Để động viên và tạo điều kiện phát huy tiềm lực người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài, kiều bào mong muốn Đảng, Nhà nước quan tâm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của kiều bào, tạo lòng tin của kiều bào đối với Đảng và Nhà nước, để ngày càng có nhiều người tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh.
Tiến sỹ Lương Bạch Vân - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh như vậy nhân dịp góp ý cho các dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Là nhà trí thức từng có thời gian công tác và sống lâu năm tại Pháp, trở về nước tham gia nhiều vị trí công tác ở nhiều cơ quan, tổ chức, tiến sỹ Lương Bạch Vân là một trong những người giữ nhịp cầu nối giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, giới trí thức Việt Nam ở nước ngoài với trong nước, thông qua Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ vai trò và góc độ ấy, tiến sỹ Lương Bạch Vân đã có góp ý:
Với quan điểm “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam,” Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào gắn bó với quê hương, góp phần xây dựng đất nước. Quán triệt tinh thần của Nghị quyết, nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước đã được ban hành, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng và sự mong đợi của những người con đang sống xa Tổ quốc.
Sự phát triển tích cực của đất nước, sự ổn định về chính trị và các chính sách ngày càng thông thoáng của Đảng, Nhà nước liên quan đến kiều bào đã góp phần làm tăng số lượng kiều bào về nước hàng năm, kết hợp thăm gia đình và tìm cơ hội hợp tác, kinh doanh.
Cùng với các hoạt động về đầu tư, thương mại, đóng góp của kiều bào trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục... trong những năm gần đây đã gia tăng đáng kể. Thế hệ thứ hai, thứ ba sinh ra và lớn lên ở nước ngoài cũng tìm về quê hương lập nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính...
Tuy nhiên, những đóng góp của kiều bào vẫn chưa cân xứng với tiềm lực người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Dự thảo “Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020” về định hướng phát triển, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế tiếp tục đề cập vấn đề phát huy vai trò và nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển đất nước.
Đồng thời dự thảo “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011),” phần “Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại...” cũng đã nhấn mạnh đến việc tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào định cư ở nước ngoài ổn định cuộc sống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chấp hành tốt pháp luật các nước sở tại, hướng về quê hương, góp phần xây dựng đất nước.
Do vậy, để kiều bào đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước, cần chủ động chuẩn bị các dự án và tìm người phù hợp với công việc qua hệ thống cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Xuất phát từ những đề xuất cụ thể trong nước, các cơ quan (hội đoàn) có nhiệm vụ công tác kiều bào sẽ tìm hiểu những người có uy tín và trình độ chuyên môn, có khả năng đáp ứng nhu cầu thông qua sự giới thiệu của các hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài để chủ động mời kiều bào tham gia.
Các dự án cần chuẩn bị đầy đủ các chỉ tiêu kỹ thuật, thời gian thực hiện, chất lượng và kết quả thực hiện, quy định cụ thể trách nhiệm và quyền lợi của các chuyên gia trong và ngoài nước thực hiện dự án. Kinh phí được công khai và tính toán đầy đủ để thực hiện dự án hiệu quả.
Kiều bào mong muốn được đối xử bình đẳng với đồng nghiệp trong nước và phù hợp với chế độ làm việc cụ thể của mỗi người .
Để động viên và tạo điều kiện phát huy tiềm lực người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài, kiều bào mong muốn Đảng, Nhà nước quan tâm đảm bảo thời hiệu của các điều luật được triển khai đúng thời hạn, bảo đảm quyền lợi chính đáng của kiều bào, tạo lòng tin của kiều bào đối với Đảng và Nhà nước, để ngày càng có nhiều người tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh./.
Tiến sỹ Lương Bạch Vân - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh như vậy nhân dịp góp ý cho các dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Là nhà trí thức từng có thời gian công tác và sống lâu năm tại Pháp, trở về nước tham gia nhiều vị trí công tác ở nhiều cơ quan, tổ chức, tiến sỹ Lương Bạch Vân là một trong những người giữ nhịp cầu nối giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, giới trí thức Việt Nam ở nước ngoài với trong nước, thông qua Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ vai trò và góc độ ấy, tiến sỹ Lương Bạch Vân đã có góp ý:
Với quan điểm “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam,” Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào gắn bó với quê hương, góp phần xây dựng đất nước. Quán triệt tinh thần của Nghị quyết, nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước đã được ban hành, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng và sự mong đợi của những người con đang sống xa Tổ quốc.
Sự phát triển tích cực của đất nước, sự ổn định về chính trị và các chính sách ngày càng thông thoáng của Đảng, Nhà nước liên quan đến kiều bào đã góp phần làm tăng số lượng kiều bào về nước hàng năm, kết hợp thăm gia đình và tìm cơ hội hợp tác, kinh doanh.
Cùng với các hoạt động về đầu tư, thương mại, đóng góp của kiều bào trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục... trong những năm gần đây đã gia tăng đáng kể. Thế hệ thứ hai, thứ ba sinh ra và lớn lên ở nước ngoài cũng tìm về quê hương lập nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính...
Tuy nhiên, những đóng góp của kiều bào vẫn chưa cân xứng với tiềm lực người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Dự thảo “Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020” về định hướng phát triển, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế tiếp tục đề cập vấn đề phát huy vai trò và nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển đất nước.
Đồng thời dự thảo “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011),” phần “Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại...” cũng đã nhấn mạnh đến việc tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào định cư ở nước ngoài ổn định cuộc sống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chấp hành tốt pháp luật các nước sở tại, hướng về quê hương, góp phần xây dựng đất nước.
Do vậy, để kiều bào đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước, cần chủ động chuẩn bị các dự án và tìm người phù hợp với công việc qua hệ thống cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Xuất phát từ những đề xuất cụ thể trong nước, các cơ quan (hội đoàn) có nhiệm vụ công tác kiều bào sẽ tìm hiểu những người có uy tín và trình độ chuyên môn, có khả năng đáp ứng nhu cầu thông qua sự giới thiệu của các hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài để chủ động mời kiều bào tham gia.
Các dự án cần chuẩn bị đầy đủ các chỉ tiêu kỹ thuật, thời gian thực hiện, chất lượng và kết quả thực hiện, quy định cụ thể trách nhiệm và quyền lợi của các chuyên gia trong và ngoài nước thực hiện dự án. Kinh phí được công khai và tính toán đầy đủ để thực hiện dự án hiệu quả.
Kiều bào mong muốn được đối xử bình đẳng với đồng nghiệp trong nước và phù hợp với chế độ làm việc cụ thể của mỗi người .
Để động viên và tạo điều kiện phát huy tiềm lực người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài, kiều bào mong muốn Đảng, Nhà nước quan tâm đảm bảo thời hiệu của các điều luật được triển khai đúng thời hạn, bảo đảm quyền lợi chính đáng của kiều bào, tạo lòng tin của kiều bào đối với Đảng và Nhà nước, để ngày càng có nhiều người tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)