Giống như nhiều người Việt sống ở nước ngoài, với người phụ nữ có vóc dáng nhỏ bé Lê Thị Bích Hường thì tà áo dài là tượng trưng cho truyền thống, cho hồn cốt quê hương. Vì lẽ đó mà người dân Italy và Brazil mới có cơ hội được ngắm nhìn trên đường phố của họ tà áo dài thướt tha đậm chất Việt Nam mỗi lần chị Hường tham gia các sự kiện ở nước bản xứ.
Trong niềm tự hào dân tộc ấy, vào thời khắc này, chị lại bồi hồi, xúc động hơn khi được hỏi về Tết Việt nơi đất khách...
Chân dung nữ đại sứ văn hóa
Với đôi mắt lúc nào cũng ươn ướt và ca quan họ rất ngọt, chị Hường nói rằng do được nuôi dưỡng từ nhỏ trong cái nôi tình yêu và đắm đuối với dân ca quan họ Bắc Ninh của mẹ (cũng là bà ngoại của ca sĩ có giọng hát ma quái Tùng Dương) nên dù có sống nơi xứ người thì tâm hồn vẫn đậm đặc chất Việt Nam.
Thế nhưng chỉ cần lắng nghe câu chuyện của chị một lúc thôi còn nhận ra đằng sau đó là chất Mỹ Latinh nồng nhiệt, sục sôi trong tâm hồn Việt nhạy cảm và giàu nhiệt huyết.
Sống và làm việc ở Italy 5 năm và ở Brazil hơn chục năm nay, chị Hường là tấm gương nổi bật trong việc truyền bá văn hóa Việt Nam và đóng góp tích cực cho các hoạt động đối ngoại của cơ quan đại diện Việt Nam tại Brazil. Nhờ đó chị được mọi người gọi là "đại sứ văn hóa."
Cũng vì thế mà hai năm trước chị Bích Hường đã được Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam tặng bằng khen, sau đó cuối năm 2009, Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil đã mời chị về nước dự Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất.
Trong Hội nghị này, với bài phát biểu đầy thuyết phục và cảm động về những hoạt động tích cực trong việc truyền bá văn hóa Việt ra nước ngoài, chị đã khiến cả hội trường không khỏi xúc động và tự hào về người phụ nữ Việt Nam nhỏ bé nhưng mang trong mình trái tim yêu quê hương lớn lao.
“Tôi nghĩ truyền bá văn hóa Việt Nam cũng là mục tiêu để làm giảm bớt sự xa cách giữa các dân tộc, giữa mình với nước bản xứ, để mọi người hiểu và thông cảm với mình, coi nhau là người thân sau khi đã hiểu phong tục tập quán của nhau, từ đó tránh những xung đột và chiến tranh giữa các nền văn hóa,” chị Hường bày tỏ quan điểm.
Chị Bích Hường còn cho biết, hiện đang phụ trách một chương trình hợp tác Italy-Brazil trong giáo dục mầm non tại thành phố Belo Horizonte tại Bang Minas Gerais, do Bộ ngoại giao Italy tài trợ thông qua một tổ chức phi chính phủ ở nước này. Cũng vì thế, dù đã theo chồng sang định cư ở Brazil nhưng chị vẫn phải đi lại thường xuyên giữa hai nước.
Mang Tết Việt đến với kiều bào
Mười mấy năm sống ở nước ngoài cũng là gần mười mấy cái Tết ở xứ người nhưng dường như bên trong người phụ nữ nhỏ bé ấy luôn hừng hực tình yêu dành cho cái gọi là “truyền thống.” Để từ đó các chương trình nghệ thuật, thời trang truyền thống nhân dịp Đại sứ quán kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam 2008 và Tết Nguyên đán cho cộng đồng người Việt mới được tổ chức.
“Tôi từng tổ chức những buổi đón Tết Nguyên đán rất cầu kỳ. Hồi còn ở Italy tôi phải đặt lá chuối, thậm chí không có lá chuối cũng phải dùng tạm lá dong từ bên Pháp chuyển sang. Vì thành phố tôi ở không phải là cộng đồng lớn như nơi khác nên không có bán đồ Việt Nam,” chị Hường nói.
Tết Việt thường là ngày thường bên đó nên chị Hường chỉ có thể tranh thủ làm bánh chưng vào buổi tối. Chị kể: “Tôi thường phải bắt đầu việc này từ tối, gói bánh đến 2-3 giờ sáng, nhà không có nồi to nên phải đi mượn bạn bè ba, bốn cái nồi áp suất để đun, vừa ngồi trông vừa gà gật trên đi-văng.
