Trong khi cả thành phố đang náo nức chào đón ngày Quốc tế Phụ nữ, nhiều chị em được chồng, con tặng quà, đưa đi chơi... thì nhiều phụ nữ vẫn mải miết với công việc của mình. Với họ, ngày nào cũng chỉ đơn giản là ngày phải bươn bả mưu sinh.
Một ngày như mọi ngày...
Với hầu hết những phụ nữ đang lao động nhọc nhằn trên đường phố thì ý niệm về ngày 8/3 chưa từng "ảnh hưởng" đến tâm trí của họ. Họ còn mải miết với những gánh hàng rong oằn vai sờn áo, những chiếc xe đạp cũ kỹ gánh gồng cả mấy miệng ăn. Không có những lời nói hoa mỹ, không có hoa, quà tôn vinh họ, và họ cũng thờ ơ với tất cả những điều đó, dửng dưng như nó không thuộc về mình, hay cứ như là họ không phải là phụ nữ.
Chị Nhung, một lao động đến từ huyện Lý Nhân - Hà Nam cho biết, cuộc sống vất vả, chị muốn lên thành phố kiếm việc để có thêm tiền trang trải và lo cho con đi học. "Ở nhà có nghe 8/3 trên ti vi nhưng lên thủ đô mới thấy không khí nhộn nhịp, nhưng biết chỉ để mà biết thôi chứ cũng chẳng để làm gì..."
Vừa lên Hà Nội sau đợt về quê ăn Tết, chưa kịp nghỉ ngơi sau quãng đường dài, chị Lê Thị Nga (quê Phú Thọ) đã vội sửa soạn gánh hàng rong. Đôi chân không lành lặn khiến chị gặp khó khăn khi quẩy gánh bán hàng. Nhưng cũng chính đôi chân ấy đã vượt qua biết bao con đường, góc phố. Nhọc nhằn mưu sinh giữa chốn đô thị náo nhiệt, nhiều lúc chị buồn tủi… Nhưng trong thâm tâm chị, chưa một lần dám nghĩ đến chuyện “buông xuôi."
Một bó hoa hay một món quà là điều vô cùng xa xỉ đối với các chị, nhưng không vì thế mà họ buồn. Các chị vẫn vui vì bản thân họ đang góp phần vào hạnh phúc của gia đình mình.
Với họ, “ngày vui” là ngày gánh hàng rong nhẹ tênh khi trở về nơi ở trọ.
Đôi khi chỉ là một lời nói...
Khác với những phụ nữ lao động, ở một giới khác, tuy không phải lo lắng nhiều về vật chất, nhưng ngày 8/3 cũng lại là ngày mang đến nhiều ấm ức, thậm chí nỗi buồn.
Cả gia đình chị Mai (tập thể Thành Công - Hà Nội) đang ăn cơm tối, bỗng thấy anh hàng xóm ôm một bó hoa hồng to về gọi vợ: "Ba tặng 2 mẹ con nè, chúc 2 mẹ con luôn khỏe, ngày càng xinh đẹp và luôn là chỗ dựa vững chắc của Ba nhé". Chị Mai thấy chồng mình có vẻ ngượng ngùng và buông một câu: "Ôi dào, vẽ chuyện, sống với nhau cả đời chứ đâu phải một ngày này," nói xong, anh tiếp tục ăn mà không để ý đến cảm xúc của vợ.
Chị không nói gì chỉ buồn buồn. Ngày 8/3 của chị cũng giống như bao ngày khác. Cả ngày chị đã mong nhận được một tin nhắn tình tứ hay một cuộc điện thoại của chồng nhưng đều không thấy, sáng ra anh vẫn đi làm như bình thường và tối về cũng vẫn vậy.
Chị chia sẻ, mình cũng muốn được có cảm giác hạnh phúc lắm chứ nhưng ông xã lúc nào cũng như lúc nào, hai vợ chồng chẳng có chuyện gì để nói với nhau, cũng chẳng có chuyện gì để cãi nhau, cuộc sống vợ chồng mình chẳng có cung bậc gì cả.
