Ngày 10/3, tại Văn phòng Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã tiếp Đoàn lãnh đạo liên tôn giáo Mỹ (Common Cause) do bà Connie Morella, cựu hạ nghị sỹ bang Maryland làm Trưởng đoàn.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên hoan nghênh chuyến thăm làm việc của Đoàn đại biểu tổ chức Common Cause, đặc biệt là ngài Chủ tịch Bod Edgar đã trở lại Việt Nam lần thứ hai trong khuôn khổ các hoạt động nhằm thúc đẩy nâng cao nhận thức về vấn đề chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam.
Phó Chủ tịch Quốc hội bày tỏ hài lòng trước những bước tiến quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, hợp tác nhân đạo..., đặc biệt trong vấn đề chất độc da cam/dioxin, hai nước đã hợp tác qua nhiều kênh khác nhau để cùng giải quyết.
Đánh giá cao việc Quốc hội và chính quyền Mỹ đã dành khoản ngân sách chính thức hỗ trợ Việt Nam trong vòng bốn năm trở lại đây, Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Kiên cho biết mặc dù chiến tranh đã đi qua 35 năm, nhưng Việt Nam vẫn phải chịu hậu quả nặng nề của chất độc da cam/dioxin đối với môi trường và sức khỏe con người.
Hiện Việt Nam có khoảng gần 5 triệu người chịu tác động nặng nề của chất độc này và nhiều diện tích đất đai bị ô nhiễm cần tẩy độc. Việt Nam đã huy động sức mạnh toàn xã hội để chia sẻ, động viên cả vật chất và tinh thần đối với những nạn nhân chiến tranh. Tuy nhiên, nhu cầu cần được hỗ trợ giải quyết hậu quả còn rất lớn, nhất là việc hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin bởi họ là những người thiệt thòi nhất trong nhóm người khuyết tật hiện nay.
Phó Chủ tịch Quốc hội đã đánh giá cao hoạt động của Quỹ Ford trong thời gian qua, của Nhóm Đối thoại Việt-Mỹ về chất độc da cam/dioxin và sự quan tâm của Đoàn đối với vấn đề này, đặc biệt là bản kế hoạch hành động của Nhóm trong vòng 10 năm vận động ủng hộ Việt Nam trong vấn đề chất độc da cam/dioxin, cho rằng da cam/dioxin là vấn đề nhân đạo, do đó cần sự quan tâm và hợp tác của các giới, các thành phần khác nhau trong xã hội Mỹ để cùng hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của vấn đề này đối với môi trường và sức khỏe con người.
Phó Chủ tịch Quốc hội mong muốn Đoàn đại biểu sau khi về nước sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân cũng như chính giới Mỹ hiểu thực chất về hậu quả của chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam hiện nay. Từ đó có những ứng xử công bằng, thực chất hơn nữa, góp phần cùng chia sẻ, giải quyết vấn đề nhân đạo này.
Bà Connie Morella cảm ơn Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã dành thời gian cho cuộc tiếp và cho biết, Đoàn lãnh đạo liên tôn giáo Mỹ thăm làm việc tại Việt Nam lần này gồm nhiều thành phần, tổ chức khác nhau nhưng đều là những người cam kết hành động cho việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Về giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin, bà Connie Morella cho biết, đây là công việc rất quan trọng cần được hợp tác để giải quyết đến cùng.
Tại cuộc tiếp, nhiều đại biểu trong Đoàn lãnh đạo liên tôn giáo Mỹ đã cho biết, chuyến đi của đoàn đến Việt Nam rất có ý nghĩa, đi để nhận thấy rõ nhu cầu của việc giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin, là cơ hội nhìn nhận chuẩn mực để giải quyết vấn đề này mà Quỹ Ford đã đưa ra; đảm bảo giai đoạn chuyển giao giữa Quỹ Ford sang một chủ thể khác sẽ không thay đổi lòng nhiệt tình đối với vấn đề giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam...
