Theo AFP, Reuters, ngày 12/4 (theo giờ Mỹ), quân đội Mỹ thông báo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo Taepodong-2, song đã bị nổ tung sau khi rời bệ phóng và tên lửa này không gây ra đe dọa nào.
Tuyên bố của Bộ chỉ huy Không gian Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) cho biết NORAD và Bộ chỉ huy phương Bắc của quân đội Mỹ "đã phát hiện và theo dõi vụ phóng tên lửa Taepodong-2 của Bình Nhưỡng," đồng thời khẳng định "cả tên lửa và những mảnh vỡ của nó không kịp trở thành mối đe dọa."
Một quan chức Chính phủ Mỹ thì cho rằng vụ phóng tên lửa bất thành của Triều Tiên là cơ hội để nước này "chào hàng" thiết bị quân sự với các khách hàng tiềm năng. Việc vụ phóng thất bại sẽ khiến khách hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua (thiết bị của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên).
Cùng ngày, Nhà Trắng ra tuyên bố cho rằng vụ phóng tên lửa thất bại của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là một hành động khiêu khích và vi phạm luật pháp quốc tế.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney nói: "Bất chấp nỗ lực phóng tên lửa đã thất bại, hành động khiêu khích này của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vẫn đe dọa tới an ninh khu vực, vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại những cam kết gần đây của nước này."
Cùng chung quan điểm với Mỹ, Hàn Quốc ngày 13/4 đã chỉ trích vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là "hành động khiêu khích," đe dọa tới hòa bình-an ninh trên bán đảo Triều Tiên cũng như khu vực Đông Bắc Á.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Sung-Hwan nói: "Vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng rõ ràng đã vi phạm nghị quyết của Liên hợp quốc, theo đó cấm mọi vụ phóng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo. Đó là một hành động khiêu khích đe dọa tới hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên cũng như khu vực Đông Bắc Á."
Ngay sau khi vụ phóng được khẳng định diễn ra lúc 7 giờ 39 phút (theo giờ địa phương), Tổng thống Hàn Quốc đã triệu tập phiên họp nội các khẩn cấp (bao gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao) vào lúc 9 giờ sáng để xem xét đưa ra phản ứng chính thức.
Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ tham vấn Mỹ trước khi đưa ra phản ứng cuối cùng. Ngoài ra, Hàn Quốc dự kiến sẽ đưa vấn đề này ra trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ủy ban quốc phòng của Quốc hội Hàn Quốc cũng sẽ có phiên họp khẩn vào 3 giờ chiều cùng ngày.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cũng triệu tập phiên họp Ủy ban An ninh vào sáng 13/4.
Tại phiên họp này, Thủ tướng Noda đã chỉ thị các bộ ngành liên quan tiếp tục đặt trong trạng thái khẩn cấp và nỗ lực thu thập thông tin về vụ thử tên lửa, có các biện pháp cung cấp thông tin đầy đủ cho người dân, đồng thời tăng cường liên kết với một số nước nhằm có các biện pháp đối phó thích hợp với vụ thử tên lửa của Triều Tiên.
Cũng trong sáng cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết tên lửa Triều Tiên sau khi được phóng từ căn cứ Tongchang-ri bay lên không trung hơn một phút tới độ cao 120km theo hướng Nam đã bị vỡ thành bốn mảnh và rơi xuống Hoàng Hải.
Nhận định về thất bại này, Giáo sư Yasaka Tetsuo, chuyên ngành khoa học tên lửa thuộc Đại học Kyushiu, cho rằng thất bại này có thể "do động cơ gần tầng thứ nhất gặp sự cố khiến cho tên lửa bốc cháy và trượt khỏi đường bay dự định. Có thể Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sau đó đã ra lệnh phá hủy tên lửa này."
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura sáng 13/4 nhấn mạnh vụ phóng tên lửa là hành động khiêu khích nghiêm trọng đối với an ninh của nước này.
"Ngay cả khi thất bại thì hành động đó, được tiến hành bất chấp lời kêu gọi kiềm chế thông qua các kênh ngoại giao của Nhật Bản, vẫn là mối đe dọa tới an ninh của đất nước và người dân Nhật Bản. Vụ phóng tên lửa của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc"
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi thông báo nước này có thể cân nhắc các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Triều Tiên, song còn phụ thuộc vào phản ứng của cộng đồng quốc tế./.
