,98 yen so với 103,20 yen của phiên hôm trước. Trong khi đó, so với đồng yên, đồng bạc xanh cũng giảm nhẹ từ 77,68 yên xuống 77,65 yen.
Tuy nhiên, theo giới phân tích và đầu tư, việc mua vào đồng euro có thể sẽ lại tái diễn nếu cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp có những dấu hiệu được cải thiện trong những ngày tới. Mặt khác, xét về yếu tố kỹ thuật cũng đang cho thấy những dấu hiệu đảo chiều tăng giá của đồng tiền châu Âu.
Cũng trong phiên 10/2, đồng bạc xanh lên giá so với các đồng tiền của Indonesia, Hàn Quốc và Đài Loan, song giữ giá đối với đồng baht Thái, peso của Philippines và đôla của Singapore./.
Để có được gói cứu trợ mới trị giá 130 tỷ euro (173 tỷ USD) từ Liên minh châu Âu (EU) và Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF), Athens cần phải thông qua gói giải pháp siết chặt tài khóa và cắt giảm chi tiêu.
Ngày 9/2, giới chức Hy Lạp đã đạt được thỏa thuận vào những phút chót về các giải pháp mới siết chặt tài khóa theo yêu cầu của các nhà cho vay quốc tế. Song, sau khi chứng kiến sự chậm chạp của Hy Lạp trong các nỗ lực cải cách trong hai năm qua, các Bộ trưởng Tài chính Eurozone vẫn muốn có thêm những bằng chứng cho thấy Athens sẽ làm được những gì mà họ đã hứa trong lần này, và một lần nữa họ lại quyết định hoãn lại gói cứu trợ trên.
Quyết định trên của các Bộ trưởng Tài chính khu vực Eurozone đã cho thấy tình hình tại châu Âu vẫn còn bất ổn và các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có Nhật Bản, vẫn chưa lấy lại được niềm tin vào khu vực này.
Tại Tokyo vào chiều 10/2, 1 euro đổi được 1,3261 USD, giảm nhẹ so với 1,3286 USD của cuối phiên ngày 9/2 trên thị trường New York. Đồng tiền châu Âu cũng giảm xuống còn 102,98 yen so với 103,20 yen của phiên hôm trước. Trong khi đó, so với đồng yên, đồng bạc xanh cũng giảm nhẹ từ 77,68 yên xuống 77,65 yen.
Tuy nhiên, theo giới phân tích và đầu tư, việc mua vào đồng euro có thể sẽ lại tái diễn nếu cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp có những dấu hiệu được cải thiện trong những ngày tới. Mặt khác, xét về yếu tố kỹ thuật cũng đang cho thấy những dấu hiệu đảo chiều tăng giá của đồng tiền châu Âu.
Cũng trong phiên 10/2, đồng bạc xanh lên giá so với các đồng tiền của Indonesia, Hàn Quốc và Đài Loan, song giữ giá đối với đồng baht Thái, peso của Philippines và đôla của Singapore./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)