Một thành viên Đoàn lãnh đạo liên tôn giáo Mỹ phát biểu, chuyến đi đến Việt Nam đã làm ông vô cùng cảm động. Ông cảm nhận được lòng vị tha từ trong trái tim của mọi người, kể cả những người bị chịu ảnh hưởng lớn nhất của chiến tranh. Ông nhận xét, sự tha thứ là điều vô cùng cao quý mà không phải nơi nào cũng có được./.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên hoan nghênh chuyến thăm làm việc của Đoàn đại biểu tổ chức Common Cause, đặc biệt là ngài Chủ tịch Bod Edgar đã trở lại Việt Nam lần thứ hai trong khuôn khổ các hoạt động nhằm thúc đẩy nâng cao nhận thức về vấn đề chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam.
Phó Chủ tịch Quốc hội bày tỏ hài lòng trước những bước tiến quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, hợp tác nhân đạo..., đặc biệt trong vấn đề chất độc da cam/dioxin, hai nước đã hợp tác qua nhiều kênh khác nhau để cùng giải quyết.
Đánh giá cao việc Quốc hội và chính quyền Mỹ đã dành khoản ngân sách chính thức hỗ trợ Việt Nam trong vòng bốn năm trở lại đây, Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Kiên cho biết mặc dù chiến tranh đã đi qua 35 năm, nhưng Việt Nam vẫn phải chịu hậu quả nặng nề của chất độc da cam/dioxin đối với môi trường và sức khỏe con người.
Hiện Việt Nam có khoảng gần 5 triệu người chịu tác động nặng nề của chất độc này và nhiều diện tích đất đai bị ô nhiễm cần tẩy độc. Việt Nam đã huy động sức mạnh toàn xã hội để chia sẻ, động viên cả vật chất và tinh thần đối với những nạn nhân chiến tranh. Tuy nhiên, nhu cầu cần được hỗ trợ giải quyết hậu quả còn rất lớn, nhất là việc hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin bởi họ là những người thiệt thòi nhất trong nhóm người khuyết tật hiện nay.
Phó Chủ tịch Quốc hội đã đánh giá cao hoạt động của Quỹ Ford trong thời gian qua, của Nhóm Đối thoại Việt-Mỹ về chất độc da cam/dioxin và sự quan tâm của Đoàn đối với vấn đề này, đặc biệt là bản kế hoạch hành động của Nhóm trong vòng 10 năm vận động ủng hộ Việt Nam trong vấn đề chất độc da cam/dioxin, cho rằng da cam/dioxin là vấn đề nhân đạo, do đó cần sự quan tâm và hợp tác của các giới, các thành phần khác nhau trong xã hội Mỹ để cùng hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của vấn đề này đối với môi trường và sức khỏe con người.
Phó Chủ tịch Quốc hội mong muốn Đoàn đại biểu sau khi về nước sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân cũng như chính giới Mỹ hiểu thực chất về hậu quả của chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam hiện nay. Từ đó có những ứng xử công bằng, thực chất hơn nữa, góp phần cùng chia sẻ, giải quyết vấn đề nhân đạo này.
Bà Connie Morella cảm ơn Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã dành thời gian cho cuộc tiếp và cho biết, Đoàn lãnh đạo liên tôn giáo Mỹ thăm làm việc tại Việt Nam lần này gồm nhiều thành phần, tổ chức khác nhau nhưng đều là những người cam kết hành động cho việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Về giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin, bà Connie Morella cho biết, đây là công việc rất quan trọng cần được hợp tác để giải quyết đến cùng.
Tại cuộc tiếp, nhiều đại biểu trong Đoàn lãnh đạo liên tôn giáo Mỹ đã cho biết, chuyến đi của đoàn đến Việt Nam rất có ý nghĩa, đi để nhận thấy rõ nhu cầu của việc giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin, là cơ hội nhìn nhận chuẩn mực để giải quyết vấn đề này mà Quỹ Ford đã đưa ra; đảm bảo giai đoạn chuyển giao giữa Quỹ Ford sang một chủ thể khác sẽ không thay đổi lòng nhiệt tình đối với vấn đề giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam...
Một thành viên Đoàn lãnh đạo liên tôn giáo Mỹ phát biểu, chuyến đi đến Việt Nam đã làm ông vô cùng cảm động. Ông cảm nhận được lòng vị tha từ trong trái tim của mọi người, kể cả những người bị chịu ảnh hưởng lớn nhất của chiến tranh. Ông nhận xét, sự tha thứ là điều vô cùng cao quý mà không phải nơi nào cũng có được./.
Hoàng Thị Hoa (TTXVN/Vietnam+)