Nhận xét về Dự thảo các văn kiện Đại hội XI của Đảng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, ông Trần Phùng cho rằng, Dự thảo các văn kiện được chuẩn bị nghiêm túc, công phu, thể hiện tính chiến đấu, sự quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ông Phùng nhận định, nội dung các dự thảo báo cáo cơ bản đầy đủ, toàn diện, có nhiều quan điểm mới, thể hiện tinh thần đổi mới và tính khoa học của Trung ương Đảng; bố cục các dự thảo khá chặt chẽ, hành văn gọn gàng, súc tích; việc lấy ý kiến tham gia dự thảo các văn kiện đã tạo nên đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân.
Góp ý kiến vào Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), ông Phùng cho rằng Cương lĩnh đã nêu bật được những thắng lợi vĩ đại của Đảng, nhân dân Việt Nam trong 80 năm qua.
Những thắng lợi vĩ đại đó đã chứng tỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình cách mạng đi lên chủ nghĩa xã hội là sáng suốt, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đang đặt ra; là động lực to lớn động viên đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hăng say góp sức vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.
Tuy nhiên, ông cũng đề nghị Trung ương đánh giá thêm về “bốn nguy cơ” mà Đảng đã xác định trước đây. Hiện nay, bốn nguy cơ đó có còn hay không và ở mức độ nào, trên cơ sở đó có những chủ trương, những định hướng lãnh đạo, chỉ đạo trong giai đoạn mới.
Ông đề nghị chỉnh sửa, bổ sung cụm từ “và giương cao” vào bài học thứ nhất để hoàn chỉnh lại là: “Nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội...”; bổ sung cụm từ “dân tộc” vào bài học thứ năm để thành câu: “Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và dân tộc…” nhằm nhấn mạnh thêm mức độ đánh giá và phù hợp với dự thảo sửa đổi.
Về mục tiêu và những phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, ông Phùng bày tỏ nhất trí cao với quan điểm của Đảng: “Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,…” việc đưa cụm từ “dân chủ” lên trước “công bằng” không đơn thuần là thay đổi vị trí các cụm từ mà đó là sự đổi mới nhận thức của Đảng qua thực tiễn 20 năm thực hiện Chiến lược.
Điều đó luôn khẳng định dân chủ là nền tảng của xã hội. Chính xã hội thật sự có dân chủ, khi đó mới có công bằng, mới phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp. Như vậy, mới phù hợp với định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Ông Phùng đề nghị Trung ương quan tâm hơn nữa chính sách phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế-xã hội ở các vùng tái định cư, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số. Đảng cần có những chủ trương, giải pháp linh động để đảm bảo an ninh trên biển, trong đó kết hợp đầu tư phương tiện, khí tài hiện đại, xây dựng lực lượng hải quân vững mạnh gắn với công tác tuyên truyền và triển khai chiến lược ngoại giao đúng đắn, nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Đối với công tác xây dựng Đảng, ông Phùng cho rằng, các quan điểm được đề cập trong Cương lĩnh đã thể hiện rõ bản chất và tính ưu việt của Đảng và Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đó là chế độ mà dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước, là Nhà nước của nhân dân, vì nhân dân, thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân; đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Ông Phùng khẳng định, với Cương lĩnh chính trị đúng đắn, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, với sự đồng thuận cao của cả dân tộc, tin tưởng rằng, đất nước ta sẽ ngày càng phồn vinh, thịnh vượng và văn minh đi lên chủ nghĩa xã hội.
Góp ý vào Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, ông Phùng đề nghị: Bố cục Chiến lược cần chia thành 2 thời kỳ cụ thể để phấn đấu trong tổ chức thực hiện và đánh giá, rút kinh nghiệm. Thời kỳ đầu trong khoản 2011-2015, để khắc phục xong điểm nghẽn về thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng; thời kỳ sau là thời kỳ phát triển năng động mới của giai đoạn phát triển mới, hoàn thành mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị-xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”.
Về mục tiêu chiến lược và khâu đột phá; định hướng phát triển, theo ông Phùng: Mục tiêu tổng quát ngắn gọn, súc tích, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Hiện nay, ngoài xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng ở các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn đến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, Tây Bắc để tạo sự phát triển hài hòa, giao thương giữa các vùng, miền, bảo đảm an sinh xã hội.
Ông Phùng bày tỏ nhất trí với đánh giá của Báo cáo chính trị về thành tựu cũng như yếu kém, khuyết điểm của nhiệm kỳ qua và cho rằng, Cuộc vận động “Học tập và làn theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là một đợt sinh hoạt chính trị có ý nghĩa sâu sắc và rộng lớn, tạo những chuyển biến rõ nét về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân.
Tuy nhiên, có lúc, có nơi, việc triển khai và tổ chức thực hiện Cuộc vận động chưa đều, chưa tạo ra phong trào rộng lớn; ông đề nghị Trung ương nghiên cứu xây dựng những giải pháp thiết thực để tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn nữa Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong thời gian tới.
Về tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa; phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm (2011 – 2015), ông Phùng đề nghị đưa nhiệm vụ thứ tư về “tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc…” lên hàng đầu. Vì theo ông, thực tế đã chứng minh rằng trong suốt tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có nhiều lúc đất nước gặp khó khăn, nguy nan nhưng với việc phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc mà chúng ta đã vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của Tổ quốc, dân tộc giao phó.
Phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, tạo điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Về thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển, ông Phùng nhất trí với dự thảo Báo cáo và cho rằng, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội luôn là tiền đề và tạo điều kiện cho nhau.
Tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện vật chất để thực hiện công bằng xã hội và ngược lại, thực hiện tốt công bằng xã hội sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo ông, trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện phát triển về mọi mặt giữa các vùng, miền, nhất là đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số, do đó trong những năm tới cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác này…/.
