Trong thời đại công nghệ điện tử và sự bùng nổ các mạng xã hội như hiện nay, việc các vận động viên sốt sắng chia sẻ cảm xúc với người hâm mộ trên Facebook hay Twitter đã trở thành chuyện bình thường. Nhưng tại Olympic London lần này, các vận động viên hãy suy nghĩ trước khi cập nhật các trang mạng cá nhân.
Ngày 25/7, vận động viên nhảy xa ba bước Paraskevi Papachristou của Hy Lạp đã bị rút về sau khi gây dư luận chỉ trích mạnh mẽ ở trong nước. Nguyên nhân là vì Papachristou đã có những bình luận không hay trên trang Twitter của mình về người châu Phi ở Hy Lạp.
Việc vận động viên này phải ngậm ngùi rời Olympic London 2012 khi đại hội còn chưa khai mạc là một cảnh báo tới các vận động viên khác cần thận trọng khi mạng xã hội trở thành một kênh truyền thông ngày càng lớn mạnh.
Kể từ sau Olympic Bắc Kinh 2008, số người sử dụng Facebook trên thế giới đã tăng vọt từ 100 triệu lên 900 triệu người. Mới nổi từ năm 2008 song Twitter cũng đã có 140 triệu thành viên. Nhận thức được rằng không ít vận động viên và người hâm mộ của họ đều thuộc cộng đồng mạng, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã phải đưa ra quy định hướng dẫn. Theo đó, các vận động viên dự Olympic London 2012 có thể cập nhật thông tin, chia sẻ cảm xúc trên các mạng xã hội nhưng "phải trong khuôn khổ".
Khuôn khổ đó cụ thể là các vận động viên có thể viết những bài mang tính cá nhân, dạng như nhật kí nhưng không được mang tính chất như báo chí. Các động thái trên mạng xã hội phải tôn trọng Hiến chương Olympic mà theo đó lên án mạnh mẽ phân biệt chủng tộc. Các hình ảnh hay từ ngữ thô tục, khiếm nhã cũng bị cấm.
Ngoài ra, cũng không được tranh thủ các mạng xã hội cho mục đích thương mại hay quảng cáo. IOC nhấn mạnh các tổ chức hay cá nhân vi phạm có thể bị loại khỏi Olympic mà không cần thông báo trước.
Hầu hết các vận động viên đều đã biết quy định này. Vận động viên quần vợt của đoàn chủ nhà Vương quốc Anh Imogen Bankier cho biết: "Bạn sẽ phải cẩn trọng với mạng xã hội, phải suy nghĩ kỹ trước khi quyết định viết hay không viết, và viết cái gì".
Thế giới thể thao đã chứng kiến không ít vụ rắc rối liên quan đến mạng xã hội trong vài năm qua, đặc biệt là giữa các ngôi sao bóng đá. Liên đoàn bóng đá Anh (FA) cũng như Liên đoàn bóng bầu dục New Zealand đã phải phản ứng bằng cách cấm các tuyển thủ sử dụng mạng xã hội trong những giải gần đây.
Cho đến giờ, mới chỉ có một số vận động viên Olympic bị "vạ mồm". Hai năm trước, kình ngư Australia Stephanie Rice mất một hợp đồng hậu hĩnh với thương hiệu Jaguar chỉ vì đưa lên mạng xã hội một bình luận bị coi là chê bai người đồng tính.
Còn ở Olympic London lần này, Ủy ban Olympic Australia đã quyết định cấm hai kình ngư khác là Nick D'Arcy và Kenrick Monk sử dụng mạng xã hội sau khi hai vận động viên này đưa lên Facebook hình ảnh họ khoe khoang khua súng trong giai đoạn tập luyện ở Mỹ. Cả hai cũng sẽ phải quay về nước ngay lập tức sau khi thi đấu xong ở Olympic London./.
Ngày 25/7, vận động viên nhảy xa ba bước Paraskevi Papachristou của Hy Lạp đã bị rút về sau khi gây dư luận chỉ trích mạnh mẽ ở trong nước. Nguyên nhân là vì Papachristou đã có những bình luận không hay trên trang Twitter của mình về người châu Phi ở Hy Lạp.
Việc vận động viên này phải ngậm ngùi rời Olympic London 2012 khi đại hội còn chưa khai mạc là một cảnh báo tới các vận động viên khác cần thận trọng khi mạng xã hội trở thành một kênh truyền thông ngày càng lớn mạnh.
Kể từ sau Olympic Bắc Kinh 2008, số người sử dụng Facebook trên thế giới đã tăng vọt từ 100 triệu lên 900 triệu người. Mới nổi từ năm 2008 song Twitter cũng đã có 140 triệu thành viên. Nhận thức được rằng không ít vận động viên và người hâm mộ của họ đều thuộc cộng đồng mạng, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã phải đưa ra quy định hướng dẫn. Theo đó, các vận động viên dự Olympic London 2012 có thể cập nhật thông tin, chia sẻ cảm xúc trên các mạng xã hội nhưng "phải trong khuôn khổ".
Khuôn khổ đó cụ thể là các vận động viên có thể viết những bài mang tính cá nhân, dạng như nhật kí nhưng không được mang tính chất như báo chí. Các động thái trên mạng xã hội phải tôn trọng Hiến chương Olympic mà theo đó lên án mạnh mẽ phân biệt chủng tộc. Các hình ảnh hay từ ngữ thô tục, khiếm nhã cũng bị cấm.
Ngoài ra, cũng không được tranh thủ các mạng xã hội cho mục đích thương mại hay quảng cáo. IOC nhấn mạnh các tổ chức hay cá nhân vi phạm có thể bị loại khỏi Olympic mà không cần thông báo trước.
Hầu hết các vận động viên đều đã biết quy định này. Vận động viên quần vợt của đoàn chủ nhà Vương quốc Anh Imogen Bankier cho biết: "Bạn sẽ phải cẩn trọng với mạng xã hội, phải suy nghĩ kỹ trước khi quyết định viết hay không viết, và viết cái gì".
Thế giới thể thao đã chứng kiến không ít vụ rắc rối liên quan đến mạng xã hội trong vài năm qua, đặc biệt là giữa các ngôi sao bóng đá. Liên đoàn bóng đá Anh (FA) cũng như Liên đoàn bóng bầu dục New Zealand đã phải phản ứng bằng cách cấm các tuyển thủ sử dụng mạng xã hội trong những giải gần đây.
Cho đến giờ, mới chỉ có một số vận động viên Olympic bị "vạ mồm". Hai năm trước, kình ngư Australia Stephanie Rice mất một hợp đồng hậu hĩnh với thương hiệu Jaguar chỉ vì đưa lên mạng xã hội một bình luận bị coi là chê bai người đồng tính.
Còn ở Olympic London lần này, Ủy ban Olympic Australia đã quyết định cấm hai kình ngư khác là Nick D'Arcy và Kenrick Monk sử dụng mạng xã hội sau khi hai vận động viên này đưa lên Facebook hình ảnh họ khoe khoang khua súng trong giai đoạn tập luyện ở Mỹ. Cả hai cũng sẽ phải quay về nước ngay lập tức sau khi thi đấu xong ở Olympic London./.
(TTXVN)