Tuyên bố của Bộ chỉ huy Không gian Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) cho biết NORAD và Bộ chỉ huy phương Bắc của quân đội Mỹ "đã phát hiện và theo dõi vụ phóng tên lửa Taepodong-2 của Bình Nhưỡng," đồng thời khẳng định "cả tên lửa và những mảnh vỡ của nó không kịp trở thành mối đe dọa."
Một quan chức Chính phủ Mỹ thì cho rằng vụ phóng tên lửa bất thành của Triều Tiên là cơ hội để nước này "chào hàng" thiết bị quân sự với các khách hàng tiềm năng. Việc vụ phóng thất bại sẽ khiến khách hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua (thiết bị của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên).
Cùng ngày, Nhà Trắng ra tuyên bố cho rằng vụ phóng tên lửa thất bại của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là một hành động khiêu khích và vi phạm luật pháp quốc tế.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney nói: "Bất chấp nỗ lực phóng tên lửa đã thất bại, hành động khiêu khích này của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vẫn đe dọa tới an ninh khu vực, vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại những cam kết gần đây của nước này."
Cùng chung quan điểm với Mỹ, Hàn Quốc ngày 13/4 đã chỉ trích vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là "hành động khiêu khích," đe dọa tới hòa bình-an ninh trên bán đảo Triều Tiên cũng như khu vực Đông Bắc Á.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Sung-Hwan nói: "Vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng rõ ràng đã vi phạm nghị quyết của Liên hợp quốc, theo đó cấm mọi vụ phóng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo. Đó là một hành động khiêu khích đe dọa tới hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên cũng như khu vực Đông Bắc Á."
Ngay sau khi vụ phóng được khẳng định diễn ra lúc 7 giờ 39 phút (theo giờ địa phương), Tổng thống Hàn Quốc đã triệu tập phiên họp nội các khẩn cấp (bao gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao) vào lúc 9 giờ sáng để xem xét đưa ra phản ứng chính thức.
Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ tham vấn Mỹ trước khi đưa ra phản ứng cuối cùng. Ngoài ra, Hàn Quốc dự kiến sẽ đưa vấn đề này ra trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ủy ban quốc phòng của Quốc hội Hàn Quốc cũng sẽ có phiên họp khẩn vào 3 giờ chiều cùng ngày.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cũng triệu tập phiên họp Ủy ban An ninh vào sáng 13/4.
Tại phiên họp này, Thủ tướng Noda đã chỉ thị các bộ ngành liên quan tiếp tục đặt trong trạng thái khẩn cấp và nỗ lực thu thập thông tin về vụ thử tên lửa, có các biện pháp cung cấp thông tin đầy đủ cho người dân, đồng thời tăng cường liên kết với một số nước nhằm có các biện pháp đối phó thích hợp với vụ thử tên lửa của Triều Tiên.
Cũng trong sáng cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết tên lửa Triều Tiên sau khi được phóng từ căn cứ Tongchang-ri bay lên không trung hơn một phút tới độ cao 120km theo hướng Nam đã bị vỡ thành bốn mảnh và rơi xuống Hoàng Hải.
Nhận định về thất bại này, Giáo sư Yasaka Tetsuo, chuyên ngành khoa học tên lửa thuộc Đại học Kyushiu, cho rằng thất bại này có thể "do động cơ gần tầng thứ nhất gặp sự cố khiến cho tên lửa bốc cháy và trượt khỏi đường bay dự định. Có thể Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sau đó đã ra lệnh phá hủy tên lửa này."
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura sáng 13/4 nhấn mạnh vụ phóng tên lửa là hành động khiêu khích nghiêm trọng đối với an ninh của nước này.
"Ngay cả khi thất bại thì hành động đó, được tiến hành bất chấp lời kêu gọi kiềm chế thông qua các kênh ngoại giao của Nhật Bản, vẫn là mối đe dọa tới an ninh của đất nước và người dân Nhật Bản. Vụ phóng tên lửa của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc"
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi thông báo nước này có thể cân nhắc các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Triều Tiên, song còn phụ thuộc vào phản ứng của cộng đồng quốc tế./.
(Vietnam+)