Tỉnh Kiên Giang hiện có 1.300 lồng bè nuôi thủy sản trên biển, bình quân mỗi lồng bè có vốn đầu tư ban đầu từ 30 triệu đến cả căm triệu đồng, có 400 lồng bè mới phát triển thêm trong những tháng đầu năm 2011.
Thủy sản nuôi chủ yếu gồm: tôm hùm, cá mú, cá hường, cá cam, cá bốp, cá mao ếch…với tổng sản lượng thu được cả năm ước đạt từ 12.000 đến 15.000 tấn.
Ba địa phương có kinh nghiệm cũng như thế mạnh về nuôi thủy sản bằng lồng bè trên biển, là huyện đảo Phú Quốc, huyện đảo Kiên Hải kế đến là huyện ven biển Kiên Lương.
Do ngư trường biển rộng, có nhiều hải đảo, môi trường chưa bị ô nhiễm, cộng với nhiều loại cá tạp nguồn cung cấp thức ăn cho nghề nuôi lồng bè giá rẻ, dồi dào quanh năm nên tôm, cá lớn nhanh, người nuôi có mức thu lợi khá cao. Chưa kể nguồn thu lợi xuất khẩu, ngay thị trường tiêu thụ nội địa, đối với loại cá bốp là loại cá được xếp vào loại dễ nuôi lớn nhanh, bình quân mức lãi thu được là gấp đôi, riêng đối với cá mú, cá mao ếch, cá cam thường mức lãi thu được từ gấp 2 đến 3 lần so với mức đầu tư ban đầu.
Đó là chưa kể một số nơi, khách du lịch thường lui tới như cụm đảo An Thới (Phú Quốc) quần đảo Nam Du (Kiên Hải) Hòn Nghệ (Kiên Lương) có một số lồng bè nuôi thủy sản thường xuyên trở thành điểm tham quan du lịch, cộng với cung cấp nguồn thủy sản tươi sống thông qua nghề nuôi lồng bè bằng chế biến tại chỗ theo yêu cầu của du khách, không chỉ thu được lợi nhuận cao, mà còn là địa chỉ tham quan hấp dẫn.
Do nhu cầu nuôi thủy sản bằng lồng bè trên biển ngày càng tăng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang đang kết hợp với một số ngành chức năng khác của tỉnh, tiến hành quy hoạch lại nghề nuôi thủy sản bằng lồng bè trên biển, theo hướng nhằm làm cho số lượng ngày càng tăng nhưng không gây ô nhiễm môi trường, hướng cho bà con ngư dân chọn lựa nuôi những loại thủy sản có giá trị thương phẩm cao, kết hợp với tập huấn kỹ thuật nuôi, phòng ngừa dịch bệnh chủ động kịp thời.
Kiên Giang, phấn đấu đến năm 2013 tăng số lượng lồng bè lên gấp đôi so với hiện nay, sản lượng tôm cá sạch có được từ nuôi bằng lồng bè tương đương 30.000 tấn, để vừa phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa./.
Thủy sản nuôi chủ yếu gồm: tôm hùm, cá mú, cá hường, cá cam, cá bốp, cá mao ếch…với tổng sản lượng thu được cả năm ước đạt từ 12.000 đến 15.000 tấn.
Ba địa phương có kinh nghiệm cũng như thế mạnh về nuôi thủy sản bằng lồng bè trên biển, là huyện đảo Phú Quốc, huyện đảo Kiên Hải kế đến là huyện ven biển Kiên Lương.
Do ngư trường biển rộng, có nhiều hải đảo, môi trường chưa bị ô nhiễm, cộng với nhiều loại cá tạp nguồn cung cấp thức ăn cho nghề nuôi lồng bè giá rẻ, dồi dào quanh năm nên tôm, cá lớn nhanh, người nuôi có mức thu lợi khá cao. Chưa kể nguồn thu lợi xuất khẩu, ngay thị trường tiêu thụ nội địa, đối với loại cá bốp là loại cá được xếp vào loại dễ nuôi lớn nhanh, bình quân mức lãi thu được là gấp đôi, riêng đối với cá mú, cá mao ếch, cá cam thường mức lãi thu được từ gấp 2 đến 3 lần so với mức đầu tư ban đầu.
Đó là chưa kể một số nơi, khách du lịch thường lui tới như cụm đảo An Thới (Phú Quốc) quần đảo Nam Du (Kiên Hải) Hòn Nghệ (Kiên Lương) có một số lồng bè nuôi thủy sản thường xuyên trở thành điểm tham quan du lịch, cộng với cung cấp nguồn thủy sản tươi sống thông qua nghề nuôi lồng bè bằng chế biến tại chỗ theo yêu cầu của du khách, không chỉ thu được lợi nhuận cao, mà còn là địa chỉ tham quan hấp dẫn.
Do nhu cầu nuôi thủy sản bằng lồng bè trên biển ngày càng tăng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang đang kết hợp với một số ngành chức năng khác của tỉnh, tiến hành quy hoạch lại nghề nuôi thủy sản bằng lồng bè trên biển, theo hướng nhằm làm cho số lượng ngày càng tăng nhưng không gây ô nhiễm môi trường, hướng cho bà con ngư dân chọn lựa nuôi những loại thủy sản có giá trị thương phẩm cao, kết hợp với tập huấn kỹ thuật nuôi, phòng ngừa dịch bệnh chủ động kịp thời.
Kiên Giang, phấn đấu đến năm 2013 tăng số lượng lồng bè lên gấp đôi so với hiện nay, sản lượng tôm cá sạch có được từ nuôi bằng lồng bè tương đương 30.000 tấn, để vừa phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa./.
Nam Thắng (TTXVN/Vietnam+)