Ngày 12/8, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang cho biết qua khảo sát, đến nay đã phát hiện 33 mỏ than bùn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, với trữ lượng trên 134.000 tấn than bùn, chủ yếu tập trung ở vùng Tứ giác Long Xuyên.
Trong đó, đã thăm dò 5 mỏ với trữ lượng trên 7.400 tấn than bùn để đưa vào khai thác.
Đến nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã cấp 18 giấy phép khai thác than bùn cho 8 doanh nghiệp (8 giấy phép còn hiệu lực và 10 giấy phép không còn hiệu lực khai thác) tại 4 mỏ đã được quy hoạch khai thác, trên địa bàn huyện Hòn Đất, tổng trữ lượng khai thác thời gian qua ước khoảng 1.000 tấn than bùn.
Hiện có 4 doanh nghiệp đang khai thác và chế biến than bùn để phục vụ sản xuất phân bón vi sinh. Hàng năm, việc khai thác than bùn tại huyện Hòn Đất cung cấp cho thị trường khoảng 1.500-2.000 tấn phân vi sinh phục vụ ngành nông nghiệp, góp phần giảm lượng phân bón hóa học, đồng thời đóng góp cho ngân sách địa phương 1,5-2 tỷ đồng/năm thông qua các loại thuế.
Trong một chuyến khảo sát thực tế mới đây, ông Nguyễn Thanh Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cho rằng, tài nguyên nói chung và than bùn nói riêng là tài sản quý giá của đất nước, địa phương, do đó cần gìn giữ và khai thác có hiệu quả.
Vì vậy, sắp tới, tỉnh cần rà soát lại quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung kịp thời các dự án; tranh thủ nguồn vốn tổ chức thăm dò, đánh giá chất lượng, trữ lượng than bùn; xây dựng kế hoạch khai thác, ưu tiên nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tại chỗ để giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, nâng cao hiệu quả giá trị khoáng sản phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội địa phương./.
Trong đó, đã thăm dò 5 mỏ với trữ lượng trên 7.400 tấn than bùn để đưa vào khai thác.
Đến nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã cấp 18 giấy phép khai thác than bùn cho 8 doanh nghiệp (8 giấy phép còn hiệu lực và 10 giấy phép không còn hiệu lực khai thác) tại 4 mỏ đã được quy hoạch khai thác, trên địa bàn huyện Hòn Đất, tổng trữ lượng khai thác thời gian qua ước khoảng 1.000 tấn than bùn.
Hiện có 4 doanh nghiệp đang khai thác và chế biến than bùn để phục vụ sản xuất phân bón vi sinh. Hàng năm, việc khai thác than bùn tại huyện Hòn Đất cung cấp cho thị trường khoảng 1.500-2.000 tấn phân vi sinh phục vụ ngành nông nghiệp, góp phần giảm lượng phân bón hóa học, đồng thời đóng góp cho ngân sách địa phương 1,5-2 tỷ đồng/năm thông qua các loại thuế.
Trong một chuyến khảo sát thực tế mới đây, ông Nguyễn Thanh Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cho rằng, tài nguyên nói chung và than bùn nói riêng là tài sản quý giá của đất nước, địa phương, do đó cần gìn giữ và khai thác có hiệu quả.
Vì vậy, sắp tới, tỉnh cần rà soát lại quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung kịp thời các dự án; tranh thủ nguồn vốn tổ chức thăm dò, đánh giá chất lượng, trữ lượng than bùn; xây dựng kế hoạch khai thác, ưu tiên nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tại chỗ để giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, nâng cao hiệu quả giá trị khoáng sản phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội địa phương./.
Lê Sen (TTXVN/Vietnam+)