Theo ABC News ngày 12/1, tại một vùng biển nơi loài chim cánh cụt đen trắng sinh sống trên Đảo Aitcho của Nam Cực, các nhà thám hiểm của Hội địa lý quốc gia Mỹ (National Geographic) trong tuần qua đã phát hiện một loài chim cánh cụt cực hiếm với bộ lông gần như trắng hoàn toàn.
Ông David Stephens, một nhà tự nhiên học trên tàu thám hiểm Lindblad Expeditions của đoàn nghiên cứu trên đã chụp được bức ảnh về loài chim cánh cụt khiếm khuyết toàn sắc (leucistic penguin) hiếm thấy này.
Ông miêu tả chúng “có bộ lông màu ngà trắng nhưng không hoàn toàn thuộc dạng bạch tạng.”
Theo National Geographic, Chim cánh cụt khiếm khuyết toàn sắc, đôi khi được gọi là chim cánh cụt mang chứng bạch tạng, có mức độ hình thành sắc tố bị suy giảm nhưng được tách biệt so với loài bạch tạng vì mắt chúng có màu sắc.
Bộ lông bạc màu của chúng khiến chúng nổi bật so với bộ lông trắng đen của những con chim cánh cụt Chinstrap.
Ông Stephens lưu ý rằng việc tìm thấy những con chim cánh cụt có bộ lông gần như trắng hoàn toàn là điều hiếm có, vì bộ lông mang màu trắng đen của chim cánh cụt đóng vai trò quan trọng giúp chúng ngụy trang khi lặn xuống biển để bắt cá.
Tuy nhiên, bằng cách nào đó, các con chim cánh cụt khiếm khuyết toàn sắc vẫn có thể kiếm được thức ăn một cách bình thường./.
Ông David Stephens, một nhà tự nhiên học trên tàu thám hiểm Lindblad Expeditions của đoàn nghiên cứu trên đã chụp được bức ảnh về loài chim cánh cụt khiếm khuyết toàn sắc (leucistic penguin) hiếm thấy này.
Ông miêu tả chúng “có bộ lông màu ngà trắng nhưng không hoàn toàn thuộc dạng bạch tạng.”
Theo National Geographic, Chim cánh cụt khiếm khuyết toàn sắc, đôi khi được gọi là chim cánh cụt mang chứng bạch tạng, có mức độ hình thành sắc tố bị suy giảm nhưng được tách biệt so với loài bạch tạng vì mắt chúng có màu sắc.
Bộ lông bạc màu của chúng khiến chúng nổi bật so với bộ lông trắng đen của những con chim cánh cụt Chinstrap.
Ông Stephens lưu ý rằng việc tìm thấy những con chim cánh cụt có bộ lông gần như trắng hoàn toàn là điều hiếm có, vì bộ lông mang màu trắng đen của chim cánh cụt đóng vai trò quan trọng giúp chúng ngụy trang khi lặn xuống biển để bắt cá.
Tuy nhiên, bằng cách nào đó, các con chim cánh cụt khiếm khuyết toàn sắc vẫn có thể kiếm được thức ăn một cách bình thường./.
Huy Lê (Vietnam+)