Chiều 17/7, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã họp phiên thứ 52. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương chủ trì phiên họp.
Tại phiên họp, Hội đồng đã nghe và cho ý kiến vào báo cáo kết quả công tác của Hội đồng 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013; báo cáo đánh giá công tác tổ chức phong trào thi đua theo cụ, khối giai đoạn từ năm 2006-2013 và báo cáo việc thực hiện Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, khen thưởng.
Theo đánh giá của Hội đồng, ngay từ những tháng đầu năm, các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và địa phương đã tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi với chủ đề “Đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm”, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, trọng tâm là thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2013 và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới,” gắn liền với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;” các phong trào thi đua ngày càng thiết thực và hiệu quả đã góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Các hoạt động kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc được tổ chức hiệu quả, thiết thực, ngay từ đầu năm, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn quốc, có tác dụng tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh cho 139 công nhân lao động tiêu biểu; Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo và tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp tổ chức Lễ hội 50 năm, phong trào “Nghìn việc tốt” và tuyên dương 72 dũng sỹ “Nghìn việc tốt.”
Thông qua việc làm tốt công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kỷ niệm đã nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tư tưởng Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và truyền thống thi đua yêu nước 65 năm qua của dân tộc Việt Nam; về vị trí, vai trò, tác dụng của phong trào thi đua yêu nước; góp phần phát huy truyền thống yêu nước, khơi dậy ý thức tự giác, sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân.
Thảo luận vào các báo cáo, thành viên Hội đồng cho rằng hoạt động của Hội đồng và Thường trực Hội đồng đã bám sát phương hướng, nhiệm vụ đề ra; tập trung triển khai có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Thường trực Hội đồng có tác động rõ nét đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác thi đua, khen thưởng. Chất lượng khen thưởng được nâng lên, đã chú trọng hơn đến khen thưởng người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác; khen thưởng các trường hợp có thành tích đột xuất. Song, các thành viên Hội đồng cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế trong công tác thi đua, khen thưởng như công tác tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua ở một số nơi còn hình thức, chậm được đổi mới; công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến còn hạn chế. Các ý kiến đề nghị xem xét lại việc phân chia cụm khối cho phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực.
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định phong trào thi đua thời gian qua đã thực sự tạo động lực cho các hoạt động và tạo sức mạnh thực hiện nhiệm vụ đề ra. Việc chỉ đạo bình xét danh hiệu thi đua, quản lý các phong trào thi đua và công tác khen thưởng đã có nhiều đổi mới, công tác kiểm tra giám sát các phong trào thi đua được tăng cường. Nhiều phong trào thi đua có nội dung đổi mới, hướng vào khó khăn. Quy trình khen thưởng được cải cách thủ tục nhiều hơn, kịp thời, chính xác hơn, tập trung vào người lao động trực tiếp, tạo động lực thi đua.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch nước cũng chỉ rõ sự gắn kết giữa thi đua và khen thưởng có nơi, có lúc còn chưa hài hòa; các tiêu chí hoạt động của các cụm, khối vẫn mang tính dàn đều, bình quân; nhiều phong trào chưa sát thực tế. Một số nơi chạy theo số lượng khen, bình quân chủ nghĩa, trùng lắp thành tích.
Phó Chủ tịch nước đề nghị Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương trên cơ sở đóng góp của thành viên Hội đồng và các tiêu chí theo quy định để phân chia lại cụm, khối thi đua cho hợp lý, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cụm, khối thi đua nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Đối với nội dung sửa đổi Luật Thi đua, khen thưởng, Phó Chủ tịch nước yêu cầu Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương xem xét, thảo luận kỹ các nội dung sửa đổi, bổ sung, tham mưu xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội và hoàn thiện dự án Luật; trong đó chú trọng đến tiêu chuẩn khen, thời gian khen thưởng, có khen lãnh đạo hay không, tỷ lệ khen lãnh đạo là bao nhiêu, quy định như thế nào.
Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: các phong trào thi đua cuối năm vẫn phải bám sát vào hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Quốc hội đề ra với mục tiêu “kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”./.
