Những ngày qua, do gió chướng thổi mạnh và triều cường dâng cao, trên địa bàn tỉnh Bến Tre nước mặn vào sâu cách các cửa sông chính như Cửa Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên từ 45-50km.
Tại phường 7 và xã Bình Phú, thành phố Bến Tre, độ mặn đo được 4 phần ngàn, làm cho nguồn nước kênh Sông Mã, xã Sơn Đông, giáp với xã Bình Phú, cung cấp cho nhà máy nước Sơn Đông - nhà máy chính cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân thành phố Bến Tre - nhiễm mặn.
Trước tình hình trên, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp thoát nước Bến Tre đã vận hành trạm bơm nước ngọt thô ở xã Quới Thành, huyện Châu Thành, cách nhà máy nước Sơn Đông 15km, dẫn về nhà máy nước Sơn Đông xử lý và cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân thành phố Bến Tre và vùng phụ cận.
Nước mặn lên cao đã làm cho đời sống người dân thêm khó khăn, nhất là người dân những xã giáp biển. Ở xã Bảo Thạnh, huyện biển Ba Tri, hàng ngày người dân phải mua nước sinh hoạt với giá 30.000đồng/m3, do xe bồn tư nhân chở đến, làm tăng thêm chi phí sinh hoạt.
Nước mặn lên cao cũng ảnh hưởng nặng nề đến dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre còn đang dở dang. Do chưa thi công hạng mục đập và âu thuyền trên sông Giao Hòa nên nước mặn (6,1 phần ngàn ) từ sông này đổ vào sông Ba Lai, thuộc dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre, làm cho sông Ba Lai cũng bị nhiễm mặn.
Theo thiết kế, dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre khi hoàn thành sẽ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp với diện tích trên 100.000ha và nước sinh hoạt cho 600.000 dân của các huyện Bình Đại, Châu Thành, Ba Tri, Giồng Trôm và thành phố Bến Tre. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành cống, đập ngăn mặn ở hạ lưu sông Ba Lai, một trong chín cửa sông Cửu Long từ năm 2002 đến nay vẫn chưa thi công đập và âu thuyền trên sông Giao Hòa.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Bến Tre, từ nay đến 17/4 tới đây, nước mặn vẫn còn xâm nhập sâu và độ mặn ở sông Hàm Luông, thuộc xã Bình Phú là 4 phần ngàn. Riêng sông Giao Hòa độ mặn từ 6-8 phần ngàn./.
Tại phường 7 và xã Bình Phú, thành phố Bến Tre, độ mặn đo được 4 phần ngàn, làm cho nguồn nước kênh Sông Mã, xã Sơn Đông, giáp với xã Bình Phú, cung cấp cho nhà máy nước Sơn Đông - nhà máy chính cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân thành phố Bến Tre - nhiễm mặn.
Trước tình hình trên, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp thoát nước Bến Tre đã vận hành trạm bơm nước ngọt thô ở xã Quới Thành, huyện Châu Thành, cách nhà máy nước Sơn Đông 15km, dẫn về nhà máy nước Sơn Đông xử lý và cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân thành phố Bến Tre và vùng phụ cận.
Nước mặn lên cao đã làm cho đời sống người dân thêm khó khăn, nhất là người dân những xã giáp biển. Ở xã Bảo Thạnh, huyện biển Ba Tri, hàng ngày người dân phải mua nước sinh hoạt với giá 30.000đồng/m3, do xe bồn tư nhân chở đến, làm tăng thêm chi phí sinh hoạt.
Nước mặn lên cao cũng ảnh hưởng nặng nề đến dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre còn đang dở dang. Do chưa thi công hạng mục đập và âu thuyền trên sông Giao Hòa nên nước mặn (6,1 phần ngàn ) từ sông này đổ vào sông Ba Lai, thuộc dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre, làm cho sông Ba Lai cũng bị nhiễm mặn.
Theo thiết kế, dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre khi hoàn thành sẽ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp với diện tích trên 100.000ha và nước sinh hoạt cho 600.000 dân của các huyện Bình Đại, Châu Thành, Ba Tri, Giồng Trôm và thành phố Bến Tre. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành cống, đập ngăn mặn ở hạ lưu sông Ba Lai, một trong chín cửa sông Cửu Long từ năm 2002 đến nay vẫn chưa thi công đập và âu thuyền trên sông Giao Hòa.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Bến Tre, từ nay đến 17/4 tới đây, nước mặn vẫn còn xâm nhập sâu và độ mặn ở sông Hàm Luông, thuộc xã Bình Phú là 4 phần ngàn. Riêng sông Giao Hòa độ mặn từ 6-8 phần ngàn./.
Văn Trí (TTXVN)