Giữa đêm giật thót vì tiếng điện thoại, len lén "trốn" vợ chạy ra đường vì nghe anh em báo có vụ cháy lớn lắm, nhưng, đến hiện trường, "bà hỏa" chẳng thấy đâu, chỉ thấy một bãi rác bé tẹo vẫn còn nghi ngút khói!
“Những lúc như thế, muốn khóc cũng chẳng thành tiếng, đành tự an ủi cái nghề cái nghiệp như thế rồi,” phóng viên Đạt Lê, báo Lao động điện tử thành thật.
Anh Đạt kể, đã từng có một vài năm làm báo giấy, nhưng kể từ khi chuyển sang làm trang tin điện tử, anh thực sự bị ngợp trước cường độ… chạy ngoài đường của mình.
Chẳng đâu xa, nhớ vụ tai nạn tàu hỏa ở Thường Tín, Hà Tây, chỉ riêng việc đua tốc độ từ trụ sở tòa soạn đến hiện trường cũng làm Đạt bạt vía. Đạt cười khà bảo lúc bình thường thì lành như đất, mà khi có việc, người nào người nấy cứ như quái xế cả loạt. Đến nơi, thấy anh em các báo khác cũng nhễ nhại mồ hôi, quần áo nhem nhuốc vì bụi. Hỏi han xong đâu đấy, phóng viên mỗi người một góc, tay cầm điện thoại, miệng đọc diễn biến về tòa soạn.
Guồng làm việc ấy, phải mất một thời gian, Đạt mới quen được. Ngày trước làm báo giấy, có sự vụ gì, anh chưa bao giờ phải chạy "bán sống bán chết" đến thế. Vả lại, một ngày báo giấy chỉ có một số, thế nên có muốn, tin cũng chẳng lên nhanh được.
“Chẳng có chuyện đủng đỉnh một tí cũng được như ngày trước nữa, không nhanh là các báo khác lên hết ngay,” Đạt giãi bày.
Với phóng viên báo điện tử, chuyện đua tốc độ, vừa viết bài vừa “buôn” điện thoại về tòa soạn gần như là "đương nhiên phải thế". Ở nhiều vụ việc, phóng viên còn phải chịu cảnh ăn chực nằm chờ để săn tin.
Vũ Điệp, phóng viên báo VietNamNet, vẫn nhớ cảnh "lay lắt" ở sân bay Nội Bài đợi lao động Libya về nước.
Khi ấy, sân bay vừa là "tòa soạn" với đầy đủ đồ nghề lỉnh kỉnh, vừa kiêm luôn chỗ đặt lưng của "cánh" phóng viên. Đã vậy, thời gian máy bay hạ cánh liên tục bị thay đổi do phụ thuộc vào điều kiện chiến sự nước ngoài. Đợi chờ từ 5 giờ chiều khi có thông tin máy bay hạ cánh nhưng rồi chuyến bay đã chậm đến 10 tiếng.
Mỗi người một góc cho qua đêm lạnh, 4 giờ sáng, máy bay hạ cánh, mấy chục con người, mắt nhắm mắt mở nhưng cũng kịp sẵn sàng đồ nghề về cửa sân bay kịp đón những lao động đầu tiên đáp xuống.
Lúc đó, dù vừa qua một đêm chờ đợi vừa đói vừa rét buốt, phóng viên vẫn thấy vui, hình như không chỉ vì sắp hoàn thành công việc mà còn là niềm vui được thấy hàng trăm người Việt Nam đã an toàn trở về từ vùng đất dữ," Vũ Điệp nhớ lại.
Cũng là một trong những phóng viên phục ở sân bay Nội Bài những ngày đấy, nhưng Nam Phong, phóng viên báo điện tử VTC News bảo thế vẫn chẳng là gì so với những ngày dầm mình trong nước, làm bạn với muỗi để tác nghiệp.
Đó là những ngày cuối tháng 10 năm ngoái, lũ chồng lũ đổ về mảnh đất miền Trung vốn đã khốn khó. Nam Phong vượt mấy trăm cây số về với đồng bào vùng lũ.
Một tuần ngâm nước lội bùn nhưng Nam Phong có cảm tưởng dài như cả tháng. Cường độ làm việc quá lớn, cộng thêm việc phải liên tục di chuyển từ huyện này sang huyện khác khiến cậu phóng viên trẻ hầu như chẳng có thời gian nghỉ ngơi. Nam Phong nhớ lại, có những hôm bì bõm trong nước cả ngày, về đến chỗ nghỉ viết một mạch 3,4 bài. Lúc xong việc, trời đã hửng sáng từ bao giờ chẳng hay.
"Nhiều hôm viết bài đến đêm muộn nhưng ở tòa sọan, mọi người vẫn cố chờ để đăng lên ngay. Mình rèn được tác phong làm việc của báo mạng điện tử từ những việc như thế," Nam Phong chia sẻ.
Có thể chẳng bao giờ kể hết những câu chuyện như vậy của những người làm báo nói chung và phóng viên báo điện tử nói riêng. Để có những thông tin nóng hổi, những bài viết thấm đẫm hơi thở cuộc sống, họ đã phải tác nghiệp đúng phong cách “điện tử.” Mệt mỏi, căng thẳng, áp lực nhưng khi bài đã lên trang, độc giả, phản hồi tích cực, hẳn các nhà báo lại thêm động lực để tiếp tục "chiến đấu" trên mặt trận mình đã lựa chọn./.