Không giống như chị Mai, chị Tâm (Long Biên) lại được chồng "hẹn hò" tối về sẽ đưa hai mẹ con đi ăn nhà hàng. Chị đã rất vui, hai mẹ con chuẩn bị từ rất sớm chỉ đợi chồng về là đi. Nhưng chờ mãi chẳng thấy anh về, đến lúc chị gọi điện thì anh trả lời, "mấy anh em đồng nghiệp rủ nhau đi chiêu đãi, em đợi nửa tiếng nữa nhé". Chị buông điện thoại, không khóc mà nước mắt cứ trực trào ra. Tối đó, khi anh về được đến nhà cũng là lúc kim đồng hồ đã chuyển sang một ngày mới.
Những thiếu nữ luôn đầy ắp hoa và thiệp chúc mừng vào mỗi dịp 8/3, song đến khi trở thành người vợ trong gia đình thì người chồng, chàng trai ga-lăng năm xưa cũng quên mất ngày của... vợ. Không ít ông chồng cho rằng hôn nhân là chấm dứt thời của sự "màu mè."
Ở một cơ quan nọ, có một nhân viên mua quà tặng hết lượt chị em phụ nữ đồng nghiệp nhưng lại dứt khoát không mua quà cho vợ vì theo anh "đã là vợ chồng thì cần gì phải giữ kẽ như vậy!". Người vợ hẳn sẽ cảm thấy chạnh lòng...
Nhiều phụ nữ tâm sự, đôi khi không cần gì nhiều, chỉ cần một bàn tay nắm chặt, một ánh mắt nhìn vào trong nhau và một lời chúc kể cả rất ngắn gọn, rất công thức nhưng được đưa ra từ tấm lòng sẽ làm họ vô cùng Hạnh phúc.
Vâng, đôi khi chỉ cần một lời nói thôi. Cuộc sống sẽ đẹp biết bao, sẽ bớt nhọc nhằn biết bao./.
Một ngày như mọi ngày...
Với hầu hết những phụ nữ đang lao động nhọc nhằn trên đường phố thì ý niệm về ngày 8/3 chưa từng "ảnh hưởng" đến tâm trí của họ. Họ còn mải miết với những gánh hàng rong oằn vai sờn áo, những chiếc xe đạp cũ kỹ gánh gồng cả mấy miệng ăn. Không có những lời nói hoa mỹ, không có hoa, quà tôn vinh họ, và họ cũng thờ ơ với tất cả những điều đó, dửng dưng như nó không thuộc về mình, hay cứ như là họ không phải là phụ nữ.
Chị Nhung, một lao động đến từ huyện Lý Nhân - Hà Nam cho biết, cuộc sống vất vả, chị muốn lên thành phố kiếm việc để có thêm tiền trang trải và lo cho con đi học. "Ở nhà có nghe 8/3 trên ti vi nhưng lên thủ đô mới thấy không khí nhộn nhịp, nhưng biết chỉ để mà biết thôi chứ cũng chẳng để làm gì..."
Vừa lên Hà Nội sau đợt về quê ăn Tết, chưa kịp nghỉ ngơi sau quãng đường dài, chị Lê Thị Nga (quê Phú Thọ) đã vội sửa soạn gánh hàng rong. Đôi chân không lành lặn khiến chị gặp khó khăn khi quẩy gánh bán hàng. Nhưng cũng chính đôi chân ấy đã vượt qua biết bao con đường, góc phố. Nhọc nhằn mưu sinh giữa chốn đô thị náo nhiệt, nhiều lúc chị buồn tủi… Nhưng trong thâm tâm chị, chưa một lần dám nghĩ đến chuyện “buông xuôi."
