Ngày 30/9, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XII (nhiệm kỳ 2010-2015) đã thành công tốt đẹp.
Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao và dân chủ, Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2010-2015 gồm 53 người, bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng gồm 15 người.
Phiên họp đầu tiên Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ mới (nhiệm kỳ 2010-2015) đã tiến hành bầu ông Huỳnh Văn Tí, Ủy viên Trung ương Đảng tái đắc cử chức Bí thư Tỉnh ủy.
Trong ba ngày làm việc, Đại hội đã thảo luận, đánh giá những mặt còn yếu kém, hạn chế để khắc phục. Đồng thời, Đại hội xác định nhiệm vụ và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng “Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp” trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của địa phương.
Tỉnh Bình Thuận phấn đấu đến năm 2015 đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) từ 13-13,5%/năm, trong đó, công nghiệp-xây dựng tăng 15,5-16%; dịch vụ tăng 15-15,5%; nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,5-6%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.200 USD. Tỉnh sẽ tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng nhóm ngành nông-lâm nghiệp.
Bình Thuận phấn đấu đưa tỷ trọng công nghiệp-xây dựng lên 44-45%; dịch vụ chiếm 43-44% và nhóm ngành nông, lâm nghiệp chiếm 12-13% trong GDP. Giữ ổn định 44.000ha lúa, bảo đảm đạt sản lượng lương thực 730.000 tấn; phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, trong đó sản lượng mủ cao su đạt khoảng 40-45.000 tấn; sản lượng thanh long 400.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 370 triệu USD.
Đại hội nhất trí đề ra những nhiệm vụ trọng tâm, tập trung lãnh đạo trong 5 năm tới là tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước các cấp ở địa phương; huy động mọi nguồn lực tập trung cải tạo và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, trước hết tập trung các khu công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão...
Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch rừng, đất đai, khoáng sản, tạo cơ sở để thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển thuận lợi và bền vững. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo chuyển biến rõ rệt, toàn diện và vững chắc các mặt của đời sống xã hội, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân./.
Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao và dân chủ, Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2010-2015 gồm 53 người, bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng gồm 15 người.
Phiên họp đầu tiên Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ mới (nhiệm kỳ 2010-2015) đã tiến hành bầu ông Huỳnh Văn Tí, Ủy viên Trung ương Đảng tái đắc cử chức Bí thư Tỉnh ủy.
Trong ba ngày làm việc, Đại hội đã thảo luận, đánh giá những mặt còn yếu kém, hạn chế để khắc phục. Đồng thời, Đại hội xác định nhiệm vụ và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng “Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp” trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của địa phương.
Tỉnh Bình Thuận phấn đấu đến năm 2015 đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) từ 13-13,5%/năm, trong đó, công nghiệp-xây dựng tăng 15,5-16%; dịch vụ tăng 15-15,5%; nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,5-6%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.200 USD. Tỉnh sẽ tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng nhóm ngành nông-lâm nghiệp.
Bình Thuận phấn đấu đưa tỷ trọng công nghiệp-xây dựng lên 44-45%; dịch vụ chiếm 43-44% và nhóm ngành nông, lâm nghiệp chiếm 12-13% trong GDP. Giữ ổn định 44.000ha lúa, bảo đảm đạt sản lượng lương thực 730.000 tấn; phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, trong đó sản lượng mủ cao su đạt khoảng 40-45.000 tấn; sản lượng thanh long 400.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 370 triệu USD.
Đại hội nhất trí đề ra những nhiệm vụ trọng tâm, tập trung lãnh đạo trong 5 năm tới là tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước các cấp ở địa phương; huy động mọi nguồn lực tập trung cải tạo và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, trước hết tập trung các khu công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão...
Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch rừng, đất đai, khoáng sản, tạo cơ sở để thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển thuận lợi và bền vững. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo chuyển biến rõ rệt, toàn diện và vững chắc các mặt của đời sống xã hội, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân./.
Tấn Hùng (TTXVN/Vietnam+)