Kết thúc ngày thi đấu thứ ba của Olympic London 2012, Trung Quốc tiếp tục thống trị bảng xếp hạng huy chương khi giành thêm 3 chiếc huy chương vàng, gồm chiến thắng ở các nội dung Thể dục dụng cụ, nhảy cầu, cử tạ nữ, nâng tổng số HCV của đoàn lên thành 9 chiếc, bỏ xa đoàn Mỹ xếp thứ nhì tới 4 chiếc HCV.
[Chi tiết bảng xếp hạng huy chương sau ngày 30/7] Ở nội dung thể dục dụng cụ, bất chấp việc thi đấu tệ hại ở vòng loại, nhưng vào đến vòng tranh huy chương, các nam vận động viên Trung Quốc đã lấy lại phong độ và bảo vệ thành công chiếc HCV họ từng giành được ở Bắc Kinh 4 năm trước. Ở nội dung này, đội chủ nhà Vương quốc Anh cũng nhận được những lời khen ngợi khi đoạt HCĐ, tấm huy chương đầu tiên mà họ giành được ở nội dung đồng đội kể từ Olympic Stockholm 1912. Chiếc HCB thuộc về đoàn Nhật Bản, trong khi Ukraine bị đánh bật khỏi nhóm tranh chấp huy chương. Trên sàn cử tạ, nữ vận động viên Trung Quốc Li Xueying đã lập 2 kỷ lục Olympic để giành HCV ở hạng cân dưới 58kg. Tại nhà thi đấu dưới nước, cặp vận động viên Cao Yuan và Zhang Yanquan cũng đã vượt qua cặp đôi chủ nhà Tom Daley và Pete Waterfield để giành HCV nội dung 10m. Cặp vận động viên người Anh tưởng như đã có thể đem lại chiếc HCV đầu tiên cho xứ sở sương mù, song rốt cục đành chịu thua cặp đôi thiếu niên Trung Quốc, do Waterfield mắc lỗi.
[Chi tiết bảng xếp hạng huy chương sau ngày 30/7] Ở nội dung thể dục dụng cụ, bất chấp việc thi đấu tệ hại ở vòng loại, nhưng vào đến vòng tranh huy chương, các nam vận động viên Trung Quốc đã lấy lại phong độ và bảo vệ thành công chiếc HCV họ từng giành được ở Bắc Kinh 4 năm trước. Ở nội dung này, đội chủ nhà Vương quốc Anh cũng nhận được những lời khen ngợi khi đoạt HCĐ, tấm huy chương đầu tiên mà họ giành được ở nội dung đồng đội kể từ Olympic Stockholm 1912. Chiếc HCB thuộc về đoàn Nhật Bản, trong khi Ukraine bị đánh bật khỏi nhóm tranh chấp huy chương. Trên sàn cử tạ, nữ vận động viên Trung Quốc Li Xueying đã lập 2 kỷ lục Olympic để giành HCV ở hạng cân dưới 58kg. Tại nhà thi đấu dưới nước, cặp vận động viên Cao Yuan và Zhang Yanquan cũng đã vượt qua cặp đôi chủ nhà Tom Daley và Pete Waterfield để giành HCV nội dung 10m. Cặp vận động viên người Anh tưởng như đã có thể đem lại chiếc HCV đầu tiên cho xứ sở sương mù, song rốt cục đành chịu thua cặp đôi thiếu niên Trung Quốc, do Waterfield mắc lỗi.
Cặp vận động viên Trung Quốc giành HCV môn nhảy cầu (Nguồn: AFP)
Còn trên đường đua xanh, với 4 chiếc chiếc HCV được trao cho trong ngày thứ hai, các kình ngư Mỹ đã giành 2 chiếc. Điều đáng nói là trong 2 chiếc HCV này thì không có chiếc nào thuộc về niềm hy vọng số 1 Ryan Lochte. Ở nội dung 200m tự do nam, Lochte đã để thua đối thủ Pháp Yannick Agnel, người từng vượt qua chính anh để giúp đội Pháp giành HCV nội dung tiếp sức 4x100m trước đó một ngày. Lochte và kình ngư Đức đang giữ KLTG là Paul Biedermann thậm chí còn không có cơ hội đứng trên bục podium bởi HCB đã thuộc về Tôn Dương của Trung Quốc, còn Park Tea-Han của Hàn Quốc giành HCĐ. Tuy vậy, bơi lội Mỹ vẫn được cứu vãn nhờ 2 chiếc HCV ở nội dung 100m bơi ngửa cả nam (Matt Grevers) lẫn nữ (Missy Franklin). Cô gái 17 tuổi Missy Franklin - nữ sinh trung học tới từ Colorado - đang được báo chí Mỹ ngợi ca là "Female" Phelps sau khi niềm hy vọng Micheal Phelps gây thất vọng. Nhưng cô vẫn chưa phải là tay bơi nhỏ tuổi nhất giành HCV, bởi kình ngư 15 tuổi người Litva Ruta Meilutyte đã đoạt danh hiệu đó khi đánh bại nhà vô địch thế giới người Mỹ Rebecca Soni để đứng lên bục cao nhất nội dung 100m ếch. Cô cũng là VĐV Litva đầu tiên trong lịch sử giành HCV bơi lội ở Olympic. Ở một số diễn biến đáng chú ý khác của đại hội, tại môn đấu kiếm, kiếm thủ Hàn Quốc Shin A-Lam đã ngồi suốt 1 tiếng đồng hồ để phản đối việc cô bị xử thua trước đối thủ Đức Britta Heidemann ở bán kết. Tại môn hockey trên cỏ, Anh đã thắng Argentina 4-1, trong trận đấu được chú ý chỉ vì căng thẳng giữa hai nước trong năm kỷ niệm 30 năm cuộc chiến tranh Falklands/Malvinas./.
(Vietnam+)