Triển lãm 'Dấu ấn kiến trúc Pháp ở Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh' (diễn ra đến hết ngày 24/11 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ) giới thiệu tới công chúng khoảng 300 tài liệu, hình ảnh, bản đồ… về lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn-Gia Định-Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều tài liệu quý hiếm được trưng bày tại đây như bản đồ Sài Gòn năm 1860. (Ảnh: BTC)
Chương trình được tổ chức nhân kỷ niệm 320 năm hình thành và phát triển Sài Gòn-Gia Định-Thành phố Hồ Chí Minh từ khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, thiết lập chủ quyền Đại Việt (1698-2018). Một trong những tài liệu được giới thiệu tại đây là Mộc bản triều Nguyễn với nội dung, năm 1802, sau khi lên ngôi Hoàng đế, vua Gia Long đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định. (Ảnh: BTC)
Một phần của triển lãm trưng bày hình ảnh một số công trình kiến trúc tiêu biểu do chính quyền thuộc địa Pháp xây dựng tại Sài Gòn trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19-nửa đầu thế kỷ 20. (Ảnh: BTC)
Hình ảnh Dinh Toàn quyền Đông Dương thời Pháp thuộc, nay là Hội trường Thống Nhất. (Ảnh: BTC)
Nhà thờ Đức Bà thời Pháp thuộc. Hiện nay, những công trình này đã trở thành một phần di sản kiến trúc độc đáo của Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: BTC)
Bệnh viện Chợ Lớn, nay là Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: BTC)
Hình ảnh Bưu điện thành phố xưa. (Ảnh: BTC)
Hình ảnh lễ khánh thành tuyến xe điện Sài Gòn năm 1866. (Ảnh: BTC)
(Vietnam+)