Chồng tôi là người Italy, chỉ có thể giúp vợ xay đỗ xanh. Ngoài ra, hai con tôi cũng rất thích giúp mẹ, con gái vo gạo, con trai thì lăng xăng làm khuôn bánh. Ở bên đó không có lạt nên tôi phải gói bánh bằng dây thừng hay ni-lông đấy.”
Chị Hường cứ hì hụi như thế với niềm mong mỏi có thể thắp lên chút không khí Tết cổ truyền, để cùng những người đồng hương vơi nỗi nhớ quê. Chị thường nấu bánh chưng cho mọi người dù thành phố chị ở (Bologna) chẳng nhiều nhặn gì, chỉ có khoảng 15 người Việt thôi.
“Bạn bè người Italy của tôi rất đông nên dịp Tết tôi thường mời khoảng 40-50 người đến. Bạn Việt Nam cũng nhiệt tình lắm, tuy không có nhiều thời gian nhưng đều cố gắng người mang miến, người góp măng cho bữa Tất niên. Ở bên đó không có hoa đào, nên chồng tôi phải đi kiếm những cành khô về cho vợ, có thời gian thì tôi làm hoa đào lụa không thì làm bằng giấy.”
Chồng chị Hường là người Italy nhưng rất yêu đất nước Việt Nam cũng như hiểu những phong tục tập quán quê vợ. “Vì anh ấy yêu Việt Nam trước khi quen và yêu tôi cơ mà. Anh ấy cũng là người đã góp sức đưa rất nhiều dự án viện trợ vào Việt Nam, trong đó có nhiều dự án về y tế nên được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng huân chương vì sức khỏe của nhân dân Việt Nam. Trước tôi làm phiên dịch nên mới quen chồng tôi bây giờ,” chị Hường rạng rỡ khi kể về chồng.
Không chỉ có bánh chưng, hoa đào... chị còn tổ chức trình diễn thời trang để giới thiệu về áo dài lụa Việt Nam cũng như phong tục Tết Việt với bạn bè quốc tế. Phải là người có tâm và đắm đuối truyền thống dân tộc mới đủ sức để làm những việc như nữ “đại sứ văn hóa” Bích Hường đã và đang làm một cách say mê./.
Trong niềm tự hào dân tộc ấy, vào thời khắc này, chị lại bồi hồi, xúc động hơn khi được hỏi về Tết Việt nơi đất khách...
Chân dung nữ đại sứ văn hóa
Với đôi mắt lúc nào cũng ươn ướt và ca quan họ rất ngọt, chị Hường nói rằng do được nuôi dưỡng từ nhỏ trong cái nôi tình yêu và đắm đuối với dân ca quan họ Bắc Ninh của mẹ (cũng là bà ngoại của ca sĩ có giọng hát ma quái Tùng Dương) nên dù có sống nơi xứ người thì tâm hồn vẫn đậm đặc chất Việt Nam.
Thế nhưng chỉ cần lắng nghe câu chuyện của chị một lúc thôi còn nhận ra đằng sau đó là chất Mỹ Latinh nồng nhiệt, sục sôi trong tâm hồn Việt nhạy cảm và giàu nhiệt huyết.
Sống và làm việc ở Italy 5 năm và ở Brazil hơn chục năm nay, chị Hường là tấm gương nổi bật trong việc truyền bá văn hóa Việt Nam và đóng góp tích cực cho các hoạt động đối ngoại của cơ quan đại diện Việt Nam tại Brazil. Nhờ đó chị được mọi người gọi là "đại sứ văn hóa."
Cũng vì thế mà hai năm trước chị Bích Hường đã được Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam tặng bằng khen, sau đó cuối năm 2009, Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil đã mời chị về nước dự Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất.
Trong Hội nghị này, với bài phát biểu đầy thuyết phục và cảm động về những hoạt động tích cực trong việc truyền bá văn hóa Việt ra nước ngoài, chị đã khiến cả hội trường không khỏi xúc động và tự hào về người phụ nữ Việt Nam nhỏ bé nhưng mang trong mình trái tim yêu quê hương lớn lao.