“Những lúc như thế, muốn khóc cũng chẳng thành tiếng, đành tự an ủi cái nghề cái nghiệp như thế rồi,” phóng viên Đạt Lê, báo Lao động điện tử thành thật.
Anh Đạt kể, đã từng có một vài năm làm báo giấy, nhưng kể từ khi chuyển sang làm trang tin điện tử, anh thực sự bị ngợp trước cường độ… chạy ngoài đường của mình.
Chẳng đâu xa, nhớ vụ tai nạn tàu hỏa ở Thường Tín, Hà Tây, chỉ riêng việc đua tốc độ từ trụ sở tòa soạn đến hiện trường cũng làm Đạt bạt vía. Đạt cười khà bảo lúc bình thường thì lành như đất, mà khi có việc, người nào người nấy cứ như quái xế cả loạt. Đến nơi, thấy anh em các báo khác cũng nhễ nhại mồ hôi, quần áo nhem nhuốc vì bụi. Hỏi han xong đâu đấy, phóng viên mỗi người một góc, tay cầm điện thoại, miệng đọc diễn biến về tòa soạn.
Guồng làm việc ấy, phải mất một thời gian, Đạt mới quen được. Ngày trước làm báo giấy, có sự vụ gì, anh chưa bao giờ phải chạy "bán sống bán chết" đến thế. Vả lại, một ngày báo giấy chỉ có một số, thế nên có muốn, tin cũng chẳng lên nhanh được.
“Chẳng có chuyện đủng đỉnh một tí cũng được như ngày trước nữa, không nhanh là các báo khác lên hết ngay,” Đạt giãi bày.
Với phóng viên báo điện tử, chuyện đua tốc độ, vừa viết bài vừa “buôn” điện thoại về tòa soạn gần như là "đương nhiên phải thế". Ở nhiều vụ việc, phóng viên còn phải chịu cảnh ăn chực nằm chờ để săn tin.
Vũ Điệp, phóng viên báo VietNamNet, vẫn nhớ cảnh "lay lắt" ở sân bay Nội Bài đợi lao động Libya về nước.
Khi ấy, sân bay vừa là "tòa soạn" với đầy đủ đồ nghề lỉnh kỉnh, vừa kiêm luôn chỗ đặt lưng của "cánh" phóng viên. Đã vậy, thời gian máy bay hạ cánh liên tục bị thay đổi do phụ thuộc vào điều kiện chiến sự nước ngoài. Đợi chờ từ 5 giờ chiều khi có thông tin máy bay hạ cánh nhưng rồi chuyến bay đã chậm đến 10 tiếng.
Mỗi người một góc cho qua đêm lạnh, 4 giờ sáng, máy bay hạ cánh, mấy chục con người, mắt nhắm mắt mở nhưng cũng kịp sẵn sàng đồ nghề về cửa sân bay kịp đón những lao động đầu tiên đáp xuống.
Lúc đó, dù vừa qua một đêm chờ đợi vừa đói vừa rét buốt, phóng viên vẫn thấy vui, hình như không chỉ vì sắp hoàn thành công việc mà còn là niềm vui được thấy hàng trăm người Việt Nam đã an toàn trở về từ vùng đất dữ," Vũ Điệp nhớ lại.
Cũng là một trong những phóng viên phục ở sân bay Nội Bài những ngày đấy, nhưng Nam Phong, phóng viên báo điện tử VTC News bảo thế vẫn chẳng là gì so với những ngày dầm mình trong nước, làm bạn với muỗi để tác nghiệp.
Đó là những ngày cuối tháng 10 năm ngoái, lũ chồng lũ đổ về mảnh đất miền Trung vốn đã khốn khó. Nam Phong vượt mấy trăm cây số về với đồng bào vùng lũ.
Một tuần ngâm nước lội bùn nhưng Nam Phong có cảm tưởng dài như cả tháng. Cường độ làm việc quá lớn, cộng thêm việc phải liên tục di chuyển từ huyện này sang huyện khác khiến cậu phóng viên trẻ hầu như chẳng có thời gian nghỉ ngơi. Nam Phong nhớ lại, có những hôm bì bõm trong nước cả ngày, về đến chỗ nghỉ viết một mạch 3,4 bài. Lúc xong việc, trời đã hửng sáng từ bao giờ chẳng hay.
"Nhiều hôm viết bài đến đêm muộn nhưng ở tòa sọan, mọi người vẫn cố chờ để đăng lên ngay. Mình rèn được tác phong làm việc của báo mạng điện tử từ những việc như thế," Nam Phong chia sẻ.
Có thể chẳng bao giờ kể hết những câu chuyện như vậy của những người làm báo nói chung và phóng viên báo điện tử nói riêng. Để có những thông tin nóng hổi, những bài viết thấm đẫm hơi thở cuộc sống, họ đã phải tác nghiệp đúng phong cách “điện tử.” Mệt mỏi, căng thẳng, áp lực nhưng khi bài đã lên trang, độc giả, phản hồi tích cực, hẳn các nhà báo lại thêm động lực để tiếp tục "chiến đấu" trên mặt trận mình đã lựa chọn./.
Lê Xuân (Vietnam+)