Một bó hoa hay một món quà là điều vô cùng xa xỉ đối với các chị, nhưng không vì thế mà họ buồn. Các chị vẫn vui vì bản thân họ đang góp phần vào hạnh phúc của gia đình mình.
Với họ, “ngày vui” là ngày gánh hàng rong nhẹ tênh khi trở về nơi ở trọ.
Đôi khi chỉ là một lời nói...
Khác với những phụ nữ lao động, ở một giới khác, tuy không phải lo lắng nhiều về vật chất, nhưng ngày 8/3 cũng lại là ngày mang đến nhiều ấm ức, thậm chí nỗi buồn.
Cả gia đình chị Mai (tập thể Thành Công - Hà Nội) đang ăn cơm tối, bỗng thấy anh hàng xóm ôm một bó hoa hồng to về gọi vợ: "Ba tặng 2 mẹ con nè, chúc 2 mẹ con luôn khỏe, ngày càng xinh đẹp và luôn là chỗ dựa vững chắc của Ba nhé". Chị Mai thấy chồng mình có vẻ ngượng ngùng và buông một câu: "Ôi dào, vẽ chuyện, sống với nhau cả đời chứ đâu phải một ngày này," nói xong, anh tiếp tục ăn mà không để ý đến cảm xúc của vợ.
Chị không nói gì chỉ buồn buồn. Ngày 8/3 của chị cũng giống như bao ngày khác. Cả ngày chị đã mong nhận được một tin nhắn tình tứ hay một cuộc điện thoại của chồng nhưng đều không thấy, sáng ra anh vẫn đi làm như bình thường và tối về cũng vẫn vậy.
Chị chia sẻ, mình cũng muốn được có cảm giác hạnh phúc lắm chứ nhưng ông xã lúc nào cũng như lúc nào, hai vợ chồng chẳng có chuyện gì để nói với nhau, cũng chẳng có chuyện gì để cãi nhau, cuộc sống vợ chồng mình chẳng có cung bậc gì cả.
Không giống như chị Mai, chị Tâm (Long Biên) lại được chồng "hẹn hò" tối về sẽ đưa hai mẹ con đi ăn nhà hàng. Chị đã rất vui, hai mẹ con chuẩn bị từ rất sớm chỉ đợi chồng về là đi. Nhưng chờ mãi chẳng thấy anh về, đến lúc chị gọi điện thì anh trả lời, "mấy anh em đồng nghiệp rủ nhau đi chiêu đãi, em đợi nửa tiếng nữa nhé". Chị buông điện thoại, không khóc mà nước mắt cứ trực trào ra. Tối đó, khi anh về được đến nhà cũng là lúc kim đồng hồ đã chuyển sang một ngày mới.
Những thiếu nữ luôn đầy ắp hoa và thiệp chúc mừng vào mỗi dịp 8/3, song đến khi trở thành người vợ trong gia đình thì người chồng, chàng trai ga-lăng năm xưa cũng quên mất ngày của... vợ. Không ít ông chồng cho rằng hôn nhân là chấm dứt thời của sự "màu mè."
Ở một cơ quan nọ, có một nhân viên mua quà tặng hết lượt chị em phụ nữ đồng nghiệp nhưng lại dứt khoát không mua quà cho vợ vì theo anh "đã là vợ chồng thì cần gì phải giữ kẽ như vậy!". Người vợ hẳn sẽ cảm thấy chạnh lòng...
Nhiều phụ nữ tâm sự, đôi khi không cần gì nhiều, chỉ cần một bàn tay nắm chặt, một ánh mắt nhìn vào trong nhau và một lời chúc kể cả rất ngắn gọn, rất công thức nhưng được đưa ra từ tấm lòng sẽ làm họ vô cùng Hạnh phúc.
Vâng, đôi khi chỉ cần một lời nói thôi. Cuộc sống sẽ đẹp biết bao, sẽ bớt nhọc nhằn biết bao./.
Minh Thúy (Vietnam+)