Ông Phùng nhận định, nội dung các dự thảo báo cáo cơ bản đầy đủ, toàn diện, có nhiều quan điểm mới, thể hiện tinh thần đổi mới và tính khoa học của Trung ương Đảng; bố cục các dự thảo khá chặt chẽ, hành văn gọn gàng, súc tích; việc lấy ý kiến tham gia dự thảo các văn kiện đã tạo nên đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân.
Góp ý kiến vào Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), ông Phùng cho rằng Cương lĩnh đã nêu bật được những thắng lợi vĩ đại của Đảng, nhân dân Việt Nam trong 80 năm qua.
Những thắng lợi vĩ đại đó đã chứng tỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình cách mạng đi lên chủ nghĩa xã hội là sáng suốt, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đang đặt ra; là động lực to lớn động viên đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hăng say góp sức vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.
Tuy nhiên, ông cũng đề nghị Trung ương đánh giá thêm về “bốn nguy cơ” mà Đảng đã xác định trước đây. Hiện nay, bốn nguy cơ đó có còn hay không và ở mức độ nào, trên cơ sở đó có những chủ trương, những định hướng lãnh đạo, chỉ đạo trong giai đoạn mới.
Ông đề nghị chỉnh sửa, bổ sung cụm từ “và giương cao” vào bài học thứ nhất để hoàn chỉnh lại là: “Nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội...”; bổ sung cụm từ “dân tộc” vào bài học thứ năm để thành câu: “Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và dân tộc…” nhằm nhấn mạnh thêm mức độ đánh giá và phù hợp với dự thảo sửa đổi.
Về mục tiêu và những phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, ông Phùng bày tỏ nhất trí cao với quan điểm của Đảng: “Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,…” việc đưa cụm từ “dân chủ” lên trước “công bằng” không đơn thuần là thay đổi vị trí các cụm từ mà đó là sự đổi mới nhận thức của Đảng qua thực tiễn 20 năm thực hiện Chiến lược.
Điều đó luôn khẳng định dân chủ là nền tảng của xã hội. Chính xã hội thật sự có dân chủ, khi đó mới có công bằng, mới phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp. Như vậy, mới phù hợp với định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Ông Phùng đề nghị Trung ương quan tâm hơn nữa chính sách phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế-xã hội ở các vùng tái định cư, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số. Đảng cần có những chủ trương, giải pháp linh động để đảm bảo an ninh trên biển, trong đó kết hợp đầu tư phương tiện, khí tài hiện đại, xây dựng lực lượng hải quân vững mạnh gắn với công tác tuyên truyền và triển khai chiến lược ngoại giao đúng đắn, nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Đối với công tác xây dựng Đảng, ông Phùng cho rằng, các quan điểm được đề cập trong Cương lĩnh đã thể hiện rõ bản chất và tính ưu việt của Đảng và Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đó là chế độ mà dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước, là Nhà nước của nhân dân, vì nhân dân, thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân; đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Ông Phùng khẳng định, với Cương lĩnh chính trị đúng đắn, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, với sự đồng thuận cao của cả dân tộc, tin tưởng rằng, đất nước ta sẽ ngày càng phồn vinh, thịnh vượng và văn minh đi lên chủ nghĩa xã hội.
Góp ý vào Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, ông Phùng đề nghị: Bố cục Chiến lược cần chia thành 2 thời kỳ cụ thể để phấn đấu trong tổ chức thực hiện và đánh giá, rút kinh nghiệm. Thời kỳ đầu trong khoản 2011-2015, để khắc phục xong điểm nghẽn về thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng; thời kỳ sau là thời kỳ phát triển năng động mới của giai đoạn phát triển mới, hoàn thành mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị-xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”.
Về mục tiêu chiến lược và khâu đột phá; định hướng phát triển, theo ông Phùng: Mục tiêu tổng quát ngắn gọn, súc tích, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Hiện nay, ngoài xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng ở các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn đến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, Tây Bắc để tạo sự phát triển hài hòa, giao thương giữa các vùng, miền, bảo đảm an sinh xã hội.
Ông Phùng bày tỏ nhất trí với đánh giá của Báo cáo chính trị về thành tựu cũng như yếu kém, khuyết điểm của nhiệm kỳ qua và cho rằng, Cuộc vận động “Học tập và làn theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là một đợt sinh hoạt chính trị có ý nghĩa sâu sắc và rộng lớn, tạo những chuyển biến rõ nét về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân.
Tuy nhiên, có lúc, có nơi, việc triển khai và tổ chức thực hiện Cuộc vận động chưa đều, chưa tạo ra phong trào rộng lớn; ông đề nghị Trung ương nghiên cứu xây dựng những giải pháp thiết thực để tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn nữa Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong thời gian tới.
Về tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa; phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm (2011 – 2015), ông Phùng đề nghị đưa nhiệm vụ thứ tư về “tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc…” lên hàng đầu. Vì theo ông, thực tế đã chứng minh rằng trong suốt tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có nhiều lúc đất nước gặp khó khăn, nguy nan nhưng với việc phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc mà chúng ta đã vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của Tổ quốc, dân tộc giao phó.
Phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, tạo điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Về thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển, ông Phùng nhất trí với dự thảo Báo cáo và cho rằng, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội luôn là tiền đề và tạo điều kiện cho nhau.
Tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện vật chất để thực hiện công bằng xã hội và ngược lại, thực hiện tốt công bằng xã hội sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo ông, trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện phát triển về mọi mặt giữa các vùng, miền, nhất là đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số, do đó trong những năm tới cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác này…/.
Bích Thủy (TTXVN/Vietnam+)