Sau vụ đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình ngày 10/4 làm ít nhất 21 người thiệt mạng và hơn 800 người bị thương tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, phe "áo đỏ" tuyên bố không đàm phán với chính phủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva.
Phát biểu ngày 11/4, ông Jatuporn Prompan, một thủ lĩnh Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) cầm đầu những người biểu tình "áo đỏ," khẳng định họ sẽ không thương lượng với chính phủ.
Một thủ lĩnh khác của phe này, ông Veera Musikapong yêu cầu Thủ tướng Abhisit cùng các quan chức trong nội các rời khỏi Thái Lan và ngừng phục vụ chính phủ.
Trong khi đó, người phát ngôn của chính phủ, ông Panithan Wattanayagorn đã lên tiếng bảo vệ các hoạt động của quân đội và tố cáo người biểu tình sử dụng vũ khí hạng nặng chống lại binh lính chính phủ.
Ông cho rằng tình hình khó trở lại bình thường khi người dân không tôn trọng pháp luật và bất kỳ cuộc đàm phán nào tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng cần có sự tham dự của mọi thành phần xã hội đều hứa hẹn một tiến trình khó khăn và phức tạp.
Giới quan sát tại chỗ cảnh báo trong hai tuần tới, bạo lực có thể sẽ gia tăng tại Bangkok do hai bên đều không chủ trương đàm phán.
Nhiều ý kiến quan ngại rằng cuộc khủng hoảng chính trị sẽ bôi xấu hình ảnh của Thái Lan trên trường quốc tế.
Theo ước tính sơ bộ, ngành du lịch nước này đã thiệt hại hơn 35 tỷ bạt (khoảng 1,1 tỷ USD) vì biểu tình và bạo lực trong nước.
Vụ bạo lực nghiêm trọng nhất tại Thái Lan trong gần hai thập kỷ qua đã khiến hàng chục quốc gia, trong đó có Hàn Quốc, Indonesia và Trung Quốc, kêu gọi công dân nước mình không nên du lịch Thái Lan trong thời gian này.
Australia cảnh báo "khả năng bạo lực gia tăng mạnh" tại Thái Lan, trong khi Ngoại trưởng Stephen Smith khuyến cáo khách du lịch Australia tránh đến những nơi diễn ra tụ tập, biểu tình hoặc các đường phố cấm, đề cao cảnh giác để bảo đảm an toàn cá nhân.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Malaysia ra tuyên bố kêu gọi tất cả các bên ở Thái Lan kiềm chế tối đa và tiếp tục nỗ lực nhằm tìm một giải pháp hòa bình cho các vấn đề chính trị hiện nay để tình hình sớm trở lại bình thường.
Về phần mình, phát biểu nhân dịp năm mới của Thái Lan, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bày tỏ hy vọng "Tết Songkran sẽ là cơ hội cho hòa giải."
Trong diễn biến mới nhất, kênh truyền hình Channel 9 đưa tin phe "áo đỏ" chiều 11/4 đã trả tự do cho bốn binh sỹ bị bắt giữ tại địa điểm biểu tình của phe này từ đêm 10/4.
Những người biểu tình đã giao bốn binh sỹ trên cho chỉ huy Sư đoàn 1 Cảnh sát thủ đô./.
Phát biểu ngày 11/4, ông Jatuporn Prompan, một thủ lĩnh Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) cầm đầu những người biểu tình "áo đỏ," khẳng định họ sẽ không thương lượng với chính phủ.
Một thủ lĩnh khác của phe này, ông Veera Musikapong yêu cầu Thủ tướng Abhisit cùng các quan chức trong nội các rời khỏi Thái Lan và ngừng phục vụ chính phủ.
Trong khi đó, người phát ngôn của chính phủ, ông Panithan Wattanayagorn đã lên tiếng bảo vệ các hoạt động của quân đội và tố cáo người biểu tình sử dụng vũ khí hạng nặng chống lại binh lính chính phủ.
Ông cho rằng tình hình khó trở lại bình thường khi người dân không tôn trọng pháp luật và bất kỳ cuộc đàm phán nào tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng cần có sự tham dự của mọi thành phần xã hội đều hứa hẹn một tiến trình khó khăn và phức tạp.
Giới quan sát tại chỗ cảnh báo trong hai tuần tới, bạo lực có thể sẽ gia tăng tại Bangkok do hai bên đều không chủ trương đàm phán.
Nhiều ý kiến quan ngại rằng cuộc khủng hoảng chính trị sẽ bôi xấu hình ảnh của Thái Lan trên trường quốc tế.
Theo ước tính sơ bộ, ngành du lịch nước này đã thiệt hại hơn 35 tỷ bạt (khoảng 1,1 tỷ USD) vì biểu tình và bạo lực trong nước.
Vụ bạo lực nghiêm trọng nhất tại Thái Lan trong gần hai thập kỷ qua đã khiến hàng chục quốc gia, trong đó có Hàn Quốc, Indonesia và Trung Quốc, kêu gọi công dân nước mình không nên du lịch Thái Lan trong thời gian này.
Australia cảnh báo "khả năng bạo lực gia tăng mạnh" tại Thái Lan, trong khi Ngoại trưởng Stephen Smith khuyến cáo khách du lịch Australia tránh đến những nơi diễn ra tụ tập, biểu tình hoặc các đường phố cấm, đề cao cảnh giác để bảo đảm an toàn cá nhân.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Malaysia ra tuyên bố kêu gọi tất cả các bên ở Thái Lan kiềm chế tối đa và tiếp tục nỗ lực nhằm tìm một giải pháp hòa bình cho các vấn đề chính trị hiện nay để tình hình sớm trở lại bình thường.
Về phần mình, phát biểu nhân dịp năm mới của Thái Lan, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bày tỏ hy vọng "Tết Songkran sẽ là cơ hội cho hòa giải."
Trong diễn biến mới nhất, kênh truyền hình Channel 9 đưa tin phe "áo đỏ" chiều 11/4 đã trả tự do cho bốn binh sỹ bị bắt giữ tại địa điểm biểu tình của phe này từ đêm 10/4.
Những người biểu tình đã giao bốn binh sỹ trên cho chỉ huy Sư đoàn 1 Cảnh sát thủ đô./.
(TTXVN/Vietnam+)