Ngày 12/3 tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức họp Đoàn giám sát chuyên đề, đánh giá hiệu quả việc thực hiện xóa đói giảm nghèo theo Chương trình 135 giai đoạn 2, việc quản lý lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án liên quan trực tiếp đến xóa đói giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn.
Ông KSOR Phước, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Trưởng đoàn giám sát chủ trì cuộc họp.
Báo cáo của tám tổ giám sát khẳng định, bốn năm thực hiện xóa đói giảm nghèo, Chương trình 135 giai đoạn 2 và các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án giảm nghèo đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm bộ mặt nông thôn các xã đặc biệt khó khăn thay đổi căn bản.
Hệ thống hạ tầng cơ sở, như đường giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, trường học, trạm xá được đầu tư, tăng cường về số lượng, mở rộng về quy mô, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu cơ bản về phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân.
Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội có bước chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được cải thiện rõ rệt.
Tại cuộc họp, các đại biểu nhất trí cho rằng, chính sách đầu tư cho miền núi và dân tộc của Đảng và Nhà nước qua chương trình 135 giai đoạn 2 và các chương trình dự án giảm nghèo khác là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, tạo nên sự đồng thuận và ủng hộ thực hiện.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, báo cáo của các đoàn giám sát đã chỉ ra một số nội dung còn hạn chế, đó là việc lồng ghép các chương trình trên địa bàn chưa có sự phối hợp chặt chẽ từ khâu hướng dẫn, chỉ đạo đến tổ chức thực hiện, quản lý.
Đây là nguyên nhân của sự chồng chéo, trùng mục tiêu trong việc lựa chọn, phân bổ và thông báo các nguồn vốn, tác động đến công tác xóa đói giảm nghèo.
Về tiến độ triển khai thực hiện, các dự án còn chậm, chưa đảm bảo đúng tiến độ; nguồn vốn phục vụ cho việc duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp các công trình thuộc Chương trình 135 chưa được sử dụng hiệu quả; một số công trình chưa được quan tâm duy tu bảo dưỡng dẫn đến giảm hiệu qủa sử dụng và độ bền của công trình.
Báo cáo giám sát của các đoàn cũng chỉ ra dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2 và các chương trình khuyến nông, khuyến lâm chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ cây, con giống, vật tư, công cụ, máy móc và xây dựng một số mô hình, chưa chú trọng đến công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, thị trường đầu ra nên không đảm bảo tính bền vững.../.
Ông KSOR Phước, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Trưởng đoàn giám sát chủ trì cuộc họp.
Báo cáo của tám tổ giám sát khẳng định, bốn năm thực hiện xóa đói giảm nghèo, Chương trình 135 giai đoạn 2 và các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án giảm nghèo đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm bộ mặt nông thôn các xã đặc biệt khó khăn thay đổi căn bản.
Hệ thống hạ tầng cơ sở, như đường giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, trường học, trạm xá được đầu tư, tăng cường về số lượng, mở rộng về quy mô, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu cơ bản về phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân.
Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội có bước chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được cải thiện rõ rệt.
Tại cuộc họp, các đại biểu nhất trí cho rằng, chính sách đầu tư cho miền núi và dân tộc của Đảng và Nhà nước qua chương trình 135 giai đoạn 2 và các chương trình dự án giảm nghèo khác là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, tạo nên sự đồng thuận và ủng hộ thực hiện.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, báo cáo của các đoàn giám sát đã chỉ ra một số nội dung còn hạn chế, đó là việc lồng ghép các chương trình trên địa bàn chưa có sự phối hợp chặt chẽ từ khâu hướng dẫn, chỉ đạo đến tổ chức thực hiện, quản lý.
Đây là nguyên nhân của sự chồng chéo, trùng mục tiêu trong việc lựa chọn, phân bổ và thông báo các nguồn vốn, tác động đến công tác xóa đói giảm nghèo.
Về tiến độ triển khai thực hiện, các dự án còn chậm, chưa đảm bảo đúng tiến độ; nguồn vốn phục vụ cho việc duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp các công trình thuộc Chương trình 135 chưa được sử dụng hiệu quả; một số công trình chưa được quan tâm duy tu bảo dưỡng dẫn đến giảm hiệu qủa sử dụng và độ bền của công trình.
Báo cáo giám sát của các đoàn cũng chỉ ra dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2 và các chương trình khuyến nông, khuyến lâm chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ cây, con giống, vật tư, công cụ, máy móc và xây dựng một số mô hình, chưa chú trọng đến công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, thị trường đầu ra nên không đảm bảo tính bền vững.../.
Quỳnh Hoa (Vietnam+)