Tại phiên họp, Hội đồng đã nghe và cho ý kiến vào báo cáo kết quả công tác của Hội đồng 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013; báo cáo đánh giá công tác tổ chức phong trào thi đua theo cụ, khối giai đoạn từ năm 2006-2013 và báo cáo việc thực hiện Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, khen thưởng.
Theo đánh giá của Hội đồng, ngay từ những tháng đầu năm, các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và địa phương đã tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi với chủ đề “Đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm”, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, trọng tâm là thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2013 và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới,” gắn liền với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;” các phong trào thi đua ngày càng thiết thực và hiệu quả đã góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Các hoạt động kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc được tổ chức hiệu quả, thiết thực, ngay từ đầu năm, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn quốc, có tác dụng tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh cho 139 công nhân lao động tiêu biểu; Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo và tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp tổ chức Lễ hội 50 năm, phong trào “Nghìn việc tốt” và tuyên dương 72 dũng sỹ “Nghìn việc tốt.”
Thông qua việc làm tốt công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kỷ niệm đã nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tư tưởng Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và truyền thống thi đua yêu nước 65 năm qua của dân tộc Việt Nam; về vị trí, vai trò, tác dụng của phong trào thi đua yêu nước; góp phần phát huy truyền thống yêu nước, khơi dậy ý thức tự giác, sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân.
Thảo luận vào các báo cáo, thành viên Hội đồng cho rằng hoạt động của Hội đồng và Thường trực Hội đồng đã bám sát phương hướng, nhiệm vụ đề ra; tập trung triển khai có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Thường trực Hội đồng có tác động rõ nét đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác thi đua, khen thưởng. Chất lượng khen thưởng được nâng lên, đã chú trọng hơn đến khen thưởng người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác; khen thưởng các trường hợp có thành tích đột xuất. Song, các thành viên Hội đồng cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế trong công tác thi đua, khen thưởng như công tác tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua ở một số nơi còn hình thức, chậm được đổi mới; công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến còn hạn chế. Các ý kiến đề nghị xem xét lại việc phân chia cụm khối cho phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực.
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định phong trào thi đua thời gian qua đã thực sự tạo động lực cho các hoạt động và tạo sức mạnh thực hiện nhiệm vụ đề ra. Việc chỉ đạo bình xét danh hiệu thi đua, quản lý các phong trào thi đua và công tác khen thưởng đã có nhiều đổi mới, công tác kiểm tra giám sát các phong trào thi đua được tăng cường. Nhiều phong trào thi đua có nội dung đổi mới, hướng vào khó khăn. Quy trình khen thưởng được cải cách thủ tục nhiều hơn, kịp thời, chính xác hơn, tập trung vào người lao động trực tiếp, tạo động lực thi đua.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch nước cũng chỉ rõ sự gắn kết giữa thi đua và khen thưởng có nơi, có lúc còn chưa hài hòa; các tiêu chí hoạt động của các cụm, khối vẫn mang tính dàn đều, bình quân; nhiều phong trào chưa sát thực tế. Một số nơi chạy theo số lượng khen, bình quân chủ nghĩa, trùng lắp thành tích.
Phó Chủ tịch nước đề nghị Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương trên cơ sở đóng góp của thành viên Hội đồng và các tiêu chí theo quy định để phân chia lại cụm, khối thi đua cho hợp lý, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cụm, khối thi đua nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Đối với nội dung sửa đổi Luật Thi đua, khen thưởng, Phó Chủ tịch nước yêu cầu Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương xem xét, thảo luận kỹ các nội dung sửa đổi, bổ sung, tham mưu xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội và hoàn thiện dự án Luật; trong đó chú trọng đến tiêu chuẩn khen, thời gian khen thưởng, có khen lãnh đạo hay không, tỷ lệ khen lãnh đạo là bao nhiêu, quy định như thế nào.
Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: các phong trào thi đua cuối năm vẫn phải bám sát vào hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Quốc hội đề ra với mục tiêu “kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)