“Tôi nghĩ truyền bá văn hóa Việt Nam cũng là mục tiêu để làm giảm bớt sự xa cách giữa các dân tộc, giữa mình với nước bản xứ, để mọi người hiểu và thông cảm với mình, coi nhau là người thân sau khi đã hiểu phong tục tập quán của nhau, từ đó tránh những xung đột và chiến tranh giữa các nền văn hóa,” chị Hường bày tỏ quan điểm.
Chị Bích Hường còn cho biết, hiện đang phụ trách một chương trình hợp tác Italy-Brazil trong giáo dục mầm non tại thành phố Belo Horizonte tại Bang Minas Gerais, do Bộ ngoại giao Italy tài trợ thông qua một tổ chức phi chính phủ ở nước này. Cũng vì thế, dù đã theo chồng sang định cư ở Brazil nhưng chị vẫn phải đi lại thường xuyên giữa hai nước.
Mang Tết Việt đến với kiều bào
Mười mấy năm sống ở nước ngoài cũng là gần mười mấy cái Tết ở xứ người nhưng dường như bên trong người phụ nữ nhỏ bé ấy luôn hừng hực tình yêu dành cho cái gọi là “truyền thống.” Để từ đó các chương trình nghệ thuật, thời trang truyền thống nhân dịp Đại sứ quán kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam 2008 và Tết Nguyên đán cho cộng đồng người Việt mới được tổ chức.
“Tôi từng tổ chức những buổi đón Tết Nguyên đán rất cầu kỳ. Hồi còn ở Italy tôi phải đặt lá chuối, thậm chí không có lá chuối cũng phải dùng tạm lá dong từ bên Pháp chuyển sang. Vì thành phố tôi ở không phải là cộng đồng lớn như nơi khác nên không có bán đồ Việt Nam,” chị Hường nói.
Tết Việt thường là ngày thường bên đó nên chị Hường chỉ có thể tranh thủ làm bánh chưng vào buổi tối. Chị kể: “Tôi thường phải bắt đầu việc này từ tối, gói bánh đến 2-3 giờ sáng, nhà không có nồi to nên phải đi mượn bạn bè ba, bốn cái nồi áp suất để đun, vừa ngồi trông vừa gà gật trên đi-văng.
Chồng tôi là người Italy, chỉ có thể giúp vợ xay đỗ xanh. Ngoài ra, hai con tôi cũng rất thích giúp mẹ, con gái vo gạo, con trai thì lăng xăng làm khuôn bánh. Ở bên đó không có lạt nên tôi phải gói bánh bằng dây thừng hay ni-lông đấy.”
Chị Hường cứ hì hụi như thế với niềm mong mỏi có thể thắp lên chút không khí Tết cổ truyền, để cùng những người đồng hương vơi nỗi nhớ quê. Chị thường nấu bánh chưng cho mọi người dù thành phố chị ở (Bologna) chẳng nhiều nhặn gì, chỉ có khoảng 15 người Việt thôi.
“Bạn bè người Italy của tôi rất đông nên dịp Tết tôi thường mời khoảng 40-50 người đến. Bạn Việt Nam cũng nhiệt tình lắm, tuy không có nhiều thời gian nhưng đều cố gắng người mang miến, người góp măng cho bữa Tất niên. Ở bên đó không có hoa đào, nên chồng tôi phải đi kiếm những cành khô về cho vợ, có thời gian thì tôi làm hoa đào lụa không thì làm bằng giấy.”
Chồng chị Hường là người Italy nhưng rất yêu đất nước Việt Nam cũng như hiểu những phong tục tập quán quê vợ. “Vì anh ấy yêu Việt Nam trước khi quen và yêu tôi cơ mà. Anh ấy cũng là người đã góp sức đưa rất nhiều dự án viện trợ vào Việt Nam, trong đó có nhiều dự án về y tế nên được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng huân chương vì sức khỏe của nhân dân Việt Nam. Trước tôi làm phiên dịch nên mới quen chồng tôi bây giờ,” chị Hường rạng rỡ khi kể về chồng.
Không chỉ có bánh chưng, hoa đào... chị còn tổ chức trình diễn thời trang để giới thiệu về áo dài lụa Việt Nam cũng như phong tục Tết Việt với bạn bè quốc tế. Phải là người có tâm và đắm đuối truyền thống dân tộc mới đủ sức để làm những việc như nữ “đại sứ văn hóa” Bích Hường đã và đang làm một cách say mê./.
ChiLê (Vietnam+)